0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

XUẤT GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG 1 Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VỀ SẢN LƯỢNG BIOGAS VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG BIOGAS TẠI KHU VỰC ĐAN PHƯỢNG VÀ HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI (Trang 46 -46 )

3.1. Giải pháp quản lý

Để các hộ gia đình nhận thức được những lợi ích của việc sử dụng năng lượng Biogas, đòi hỏi ban lãnh đạo huyện, xã phải có cách thức tổ chức, lãnh đạo các Chương trình, dự án về khí sinh học do Cục, Bộ đưa xuống triển khai ở địa phương.

Các cấp lãnh đạo cần phải xây dựng một chính sách chất lượng đúng đắn để làm cơ sở định hướng hành vi, nhận thức cho từng cán bộ, nhân viên và các hộ gia đình tham gia vào hoạt động nhân rộng lượng khí sinh học được sử dụng.

Giải pháp 1 : Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích mà khí sinh học mang lại.

+ Thực trạng:

- Người dân Đan – Hoài đã và đang nhận thức được những hiệu quả mà năng lượng Biogas mang lại.

- Đa phần số hộ gia đình có chăn nuôi gia súc đều đang sử dụng hầm khí Biogas và nhận thức được hiệu quả tiết kiệm năng lượng mà khí sinh học mang lại, và tuyên truyền, khuyến khích các hộ gia đình khác cũng sử dụng khí Biogas.

+ Giải pháp:

- Sử dụng Biogas giúp tiết kiệm năng lượng và giảm ô niễm môi trường. - Tiết kiệm năng lượng than, củi, điện… giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận. - Tiết kiệm năng lượng giúp tăng cường mối quan hệ than thiện với môi

trường, sử dụng nguồn rác thải nông lâm nghiệp có hiệu quả.

- Tiết kiệm năng lượng giúp tăng cường chất lượng cuộc sống và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

- Tuyên truyền về sử dụng khí sinh học giúp tiết kiệm nămh lượng để toàn bộ các hộ gia đình chăn nuôi cùng thực hiện.

Giải pháp 2: Xây dựng chế độ khen thưởng, xử phạt đúng đắn, nghiêm minh để đảm bảo hiệu quả thi hành của các dự án về năng lượng Biogas.

+ Thực trạng:

- Hai huyện Đan Phượng – Hoài Đức có nhiều dự án hỗ trợ về khí sinh học, triển khai tốt về các thôn, xã, với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình.

- Song, vẫn tồn tại tình trạng: một vài hộ gia đình không nhận được kinh phí hỗ trợ, hầm xây xong không sử dụng được…

- Khi hầm xây xong, cho ít gas hoặc xảy ra sự cố, đội ngũ kĩ sư, cán bộ kĩ thuật xã, huyện không giúp người dân giải quyết hậu quả.

- Xây dựng chế độ sử phạt đúng đắn và chế độ bồi thường hợp lý cho các hộ gia đình, đối với các trường hợp hầm không sử dụng được do sai sót kĩ thuật của đội ngũ kĩ sư, giám sát xây dựng hầm Biogas (hầm xây theo các dự án).

Giải pháp 3: Đưa ra các chính sách về xây dựng và sử dụng hầm Biogas.

+ Thực trạng: Hiện nay, ở Đan – Hoài đã có một số chính sách về: - Hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm Biogas.

- Bảo dưỡng hầm Biogas miễn phí 1 năm kể từ khi xây dựng hầm. + Giải pháp:

- Xây dựng chính sách bắt buộc các hộ chăn nuôi với số lượng lớn phải sử dụng hầm Biogas (có quy định giới hạn tối thiểu về số lượng đàn gia súc, gia cầm).

- Xây dựng chế độ bảo dưỡng, thông hút bể theo định kì.

- Định hướng chăn nuôi theo mô hình sinh thái VAC và sử dụng hầm biogas. - Lập kế hoạch sử dụng năng lượng Biogas cho ngắn hạn và trung hạn làm cơ

sở cho việc xem xét đầu tư hệ thống thiết bị sản xuất và sử dụng khí sinh học, đảm bảo duy trì ổn định các hoạt động trong gia đình, trang trại.

Giải pháp 4: Quy hoạch lại khu vực chăn nuôi theo hướng quy mô tập trung và ứng dụng công nghệ hầm Biogas.

+ Thực trạng:

- Khu vực Đan - Hoài có 1 số trang trại gà, trang trại lợn quy mô nhà nước, nhưng không sử dụng hầm Biogas.

- Đa phần các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ, lẻ, không tập trung, nên thường ứng dụng hầm Biogas quy mô hộ gia đình.

- Đưa khu chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và nhất thiết phải thực hiện quy định chăn nuôi an toàn gắn với bảo vệ môi trường.

- Gắn tổ chức chăn nuôi tập trung với công nghệ hầm Biogas và tạo lập thị trường khí sinh học, phân bón vi sinh có giá trị cao sau xử lý.

- Ứng dụng hầm Biogas để vừa xử lý triệt để chất thải, vừa tạo ra nguồn năng lượng khí gas làm chất đốt, chạy máy phát điện, vừa có phân bón phục vụ sản xuất rau quả an toàn.

3.2. Giải pháp kĩ thuật

Để sử dụng năng lượng Biogas hiệu quả, không chỉ cần tới phương pháp quản lý tốt, mà còn cần nâng cao công nghệ về hầm Biogas và các giải pháp kĩ thuật hiệu quả.

Giải pháp 1: Tích cực nghiên cứu công nghệ mới giúp nâng cao hiệu suất hầm khí Biogas, giúp giảm giá thành xây dựng hầm.

+ Thực trạng:

- Các hộ gia đình thường xây theo mẫu hầm Biogas mới nhất vào thời điểm xây dựng hầm. Cụ thể ở Đan – Hoài, mẫu hầm KT1 được ứng dụng phổ biến nhất.

- Một số hộ gia đình đã phá bỏ hầm cũ, xây hầm Biogas theo mẫu mới, giúp tăng hiệu suất hầm khí.

+ Giải pháp:

+ Thực trạng:

Vào thời điểm xây hầm, các hộ gia đình sử dụng hầm Biogas với công nghệ mới nhất, giúp xử lí chất thải chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.

+ Giải pháp: Ngoài hầm Biogas, có thể kết hợp 3 quy trình kỹ thuật xử lý chất thải: - Bể lắng - Hầm Biogas - Ao sinh học.

- Hầm biogas - Ao sinh học.

- Hầm biogas - Thùng sục khí - Ao sinh học

Giải pháp 3: Phối hợp sử dụng các năng lượng mới khác với năng lượng Biogas, giúp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

+ Thực trạng:

Đa số các hộ gia đình mới chỉ sử dụng hầm Biogas, chưa biết kết hợp với các dạng năng lượng mới khác để năng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

+ Giải pháp:

- Kết hợp năng lượng gió và năng lượng Biogas để chạy tua bin phát điện. - Kết hợp năng lượng mặt trời và năng lượng Biogas để chạy tua bin phát

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VỀ SẢN LƯỢNG BIOGAS VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG BIOGAS TẠI KHU VỰC ĐAN PHƯỢNG VÀ HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI (Trang 46 -46 )

×