Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 27)

Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc đang ở trong trình trạng thừa lao động thủ công, không có chuyên môn kỹ thuật nhưng lại thiếu lao động có trình độ kỹ thuật trong các ngành nghề và trong các khu vực kinh tế, tình trạng thất nghiệp vẫn còn nan giải. Thực trạng trên đặt ra cho công tác dạy nghề ở Vĩnh Phúc phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế và quá trình phát triển công nghệ đặt ra. Tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách rất quan trọng để tạo ra sự phát triển đồng đều trên các lĩnh vực và đảm bảo an sinh xã hội. Sau 5 năm thực hiện, về cơ bản chủ trương, chính sách trên đã đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân.

Hệ thống CSDN được mở rộng đầu tư, hiện có 55 CSDN. Đến cuối năm 2011, toàn tỉnh đã đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 51,2%, trong đó đào tạo kỹ thuật nghề là 37,45%; mỗi năm giải quyết việc làm từ 18-20 nghìn lao động. Cơ sở dịch vụ và giới thiệu việc làm được tăng cường mở rộng. Ngày 19/12/2011, Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết 37 về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2015. Sau 2 năm thực hiện, những kết quả tỉnh Vĩnh Phúc thu về khá khả quan và đáng được khích lệ. Tính đến cuối năm 2013, tỉnh đã cơ bản đáp ứng đầy đủ các yêu cầu , nhiệm vụ theo Quyết định của Chính phủ , từng bước

nâng cao chất lượng lao đô ̣ng với 20.000 học sinh, sinh viên được tuyển mới vào các trường Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp nghề, đạt 88% kế hoạch. Bên cạnh đó, toàn tỉnh mở trên 400 lớp bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông thôn tại 87 xã, phường, thị trấn với khoảng 40.000 người tham gia. Việc truyền nghề ở các làng nghề cũng được tỉnh chú trọng. Kết quả nổi bật là đã tổ chức truyền nghề thành công cho 380 người, gồm các nghề rèn, mộc và mây tre đan ở 8 xã có các làng nghề. Cũng trong gần 2 năm qua, mặc dù kinh tế suy thoái, thị trường lao động kém phần sôi động, công tác giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn nhưng với chính sách ưu đãi theo quy định của Nghị quyết 37, tỉnh đã giải quyết được khoảng 30.000 lao động cả trong nước và xuất khẩu.

Để đạt được những kết quả trên, Vĩnh Phúc đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Quy hoạch hệ thống đào tạo nghề: Sắp xếp lại hệ thống dạy nghề trên cơ sở dự báo nhu cầu của thị trường lao động và khả năng đào tạo của các trường nghề. Quy hoạch hệ thống đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng ngành, từng địa phương, từng vùng kinh tế. Xây dựng một số trường đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo;

- Đầu tư kinh phí, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị trong các trường dạy nghề nhằm khắc phục tình trạng yếu kém, tụt hậu cả về quy mô chất lượng dạy nghề hiện nay;

- Có chính sách khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, tuyển giáo viên giỏi nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên;

- Đổi mới nội dung và chương trình giảng dạy nghề trong các trường nghề ở Vĩnh Phúc, nội dung chương trình đào tạo nghề phải theo hướng tiếp

cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, để người lao động sau khi đào tạo nghề có thể thích ứng ngay với công việc thực tế;.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy phạm pháp luật, các chế độ chính sách về đào tạo nghề nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, lệch lạc để điều chỉnh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong công tác đào tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng công tác dạy nghề;

- Thiết lập hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, nhằm hỗ trợ và giúp cho các CSDN tự khẳng định chất lượng đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho người học và cung cấp nhân lực có chất lượng cao;

- Nghiêm túc thực hiện quy định về cấp chứng chỉ, bằng nghề đã ban hành. Tuyệt đối không xảy ra tiêu cực trong việc xét cấp chứng chỉ, bằng nghề. Thanh tra, kiểm tra, xem xét phát hiện những chứng chỉ, bằng nghề giả, thiết lập lại trật tự kỷ cương trong việc cấp chứng chỉ, bằng nghề;

- Tăng cường các hình thức hợp tác quốc tế về dạy nghề như trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, tập huấn, liên kết đào tạo nước ngoài những nghề mà ở Việt Nam chưa đủ điều kiện để đào tạo;

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 27)