Một số kiến nghị nhằm phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 33)

ca các doanh nghip Vit Nam

Để xây dựng, phát triển và tránh tranh chấp về thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước trong thời gian tới, tôi đề xuất một số giải pháp:

1. Đối với Nhà nước:

- Cần có chiến lược cũng như biện pháp cụ thể để tuyên truyền, giác ngộ cho các doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích풯của việc đăng ký thương hiệu.

- Phổ biến các vấn đề chung về sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp như cách thức thủ tục để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, vấn đề quản trị sở hữu công nghiệp và đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể có những chỉ dẫn riêng cho từng đối tượng.

- Phát động chương trình xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức triển lãm thương hiệu trên Internet, phối hợp với các ngành và địa phương để xây dựng danh mục sản phẩm cần có chỉ dẫn xuất xứ và địa lý.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu. - Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, quản lý và bảo vệ thương hiệu ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, trước hết là đối với những thương hiệu đã có vị trí trên thị trường.

- Nới lỏng biện pháp tài chính cho doanh nghiệp bằng cách không nên khống chế giới hạn về chi phí cho quảng cáo sản phẩm ở mức 5% so với tổng chi phí như hiện nay.

-Bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp về sở hữu công nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng, cần xử phạt nghiêm minh đối với trường hợp ăn cắp, sử dụng trái phép thương hiệu, tiến tới thành lập những lực lượng “cảnh sát thương hiệu”, “công an thương hiệu” chuyên xử lý về hành vi vi phạm quyền sở hữu về thương hiệu hàng hóa.

2. Đối với doanh nghiệp:

- Cần có nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu, xem thương hiệu là tài sản quí của doanh nghiệp cần phải bảo vệ, quảng bá và phát triển nó, coi việc phát triển thương hiệu là việc sống còn của doanh nghiệp, là hoạt động

mang tính chiến lược trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Không ngừng đầu tư nâng cấp đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá rẻ phù hợp với thị hiếu từng phân khúc thị trường nhằm tạo ra hình ảnh đẹp về thương hiệu sản phẩm và khi đã tạo được thương hiệu thì tiến hành ngay công tác đăng ký thương hiệu ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài và cả ở thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp sắp hướng tới để tránh trường hợp thương hiệu bị đánh cắp. - Đào tạo đội ngũ chuyên gia về xây dựng thương hiệu, giỏi về kinh doanh, hiểu biết về sản phẩm và có kiến thức về sở hữu công nghiệp, có óc thẩm mỹ trong thiết kế nhãn hiệu cho sản phẩm, không ngừng nâng cao kiến thức cho đội ngũ bán hàng, mậu dịch viên.

- Tích cực tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước nhằm quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, không ngừng mở rộng mạng lưới bán hàng, không ngừng bảo vệ và nâng cao uy tín thương hiệu. - Cần xây dựng chiến lược thương hiệu nằm trong chiến lược kinh doanh tổng thể xuất phát từ nghiên cứu thị trường.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện, xử lý các vi phạm về sở hữu công nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng ở thị trường trong nước và nước ngoài.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, một thương hiệu tốt không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh trong một thị trường rộng lớn hơn, mà còn giúp doanh nghiệp bảo vệ thị trường truyền thống của mình chống lại sự xâm lấn của các thương hiệu khác. Do đó, quản trị thương hiệu tốt đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Thực hiện tốt công tác quản trị thương hiệu sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cả về vật chất lẫn tiếng tăm, uy tín với khách hàng.

Nghiên cứu và tìm hiểu công tác quản trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy rằng: đã có những thành tựu đáng khen đối với rất nhiều doanh nghiệp có ý thức quản trị tốt thương hiệu của mình, đạt được những thành công đáng khích lệ với những thương hiệu tên tuổi có uy tín trên thị trường trong nước, khu vực cũng như quốc tế. Nhưng bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có được ý thức cao trong công tác này, chưa thấy được tác dụng to lớn của nó trong sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp, nên còn nhiều yếu kém trong việc tiến hành xây dựng và quản trị thương hiệu. Ngoài ra cũng có rất nhiều yếu tố khách quan tác động cũng là trở ngại lớn cho việc quản trị thương hiệu của doanh nghiệp. Để khăc phục những hạn chế này trên đây em có một số đề nghị mang tính chủ quan đối với công tác quản trị thương hiệu

Những nhận định và đánh giá được trình bày ở trên chỉ là những ý kiến chủ quan của cá nhân em Do sự hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để nội dung nghiên cứu này được phong phú, đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: T.S Trần Việt Lâm đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Cục pháp triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thương hiệu và sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, Nxb phụ nữ, 2006

2.Dương Hữu Hạnh, Quản trị tài sản thương hiệu - cuộc chiến giành vị trí trong tâm trí khách hàng, Nxb thống kê, 2005

3.Vũ Trí Lộc – Lê Thị Thu Hà, Xây dựng và pháp triển thương hiệu, Nxb lao động – xã hội, 2007

4.Lê Xuân Tùng, Xây dựng và pháp triển thương hiệu, Nxb lao động – xã hội, 2005 Và các trang web http:www. Lantabrand.com http:www.vietnambranding.com http:www.saga.vn icpvn.com

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w