Xu hướng biến đổi lớp phủ huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian phục vụ nghiên cứu biến đổi đất nông nghiệp huyện đông anh, hà nội (Trang 51)

Thống kê các loại đất từ kết quả phân loại ảnh của huyện Đông Anh trong giai đoạn 1993 - 2011 đã cho thấy xu hướng biến đổi đất một cách chung nhất. Trong đó, đất nông nghiệp và đất trống giảm mạnh, còn diện tích đất dân cư tăng rất nhanh qua các năm do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.

Hình 3.1: Biểu đồ biến động đất qua các năm

Từ Hình 3.1 cho thấy đất nông nghiệp có sự biến động tương đối lớn, diện tích đất nông nghiệp đã giảm 3.568,35 ha từ năm 1993 là 15.210,35 ha và chỉ còn 11.642,00 ha vào năm 2011, tốc độ giảm bình quân mỗi năm là 198,24 ha/năm. Sự chuyển đổi đất nông nghiệp phần lớn là sang đất dân cư và khu công nghiệp. Giai đoạn năm 1999 đến năm 2005, phần diện tích đất nông nghiệp này có tốc độ giảm

0 5000 10000 15000 20000 1993 1999 2005 2011

Diện tích (ha) Biến động loại đất qua các năm

49

nhanh nhất 300,67 ha/năm, gấp 1,5 lần tốc độ giảm trung bình trong cả giai đoạn 1993-2011 và giai đoạn 2005-2011, và gấp 3 lần giai đoạn trước đó 1993-1999.

Diện tích đất dân cư của luận văn được định nghĩa là toàn bộ phần diện tích đất ở, khu công nghiệp và khu xây dựng. Đất dân cư của toàn huyện Đông Anh tỷ lệ nghịch với diện tích đất nông nghiệp. Trong khi diện tích đất nông nghiệp giảm, thì diện tích dân cư và các khu công nghiệp lại tăng một cách nhanh chóng. Từ năm 1993 đến năm 2011, tổng diện tích đất ở dân cư và khu công nghiệp đã tăng 3.772,68 ha, tốc độ tăng trung bình đạt 209,59 ha/năm; diện tích đất dân cư năm 2011 gấp 3,8 lần năm 1993. Phần diện tích đất dân cư được tăng mạnh nhất là giai đoạn 2005-2011: 315,82 ha/năm, khi mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và xây dựng cơ sở vật chất được đầu tư và thúc đẩy mạnh mẽ.

Diện tích đất trống trong luận văn được định nghĩa là bãi cát ở giữa và ven sông chưa được sử dụng, vì vậy mà phần diện tích đất trống này nằm chủ yếu ở các xã ven sông: Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Tầm Xá. Năm 1993, các xã này có diện tích đất trống là 521,82 ha, chiếm 2,8% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đến năm 2011 thì phần diện tích này đã giảm đi 380,81 ha còn 141,03 ha do phần đất trống đã được người dân tận dụng, cải tạo để trồng hoa màu như ngô, chuối. Trong đó, xã Đại Mạch và xã Võng La là hai xã tận dụng được nhiều đất trống nhất.

Bảng 3.1: Ma trận biến động lớp phủ năm 1993-2011 Đơn vị: ha

2011 1993

Đất nông nghiệp Đất trống Mặt nƣớc Đất dân cƣ Đất nông nghiệp 10863,96 25,56 665,44 3640,68

Đất trống 234,88 85,6 181,32 19,64

Mặt nƣớc 488,92 28,12 777,44 128,32

50

Sự chuyển dịch trong cơ cấu các loại đất của huyện Đông Anh từ năm 1993 đến năm 2011 được thể hiện trong bảng ma trận biến động Bảng 3.1. Phần diện tích đất dân cư năm 2011 được tăng lên chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp chuyển sang: 3.640,68 ha, và một phần nhỏ là do diện tích mặt nước chuyển sang: 128,32 ha. Bên cạnh đó, thêm một phần diện tích đất nông nghiệp bị mất đi do chuyển sang mặt nước là 665,44 ha. Trong khi đó, 234,88 ha diện tích đất trống và 488,92 ha diện tích mặt nước của năm 1993 lại chuyển sang đất nông nghiệp. Quá trình này diễn ra chủ yếu ở các xã ven sông, vùng bãi bồi trước là đất trống nay được người dân cải tạo và chuyển sang trồng các loại hoa màu.

Các xã của huyện Đông Anh có cơ cấu các loại đất không đồng đều. Và sự biến đổi về cơ cấu các loại đất này từ năm 1993-2011 cũng khác nhau. Từ năm 1993 đến năm 2011, hầu hết các xã trong toàn huyện có xu hướng diện tích đất nông nghiệp giảm đi và diện tích dân cư tăng lên. Trong giai đoạn 1993-1999, tất cả các xã của huyện Đông Anh đều có diện tích đất nông nghiệp trên 50% so với tổng diện tích tự nhiên của xã. Tuy nhiên, từ giai đoạn từ năm 2005 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của các xã đều giảm rất mạnh, đặc biệt là trung tâm huyện Đông Anh diện tích đất nông nghiệp năm 1993 chiếm 84,6 % nhưng đến năm 2011 chỉ còn 17,27 % diện tích tự nhiên và xã Võng La diện tích này chỉ còn 30 % năm 2011 tổng diện tích toàn xã do xây dựng khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Giai đoạn 1999-2005, một số xã ở ven sông: Đại Mạch, Võng La và Vĩnh Ngọc có diện tích đất nông nghiệp tăng lên do người dân cải tạo phần đất trống là bãi bồi để chuyển sang trồng hoa màu.

51

Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất huyện Đông Anh theo xã năm 2011

Những năm gần đây nhà nước có quyết định thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư trên toàn huyện như: xây dựng các khu công nghiệp Bắc Thăng Long, khu công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp xã Liên Hà, và các khu đô thị mới ở các xã Uy Nỗ, xã Tiên Dương. Vì vậy mà diện tích đất nông nghiệp của các xã có xu thế giảm mạnh. Năm 1993, toàn huyện có 21/24 xã và thị trấn có diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 60%. Tuy nhiên, đến năm 2011, chỉ còn 17/24 xã có diên tích đất nông nghiệp trên 60%.

Đất dân cư trong từng xã tăng nhanh trong giai đoạn 1993-2011, thị trấn Đông Anh có tốc độ tăng nhanh nhất: 17,79 ha/năm, tiếp đến là hai xã Võng La và Kim Chung: 13,5 ha/năm do có khu công nghiệp Bắc Thăng Long xây dựng trên hai xã này. Năm 1993, chỉ có 4 xã có diện tích dân cư trên 10% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, nhưng đến năm 1999 tăng lên 17 xã có diện tích dân cư trên 10%. Từ sau năm 2005, khi quá trình đô thị hóa được thúc đẩy mạnh thì phần đất dân cư tăng nhanh hơn rất nhiều, hầu hết các xã đều có diện tích dân cư trên 10% diện tích đất

52

tự nhiên toàn xã và có tới 6/24 xã có phần đất này trên 20%. Và đến năm 2011, thì tất cả các xã trong huyện Đông Anh đều có diện tích đất dân cư chiếm trên 20% tổng diện tích tự nhiên của xã, trong đó thị trấn Đông Anh có diện tích này chiếm 78,3%.

Bảng 3.2: Thay đổi diện tích đất dân cư và đất nông nghiệp theo xã Đơn vị: ha

TT Đất dân cƣ Đất nông nghiệp

1993 1999 2005 2011 1993 1999 2005 2011 1 Nam Hồng 70,83 104,85 120,87 204,17 792,72 756,27 701,73 672,36 2 Đại Mạch 51,39 76,41 82,71 160,45 468,72 603,36 518,13 463,37 3 Võng La 35,55 85,86 174,06 280,29 364,32 442,8 264,24 208,5 4 Kim Chung 44,64 163,53 188,01 295,35 675,45 570,06 519,03 436,31 5 Hải Bối 38,25 80,55 153,9 254,95 523,08 487,35 329,4 319,97 6 Kim Nỗ 64,89 97,47 171,18 224,01 511,74 478,62 350,37 341,56 7 Vân Nội 73,62 116,37 100,8 189,61 514,98 480,33 450,09 400,75 8 Bắc Hồng 79,83 107,28 121,23 172,59 613,62 578,97 556,02 519,42 9 Nguyên Khê 74,43 126,18 194,31 273,89 672,21 623,25 536,22 475,79 10 Tiên Dương 75,06 121,05 131,31 243,94 886,68 844,65 824,22 709,27 11 VĨnh Ngọc 63,45 91,08 103,23 249,61 783 794,88 709,02 615,73 12 Tầm Xá 15,57 22,5 21,87 29,69 332,73 329,04 319,05 327,62 13 Xuân Canh 44,19 68,22 80,82 150,75 528,75 506,88 465,48 428,45 14 Đông Hội 43,02 68,13 94,59 219,35 615,96 587,25 524,16 424,22 15 Mai Lân 27,45 81,81 116,64 197,19 529,92 484,92 423,27 377,63 16 Dục Tú 39,15 83,7 120,69 175,75 719,01 722,16 615,42 617,55 17 Cổ Loa 66,24 101,07 132,12 205,31 677,52 724,05 596,52 521,42 18 Uy Nỗ 75,24 158,31 180,81 273,9 642,6 556,38 500,13 446,9 19 Việt Hùng 78,03 145,89 166,59 214,69 735,3 658,44 634,05 610,65 20 Liên Hà 49,32 88,92 117,63 152,87 748,62 713,7 605,88 605,97 21 Vân Hà 22,41 48,6 65,7 114,12 460,98 459,72 403,2 387,61 22 Thụy Lâm 60,57 109,98 143,19 187,95 1021,59 981,72 905,4 865,95 23 Xuân Nộn 96,66 133,29 166,14 270,43 968,67 941,85 873,99 781,82 24 TT. Đông Anh 57,33 181,26 271,71 377,51 408,33 274,05 178,56 83,25

53

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của toàn huyện cũng như toàn thành phố Hà Nội, đất nông nghiệp là nguồn đất chính để phục vụ phát triển các khu đô thị và công nghiệp. Vì vậy mà, đất nông nghiệp đang phải chịu một áp lực lớn, quỹ đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm mạnh.

Một phần của tài liệu đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian phục vụ nghiên cứu biến đổi đất nông nghiệp huyện đông anh, hà nội (Trang 51)