Tổng quan về thị trường bảo hiểm Việt Nam 2009 1 Thị trường Bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm trong công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Trang 25 - 27)

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm trong công ty Bảo hiểm Bưu điện

2.2 Tổng quan về thị trường bảo hiểm Việt Nam 2009 1 Thị trường Bảo hiểm nhân thọ

2.2.1. Thị trường Bảo hiểm nhân thọ

2.2.1.1. Tình hình chung

Đầu năm 2009, ngân hàng thương mại hạ thấp lãi suất tiết kiệm còn 4% - 5%/năm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tiếp tục mất điểm, trong khi đó, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn thực hiện cam kết trả bảo tức cho khách hàng từ 5% - 8% trong suốt thời hạn hiệu lực hợp đồng. Điều này làm cho người dân thấy được ý nghĩa tác dụng của bảo hiểm nhân thọ trong thời kỳ khủng hoảng. Một số lượng không nhỏ muốn kiếm thêm thu nhập từ nghề đại lý khi công việc hiện tại của họ có thu nhập không ổn định. Đây là lực lượng lao động đã đứng tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp, thuyết phục nên chuyển sang nghề đại lý sẽ đạt hiệu quả cao.

Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp dân cư: bảo hiểm nhân thọ truyền thống, bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn, bảo hiểm với số tiền bảo hiểm thấp … Đặc biệt, sản phẩm bảo hiểm Universal life đã thu hút được nhiều khách hàng trung lưu tham gia bảo hiểm.

Những nhân tố trên đã thúc đẩy bảo hiểm nhân thọ vượt qua khó khăn suy thoái kinh tế toàn cầu và tiếp tục phát triển. Kết quả năm 2009, bảo hiểm nhân thọ đạt doanh thu phí bảo hiểm 11.857 tỉ đồng, tăng 14% với 4.259.766 hợp đồng bảo hiểm sản phẩm chính.

2.2.1.2. Số lượng hợp đồng bảo hiểm

Tổng số hợp đồng bảo hiểm khai thác mới trong năm đạt 758.927 hợp đồng, tăng 34,6% so với năm 2008. Tổng số hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực trong năm là 594.485 hợp đồng, tăng 26,17 %, trong đó, số lượng hợp đồng hủy bỏ trước hạn là 653.599 hợp đồng, tăng 29,1% so với năm 2008.

Tổng số hợp đồng có hiệu lực đến cuối kì đạt 4.259.766 hợp đồng, tăng 10,2%. Các doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều hợp đồng bảo hiểm tính theo sản phẩm chính bao gồm Prudential 1.674.326 hợp đồng, Bảo Việt 1.453.581 hợp đồng và Manulife 283.756 hợp đồng.

2.2.1.3. Doanh thu phí bảo hiểm

Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường nhân thọ năm 2009 đạt 11.857 tỉ đồng, tăng 15%. Dẫn đầu là Prudential 4.730 tỉ đồng, Bảo Việt 3.718 tỉ đồng, Manulife 1.257 tỉ đồng.

Doanh thu phí bảo hiểm năm đầu đạt 2.802 tỉ đồng, tăng 37,2%, trong đó dẫn đầu về phí bảo Prudential 894 tỉ đồng, Bảo Việt 730 tỉ đồng, Manulife 287 tỉ đồng và ACE life 283 tỉ đồng.

Doanh thu phí bảo hiểm tái tục 8.920 tỉ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả về doanh thu khả quan trước những khó khăn về kinh tế, có thể nói ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã khẳng định sự phát triển bền vững.

2.2.1.4. Trả tiền bảo hiểm

Năm 2009, tổng số trả tiền bảo hiểm đạt 5.299 tỉ đồng, tăng 2,5% so với năm 2008. Chi trả quyền lợi bảo hiểm là 3.474 tỉ đồng, tăng 24,6%, trong đó Bảo Việt 2.502 tỉ đồng, Prudential 540 tỉ đồng, Manulife 221 tỉ đồng.

Chi trả giá trị hoàn lại 1.393 tỉ đồng, giảm 29,5% so với năm 2008 chứng tỏ, các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang làm rất tốt khâu chăm sóc khách hàng. Các hợp đồng có thời hạn bảo hiểm ngắn (5 năm) đang dần bị thay thế bởi các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn dài hơn (10, 15 năm và dài hơn) đang là xu thế chung của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.

2.2.1.5. Số lượng đại lý

Số lượng đại lý bảo hiểm (cá nhân kinh doanh) tính đến cuối kì là 94.626 người tăng 31,3%, trong đó Prudential là 33.324 người, Bảo Việt 18.149 người và Dai-ichi 14.198 người.

Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong năm là 88.198 người, trong đó Prudential 33.878 người, AIA 13.872 và Dai-ichi 11.089 người.

2.2.1.6. Năng lực tài chính

Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 9.767 tỉ đồng, trong đó Bảo Việt là 1.500 tỉ đồng, Prudential 1.136 tỉ đồng. Tổng số vốn điều lệ là 9.553 tỉ đồng, trong đó, Bảo Việt là 1.500 tỉ đồng và Dai-ichi Life 1.141 tỉ đồng.

2.2.1.7. Đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Trong năm 2009, ngành bảo hiểm nhân thọ tiếp tục đóng góp tích cực trong sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Tổng số tiền đầu tư của bảo hiểm nhân thọ là 47.597 tỉ đồng, tăng 21,3% so với 2008, trong đó đáng kể nhất là Prudential với 17.048 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ đạt 15.608 tỉ đồng và Manulife 5.230 tỉ đồng. Đóng góp ngân sách từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và đầu tư trong năm 2009 của các DNBH Nhân thọ đạt 1.039 tỉ đồng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ bảo hiểm trong công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w