Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà n-ớcViệt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở huyện Hoài Đức (Trang 104)

* Tăng c-ờng các biện pháp quản lý tín dụng đối với các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

- Ngân hàng Nhà n-ớc nghiên cứu xây dựng mục tiêu chiến l-ợc, quy hoạch, kế hoạch, định h-ớng phát triển Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức chỉ đạo, h-ớng dẫn các Quỹ tín dụng nhân dân xây dựng mục tiêu, chiến l-ợc, kế hoạch của đơn vị.

- Ngân hàng Nhà n-ớc ban hành và h-ớng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân; tổng kết việc thực hiện chủ tr-ơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n-ớc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trình Chính Phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách mới nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự hoạt động và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân.

- Ngân hàng Nhà n-ớc cần bổ sung các biện pháp cụ thể nhằm tăng c-ờng hiệu lực đối với các tổ chức tín dụng trong việc chấp hành điều lệ, quy trình tín dụng; nâng cao hơn nữa hiệu lực của công tác thanh tra kiểm soát nội bộ, những sai sót vi phạm quy chế thể lệ phải đ-ợc xử lý nghiêm túc, kịp thời, đúng mức.

- Quy định chuẩn hoá cán bộ tín dụng, bắt buộc các tổ chức tín dụng tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng về trình độ chuyên

môn, năng lực công tác. Những cán bộ, nhân viên ch-a qua đào tạo phải kịp thời cho đi học tập các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn; những cán bộ, nhân viên thiếu năng lực làm việc, ý thức kỷ luật kém thì kiên quyết đ-a ra khỏi các Quỹ tín dụng.

- Ngân hàng Nhà n-ớc cần tăng c-ờng các biện pháp thanh tra, kiểm tra đảm bảo môi tr-ờng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng quy chế tín dụng chung do Ngân hàng nhà n-ớc ban hành, không hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh giành giật khách hàng.

- Nâng cao hiệu quả của công tác thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà n-ớc và của các tổ chức tín dụng. Nghiệp vụ thông tin tín dụng không chỉ đòi hỏi về khả năng thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá thông tin mà còn đòi khả năng sử dụng, khai thác và xử lý thông tin trên máy vi tính. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà n-ớc với bộ phận thông tin cơ sở qua mạng vi tính. Theo đó, bộ phận tin học cần th-ờng xuyên theo dõi để truyền file về trung tâm thông tin tín dụng của các Quỹ tín dụng để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin hàng ngày.

- Mở rộng các hình thức hoạt động liên hàng giữa các tổ chức tín dụng trong việc phối hợp quản lý tín dụng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vụ lừa đảo phát sinh liên quan đến vốn vay của cáctổ chức tín dụng.

* Chỉnh sửa và ban hành một số cơ chế tín dụng phù hợp phù hợp với môi tr-ờng kinh tế pháp lý hiện nay

- Về bảo đảm tiền vay.

Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Thông t- 06/2000/TT-NHNN ngày 04/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà n-ớcViệt Nam đã góp phần ngày càng hoàn thiện cơ chế hoạt động của các tổ

chức tín dụng. Tuy nhiên, vẫn còn những v-ớng mắc cần phải bổ sung và sửa đổi.Ví dụ nh- vấn đề xử lý, tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hiện nay vẫn còn nhiều phức tạp và thời hạn kéo dài. Mặt khác, tại điểm 3 điều 4 nghị định 178 có quy định : “sau khi xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh vẫn ch-a thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết”. Trong thực tế đây là vấn đề mang tính hình thức, thủ tục vì phần lớn khách hàng vay đặc biệt là hộ gia đình khi vay đã thế chấp toàn bộ tài sản cho các Quỹ tín dụng nên khi phát sinh rủi ro khách hàng không trả đ-ợc nợ đúng hạn. Khi đó, các tổ chức tín dụng phải phát mại tài sản thì hộ vay không còn điều kiện để tiếp tục hoàn trả số nợ vay còn lại.Vì vậy, với quy định trên sẽ làm cho các Quỹ tín dụng cơ sở phát sinh một khoản nợ khó đòi..v.v.

- Về xử lý nợ quá hạn: Khi thực hiện quy chế cho vay hiện hành (theo quyết định số 1672/2001/QĐ - NHNN) và các văn bản h-ớng dẫn việc chuyển nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng và khách hàng vay ch-a phù hợp với thực tế Việt nam, cụ thể: Theo điều 13 khoản 2 của quy chế cho vay quy định: khi đến kỳ hạn trả nợ gốc mà khách hàng không trả đúng hạn số nợ gốc của kỳ hạn đó và không đ-ợc tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc không đ-ợc gia hạn nợ thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số d- nợ gốc thực tế còn lại sang nợ quá hạn, nh-ng chỉ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với d- nợ gốc kỳ hạn mà khách hàng không trả đúng hạn, còn phần d- nợ gốc trong hạn bị chuyển sang nợ quá hạn thì vẫn áp dụng lãi suất trong hạn nh- đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Nh- vậy, một mặt gia tăng khối l-ợng công việc của nhân viên tín dụng trong việc theo dõi, bóc tách các phần trong khoản nợ quá hạn để xác định số nợ theo các mức lãi khác nhau, làm tăng chi phí không cần thiết. Mặt khác việc chuyển phần d- nợ gốc ch-a đến hạn sang nợ quá hạn mà không áp dụng mức lãi suất quá hạn thì số d- nợ chuyển sang này

chẳng có ý nghĩa gì cả, vì khách hàng chỉ phải trả nợ theo lãi suất quá hạn phần nợ gốc đã quá hạn mà thôi. Riêng nợ lãi thì tổ chức tín dụng không chuyển sang nợ quá hạn và không đ-ợc áp dụng lãi suất quá hạn, kể cả trong tr-ờng hợp đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng không trả hết nợ gốc hoặc nợ lãi phải trả đúng hạn và không gia hạn nợ gốc và nợ lãi. Đây cũng là một điểm mà Ngân hàng Nhà n-ớc nên xem xét để điều chỉnh cho phù hợp. Ngân hàng Nhà n-ớc nên điều chỉnh theo h-ớng tất cả các khoản nợ gốc và nợ lãi mà khách hàng không trả đ-ợc nợ, nếu không đ-ợc các tổ chức tín dụng gia hạn nợ thì đều phải chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với tất cả các khoản nợ đã quá hạn đó.

* Thực hiện một số biện pháp ngăn chặn hành vì lừa đảo của khách hàng

Để tăng c-ờng công tác quản lý, giám sát khách hàng vay vốn và sử dụng vốn, Nhà n-ớc nên ban hành thông t- liên bộ giữa Ngân hàng Nhà n-ớc và Bộ T- pháp quy định rõ địa bàn đ-ợc công chứng theo hộ khẩu trên lãnh thổ từng xã, ph-ờng, quận, huyện để ngăn chặn và phát hiện những khách hàng lừa đảo dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều nơi, đồng thời Ngân hàng Nhà n-ớc cần có các biện pháp nâng cao chất l-ợng thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng.

Việc cài đặt và ứng dụng ch-ơng trình phần mềm cần phải đ-ợc thực hiện rộng khắp trên toàn Quốc, quá trình thu thập thông tin tín dụng (d- nợ khách hàng, hồ sơ pháp lý, quan hệ tài chính, bảo lãnh, tài sản thế chấp) phải đ-ợc chuyển về Trung tâm thông tin tín dụng bằng file qua mạng thay cho văn bản, đáp ứng đ-ợc yêu cầu thông tin nhanh, tiện lợi.

Nghiệp vụ thông tin tín dụng không chỉ đòi hỏi khả năng sử dụng và khai thác thông tin trên máy vi tính mà còn đòi hỏi khả năng thu thập, xử lý phân tích đánh giá để có đ-ợc thông tin tín dụng thực sự có chất l-ợng cho công tác thẩm định tín dụng, xét duyệt và cho vay. Đối với Trung tâm thông tín dụng, việc phân tích xếp loại tín dụng khách hàng là một mảng nghiệp vụ

rất quan trọng, vì chính đây là việc tổ chức sản xuất, chế biến thông tin từ các dữ liệu ban đầu thu thập đ-ợc. Mục đích của phân tích, xếp loại tín dụng khách hàng là đ-a ra nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và t-ơng lai của các khách hàng. Từ đó, xác định khả năng thu hồi vốn của các tổ chức tín dụng khi cho vay. L-ờng tr-ớc đ-ợc các rủi ro trong kinh doanh để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, giúp cho các tổ chức tín dụng với t- cách là các nhà đầu t- vốn đ-a ra các quyết định thích hợp để bảo vệ quyền lợi của mình. Tiếp tục gia hạn tín dụng với khách hàng hay thu hồi nợ trong tr-ờng hợp khách hàng có vấn đề.

* Ngân hàng Nhà n-ớc cho phép các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đ-ợc phép khoanh nợ, xoá nợ đối với các khoản nợ bất th-ờng

Hiện nay, việc khoanh nợ, xoá nợ đ-ợc thực hiện khi có sự đồng ý, chấp thuận của Ngân hàng Nhà n-ớc, Bộ tài chính, Chính phủ áp dụng đối với các khoản cho vay chỉ định đối với Doanh nghiệp Nhà n-ớc, đối với nông dân các vùng bị thiên tai, đối với các khoản nợ cũ tồn đọng do cơ chế, chính sách không có khả năng thu hồi. Những khoản nợ này đ-ợc Ngân sách Nhà n-ớc cấp bù và chỉ đ-ợc áp dụng đối với các ngân hàng th-ơng mại Nhà n-ớc, còn đối với các Quỹ tín dụng nhân dân thì những thiệt hại nh- trên các Quỹ tín dụng nhân dân phải tự gánh chịu. Thực hiện cơ chế nh- vậy là không đảm bảo sự công bằng giữa các tổ chức tín dụng và không tạo ra môi tr-ờng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động tín dụng. Đề nghị Ngân hàng Nhà n-ớc cho phép thực hiện việc khoanh nợ, xoá nợ đối với khách hàng là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân trong tr-ờng hợp bị rủi ro nh- trên nhằm đảm bảo sự thống nhất và công bằng trong hoạt động tín dụng.

* Ngân hàng Nhà n-ớc chỉ đạo Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt nam thành lập văn phòng đại diện Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân ở các Tỉnh, khu vực. Có nh- vậy mới thực hiện tốt đ-ợc mối liên kết hệ thống nhằm thực hiện tốt việc đào tạo, cung ứng các dịch vụ tín dụng; nghiên cứu

ban hành quy chế riêng về thanh tra giám sát hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở huyện Hoài Đức (Trang 104)