Khái niệm ngôn ngữ mô hình hóa nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Bài toán quản lý quy trình (BPM) và ứng dụng trong thực tế (Trang 36)

Chương 3 Cài đặt quy trình trên BPM Lormbard

3.1.3.1 Khái niệm ngôn ngữ mô hình hóa nghiệp vụ

Ngôn ngữ mô hình hoá là ngôn ngữ được sử dụng để thể hiện thông tin hoặc một hệ thống trong một cấu trúc được xác định bởi một tập các quy tắc, các quy tắc này được sử dụng để giải thích ý nghĩa của các thành phần trong cấu trúc, hay ngôn ngữ mô hình hóa là cách sử dụng các ký hiệu bao gồm các ký hiệu hay biểu tượng và một tập các quy tắc chỉ cách sử dụng chúng để mô tả những công việc người sử dụng cần làm. Các quy tắc bao gồm:

35

- Syntactic (Cú pháp): cho biết hình dạng các biểu tượng và cách kết hợp chúng trong ngôn ngữ.

- Semantic (Ngữ nghĩa): cho biết ý nghĩa của mỗi biểu tượng, chúng được hiểu thế nào khi nằm trong hoặc không nằm trong ngữ cảnh của các biểu tượng khác.

- Pragmatic : định nghĩa ý nghĩa của biểu tượng để sao cho mục đích của mô hình được thể hiện và mọi người có thể hiểu được.

Với các ký hiệu thì với mỗi một ngôn ngữ mô hình hóa khác nhau sẽ có các biểu tượng khác nhau.

Để thực hiện mô hình hoá quy trình nghiệp vụ cho một doanh nghiệp cụ thể thì lựa chọn ngôn ngữ mô hình hoá là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc lựa chọn ngôn ngữ mô hình hoá nào hoàn toàn phụ thuộc vào bài toán cụ thể hay những khả năng của ngôn ngữ đó. Có thể kể đến các ngôn ngữ như Petri Net, EPCs, UML, EEML hay gần đây là ngôn ngữ YAWL hay BPMN. Mỗi ngôn ngữ mô hình hoá bao gồm các thành phần cơ bản giúp người dùng định nghĩa các quy trình nghiệp vụ, các thành phần cơ bản thường là:

Start: Nút xác định điểm bắt đầu của một quy trình. Nút start có thể có một hoặc nhiều cạnh ra.

End: Nút xác định điểm kết thúc của một quy trình hoặc quy trình. Mỗi nút end chỉ có duy nhất một cạnh vào.

Tasks: Biểu diễn các tác vụ khác nhau của quy trình. Mỗi nút task thường xác định một hành động hoặc một bước trong quy trình. Các nút task có thể do người dùng hoặc các tác nhân trong phần mềm điều khiển.

Decision: Thể hiện các lựa chọn có trong quy trình.

Merge: Nút tổng hợp những đường khác nhau là kết quả của các nút lựa chọn.

Split: Có tác dụng chia quy trình thành các nhánh song song. Các quy trình con được tách ra sẽ hoạt động đồng thời.

Join: Nối các quy trình con hoạt động song song, thông thường nút Join sẽ thực hiện đồng bộ các quy trình con được tách ra từ nút Split.

Event: Xác định sự xuất hiện của các sự kiện trong quy trình. Trong mô hình, các event thường dùng để kích hoạt các tác vụ, ngoài ra, trong mỗi tác vụ cũng có thể tạo ra các event để kích hoạt các tác vụ khác.

Việc nghiên cứu, sử dụng ngôn ngữ mô hình hoá rất quan trọng, đó là việc nghiên cứu quá trình nhận thức, cụ thể là quá trình con người xử lý thông tin, tạo ra tri thức và giải quyết vấn đề. Do ngôn ngữ mô hình hoá sử dụng rất nhiều đến các ký tự

36

đồ họa - nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng nhận thức thông qua hình ảnh của con người. Đồng thời, các khái niệm được các biểu tượng đó diễn tả cũng có tác động không nhỏ đến cả khả năng nhớ ngắn hạn và dài hạn của con người. Mặt khác, khả năng mô hình hoá quy trình nghiệp vụ của mỗi ngôn ngữ còn phụ thuộc vào tập các ký tự và các khái niệm mà nó có thể biểu diễn. Đây chính là những điểm quan trọng cần xem xét khi đánh giá một ngôn ngữ mô hình hoá quy trình nghiệp vụ.

Để biết được sẽ lựa chọn ngôn ngữ mô hình nào để sử dụng cho mô tả nghiệp vụ thuộc một lĩnh vực nhất định ta phải dựa vào các đặc tính của từng ngôn ngữ để lựa đánh giá và lựa chọn. Có nhiều khung đánh giá các ngôn ngữ mô hình hoá quy trình nghiệp vụ từ đó chấm điểm các ngôn ngữ mô hình hóa. Theo Moody và Hillersberg có 5 nguyên tắc về hiệu quả hiểu mô hình của các ký hiệu trực quan là: Tính rõ ràng của các ký hiệu, tính phân biệt của các ký hiệu, khả năng hiểu ký hiệu, biểu diễn trực quan và tính phức tạp đồ họa.

Tính rõ ràng của các ký hiệu: Nguyên tắc này chỉ ra tầm quan trọng về sự phù hợp giữa các biểu tượng đồ họa được sử dụng trong mô hình và các khái niệm ngữ nghĩa mà chúng biểu diễn đảm bào không có sự trùng lặp hay dư thừa nghĩa là không có việc một biểu tương đại diện cho nhiều khái niệm hay không có biểu tượng đồ hạo mà họa không biểu diễn cho khái niệm nào cả. Do vậy, các ràng buộc của các ký tự đồ họa sẽ là mục tiêu số một của các ngôn ngữ mô hình hoá trực quan, bởi lẽ ký tự đồ họa sẽ làm nổi bật những mặt riêng có của thông tin trong mối quan hệ với các khía cạnh khác.

Tính phân biệt của các ký hiệu: Giúp người dùng nhận biết các ký hiệu và phân biệt sự khác nhau giữa các ký hiệu của ngôn ngữ. Nếu một ký tư có sự khác biệt lớn thì có thể dễ dàng nhận biết ký tự đó so với các ký tự khác và dễ dàng nhận ra trong mô hình. Nếu các ký hiệu có tính phân biệt thấp thì rất dễ đẫn đến việc hiểu nhầm ký hiệuDo đó, các ký hiệu trong các ngôn ngữ mô hình hoá cần có độ phân biệt cao, tránh sự nhầm lẫn hay nhập nhằng.

Khả năng hiểu ký hiệu: Đặc tính này giúp người dùng hiểu ý nghĩa và đại diện của các ký hiệu cùng các khái niệm liên quan và có thể gắn kết ký hiệu với khái niệm liên quan trong thực tế. Các ngôn ngữ mô hình hoá có thể sử dụng các ký hiệu khác nhau để biểu diễn các khái niệm trong thế giới thực

Biểu diễn trực quan: Các ký hiệu được sử dụng trong các ngôn ngữ mô hình hoá thường sử dụng rất nhiều các đặc tính trực quan (như hình dạng, kích thước, màu sắc, độ sáng, kết cấu ...). Do vậy, để đánh giá một ngôn ngữ mô hình hoá thì việc đánh giá các ký hiệu biểu diễn cũng rất quan trọng.

37

Tính phức tạp đồ họa: Độ "phức tạp" của một mô hình phụ thuộc vào việc sử dụng các ký tự và sự khác biệt giữa các ký tự đó. Tuy nhiên, đôi khi sự phức tạp của các ký tự đồ họa lại làm giảm khả năng hiểu sơ đồ của người dùng. Hay nói cách khác, cần có sự cân bằng nhất định giữa độ phức tạp đồ họa và khả năng hiểu ký hiệu.

Độ phù hợp với lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Xem xét ngôn ngữ có phù hợp với việc mô hình hoá các quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng hay không? Cụ thể: Ngôn ngữ có được bổ sung các ký hiệu đặc thù để xây dựng các mô hình trong lĩnh vực này hay không? Mức độ hỗ trợ của ngôn ngữ?

Một số ngôn ngữ mô hình hóa điển hình:

Một phần của tài liệu Bài toán quản lý quy trình (BPM) và ứng dụng trong thực tế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)