Kiểm tra, so sánh, đối chiếu kết quả

Một phần của tài liệu Đặc điểm nứt nẻ trong đá móng granitoid mỏ Hải Sư Đen trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK và thuộc tính địa chấnc (Trang 140)

Các bước kiểm tra được tiến hành để đánh giá mức độ tin tưởng của mô hình độ rỗng được xây dựng từ tổ hợp phương pháp ANN và Co-Kriging. Các mặt cắt dọc của mô hình độ rỗng qua từng giếng khoan cho thấy, những điểm có giá trị độ rỗng cao tập trung ở các đới đứt gãy trong móng và xu hướng phân bố của chúng khá trùng khớp với kết quả minh giải độ rỗng từ tài liệu Địa vật lý giếng khoan và tài liệu FMI.(Hình 4.18- 4.20)

Hình 4.18. Mặt cắt qua giếng khoan HSD-1X cho thấy có sự tương đồng giữa mô hình độ rỗng từ Co-Kriging và độ rỗng từ tài liệu địa vật lý giếng khoan.

HSD-1X

DST-1: 3098-3832 mMDRT. Main flow :2552 BOPD, 1342 BWPD, max flow: 13460 BPPD, 1850 BWPD

DST-1A : 3750-5401 mMDRT Main flow :4254 BOPD, 4389 BWPD, max flow: 8210 BPPD, 2819 BWPD

Hình 4.19. Mặt cắt qua giếng khoan HSD-5XP cho thấy có sự tương đồng giữa mô hình độ rỗng từ Co-Kriging và độ rỗng từ giếng khoan.

Hình 4.20. Mặt cắt qua giếng khoan HSD-4X cho thấy có sự tương đồng giữa mô hình độ rỗng từ Co-Kriging và độ rỗng từ giếng khoan.

Trong luận án, NCS chỉ sử dụng năm (05) giếng khoan (HSD-1X, HSD-2X, HSD- 3X, HSD-4X và VD-1X) đề làm đầu vào cho các bước xây dựng mô hình độ rỗng. Hai giếng khoan còn lại trong khu vực là HSD-5XP và VD-2X dùng để so sánh sau khi đã hoàn thành mô hình (blind test). Giá trị độ rỗng của giếng HSD-5XP và VD-2X được xuất ra từ mô hình Co-Kriging và so sánh với độ rỗng minh giải từ tài liệu Địa vật lý giếng khoan. Độ trùng khớp càng lớn giữa độ rỗng từ mô hình và độ rỗng từ địa vật lý giếng khoan này càng chứng tỏ mô hình được xây dựng có độ tin cậy cao.

Hình 4.21 – 4.24 cho thấy độ rỗng tại các giếng khoan được sử dụng trong quá trình xây dựng mô hình (HSD-1X, HSD-2X, HSD-3X, HSD-4X,VD-1X) có sự trùng khớp tốt giữa độ rỗng tính từ phương pháp ANN, và hoàn toàn trùng khớp với độ rỗng tính bởi thuật toán Co-Kriging. Tại giếng khoan không được sử dụng làm đầu vào cho mô hình độ rỗng (HSD-5XP, VD-2X), độ rỗng theo giếng khoan và độ rỗng theo mô hình là tương đối trùng khớp. Ngoài ra, NCS cũng đã tiến hành xây dựng đồ thị so sánh giữa mô hình độ rỗng ANN và Co-kriging so sánh với độ rỗng thu được từ giếng khoan của 02 giếng kiểm tra HSD-5XP và VD-2X (Hình 2.25-2.26). Kết quả cho thấy giá trị độ rỗng từ mô hình Co-Kriging có hệ số tương quan với độ rỗng từ địa vật lý giếng khoan cao hơn so với độ rỗng từ mô hình ANN (bảng 4.1). Nguyên nhân có thể lý giải như sau: phương pháp ANN sử dụng phép nội suy các giá trị độ rỗng tại vị trí các giếng khoan dựa trên các thuộc tính địa chấn có tần số thấp hơn nhiều so với tài liệu địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra do tỉ số tín hiệu/nhiễu trong móng thấp, mặc dù đã sử dụng các công nghệ xử lý hiện đại nhất cho đến thời điểm nghiên cứu nhưng nhiễu vẫn tồn tại đáng kể trong móng. Mặc khác phương pháp Co-Kriging có thể kết hợp có trọng số các tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan và thông tin địa chất – kiến tạo nên có hệ số tương quan cao hơn.

Bảng 4.1. Bảng so sánh hệ số tương quan giữa độ rỗng từ mô hình và độ rỗng từ tài liệu địa vật lý giếng khoan ở các giếng VD-2X và HSD-5XP

Độ rỗng giếng khoan VD-2X Độ rỗng giếng khoan HSD-5XP

Độ rỗng ANN 0.53 0.59

Hình 4.21. So sánh độ rỗng từ các phương pháp ANN và Co-Kriging với độ rỗng từ giếng khoan HSD-1X

Hình 4.22. So sánh độ rỗng từ các phương pháp ANN và Co-Kriging với độ rỗng từ giếng khoan HSD-2X

Hình 4.23. So sánh độ rỗng từ các phương pháp ANN và Co-Kriging với độ rỗng từ giếng khoan HSD-4X

Hình 4.24. So sánh độ rỗng từ các phương pháp ANN và Co-Kriging với độ rỗng từ giếng khoan VD-1X

So sánh kết quả độ rỗng từ mô hình với 02 giếng khoan Blind test VD-2X và HSD-5XP

Hình 4.25. So sánh độ rỗng từ các phương pháp ANN và Co-Kriging với độ rỗng từ giếng khoan VD-2X

Hình 4.26. So sánh độ rỗng từ các phương pháp ANN và Co-Kriging với độ rỗng từ giếng khoan HSD-5XP

Một phần của tài liệu Đặc điểm nứt nẻ trong đá móng granitoid mỏ Hải Sư Đen trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK và thuộc tính địa chấnc (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)