Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng theo Bộ luật dân sự

Một phần của tài liệu Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng theo Bộ luật dân sự

sự năm 2005

Do người lập di chúc định đoạt phần di sản dùng vào việc thờ cúng và chỉ rõ phần tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó là phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Phần di sản này có thể là khoản tiền cụ thể, có thể là quyền tài sản, có thể là những vật, giấy tờ có giá khác. Về di sản dùng vào việc thờ cúng, không nên hiểu chỉ là những loại tài sản do người chết để lại theo di chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng không chỉ là những tài sản do người lập di chúc xác định mà còn các loại tài sản khác được dùng vào việc thờ cúng. Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp cụ thể liên quan đến việc cá nhân người để lại di sản đó với tư cách là chủ sở hữu tài sản định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng của gia đình, dòng họ còn do nhiều người lập di chúc để lại nhưng xác định loại di sản này trong từng quan hệ độc lập, việc người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng định đoạt theo di chúc. Ngoài căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc định đoạt trong di chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng còn do con, cháu tự sắm sửa trong nhiều năm để dùng vào việc thờ cúng, thậm chí di sản dùng vào việc thờ cúng còn do các con, cháu trong dòng họ hiến tặng cho nhà thờ họ hoặc di sản dùng vào việc thờ cúng do các thế hệ trước để lại một cách tự nhiên mà không có bất kỳ lời dặn dò hay văn bản xác định đó là di sản dùng vào việc thờ cúng. Có thể khẳng định, di sản dùng vào việc thờ cúng một người, hay các thành viên đã chết của gia

đình, dòng họ được xác lập từ nhiều căn cứ khác nhau nhưng pháp luật quy định căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng do một người để lại theo di chúc và căn cứ này có ý nghĩa pháp lý trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc để lại. Những loại tài sản khác là di sản dùng vào việc thờ cúng được hình thành từ các căn cứ khác nhau, vẫn là di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về một gia đình, trưởng họ dùng vào việc thờ cúng và loại tài sản này pháp luật không đề cập. Chỉ khi có nhận thức và sự thống nhất trong cách hiểu về di sản dùng vào việc thờ cúng như trên, mới có thể giải quyết được những tranh chấp liên quan đến căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005.

2.2. Tỉ lệ di sản dùng vào việc thờ cúng

Có một thời di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ có thể được lập đến một giới hạn nào đó. Ngày nay, chỉ cần tôn trọng quyền lợi của chủ nợ và người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, người lập di chúc được quyền tự quyết định tỷ lệ phần di sản dùng vào việc thờ cúng so với toàn bộ khối di sản để lại sau khi chết, giải pháp này cần được áp dụng một cách thận trọng trong thực tiễn. Mặc khác, do có chế định quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong luật thực định, việc thực hiện quyền tự do lập di sản dùng vào việc thờ cúng còn có thể bị hạn chế vì lợi ích của những người được bảo vệ bởi chế định đó trong trường hợp người này không biết, không tham gia vào việc lập di sản dùng vào việc thờ cúng hoặc không đồng ý về việc dùng một phần di sản vào việc thờ cúng.

Trước hết ta phải khẳng định rằng, người lập di chúc có quyền tự do ấn định phần di sản dùng vào việc thờ cúng về số lượng.

Theo khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005, người lập di chúc có thể để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Khoản 2 Điều 670 Bộ luật

dân sự năm 2005 còn quy định rằng, nếu toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Từ các quy tắc ấy, chúng tôi rút ra kết luận rằng, di sản dùng vào việc thờ cúng, ít ra về mặt lý thuyết, có thể được lập bằng hiệu số của tổng số tài sản có và tổng số các khoản nợ của di sản trừ đi một đồng tượng trưng. Từ kết luận này, cho phép mở ra hai khả năng, theo đó trong trường hợp người thừa kế theo pháp luật mất năng lực thanh toán thì người có di sản có thể cứu lấy di sản khỏi sự kê biên của các chủ nợ của người thừa kế bằng cách lập gần như toàn bộ khối di sản của mình thành di sản dùng vào việc thờ cúng. Việc làm này có thể hiếm, nhưng hoàn toàn hợp pháp. Trái lại, không thể nói việc lập một phần lớn sản nghiệp thành di sản dùng vào việc thờ cúng gây thiệt hại cho người thừa kế theo pháp luật, vì suy cho cùng, người lập di chúc có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật, trừ những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Tuy nhiên, do di sản dùng vào việc thờ cúng không thể được chuyển nhượng và không thể bị kê biên, nếu quá nhiều người có di sản tận dụng giải pháp nêu trên của luật thực định, thì sẽ có một khối lượng lớn của cải của xã hội không nằm trong lưu thông dân sự và điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, theo ý kiến của chúng tôi, cần có quy định cụ thể về tỷ lệ của di sản dùng vào việc thờ cúng như trong luật cổ và luật cận đại.

* Trường hợp người lập di sản dùng vào việc thờ cúng có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Do việc lập di sản dùng vào việc thờ cúng có ảnh hưởng đến việc cắt giảm quyền lợi của người thừa kế về số lượng cho nên nếu người lập di chúc tự mình lập di sản thờ cúng thì lợi ích của những người thừa kế di sản thường của người đó sẽ được đưa vào cuộc. Bởi vì, nếu di sản dùng vào việc thờ cúng

không được lập thì các tài sản liên quan sẽ được giao cho người thừa kế theo chế độ di chuyển di sản thường. Nếu không ai trong số họ là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì sự cắt giảm ấy được lý giải dễ dàng nhờ nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt tài sản bằng di chúc. Nhưng trong trường hợp ngược lại, vấn đề sẽ không đơn giản.

Theo Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế mà họ được hưởng trong trường hợp toàn bộ di sản được chia theo pháp luật.

Câu hỏi đặt ra là: Nếu người có di sản quyết định dành một phần tài sản của mình vào việc thờ cúng, thì phần di sản được hưởng không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ được tính trên cơ sở nào, toàn bộ di sản hay di sản trừ đi giá trị các di sản dùng vào việc thờ cúng?

Khi lập di chúc cá nhân, người lập di sản có quyền tự do định đoạt tài sản riêng (và nếu có gia đình thì trong giới hạn một nữa khối tài sản chung của vợ chồng), với điều kiện tôn trọng quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Việc lập di sản dùng vào việc thờ cúng không được làm hại đến những lợi ích được bảo vệ của những người này. Do đó, nếu các quy định của di chúc có tác dụng truất quyền hưởng di sản hoặc làm giảm sút nghiêm trọng quyền lợi của họ về số lượng thì quyền hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ “phát huy” tác dụng của nó. Trong mọi trường hợp, quyết định về việc lập di sản dùng vào việc thờ cúng vẫn có giá trị và được thi hành trong chừng mực không gây phương hại đến quyền lợi tối thiểu mà luật bảo đảm cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Đối với người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong trường hợp này, di sản vẫn là một khối thống nhất chịu sự chi phối của chế độ di chuyển di sản thường. Vì vậy, khi tính giá trị suất của một người thừa kế

theo pháp luật và phần di sản được hưởng của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, khối tài sản dùng làm căn cứ tính toán phải gồm tất cả các tài sản được để lại ở thời điểm mở thừa kế, kể cả phần tài sản dùng vào việc thờ cúng.

Trong thực tế, có tồn tại trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc tham gia vào việc lập di sản dùng vào việc thờ cúng. Điều này, theo chúng tôi có thể sẽ khiến nguyên tắc trên bị thay đổi.

Cần biết rằng, theo quan niệm truyền thống Việt Nam, di chúc là một “chứng thư” gia đình, không phải chứng thư của cá nhân. Nó thường mang chữ ký, không chỉ của người lập di chúc mà cả của những người thừa kế và đôi khi cả những người thân thuộc khác của người lập di chúc. Luật đương đại công nhận tính chất cá nhân của di chúc, nhưng lại không cấm người thừa kế của người lập di chúc tham dự vào việc lập di chúc, trừ trường hợp tham dự với tư cách người làm chứng (Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2005). Vì vậy, di chúc có chữ ký của người thừa kế vẫn có giá trị.

Chữ ký của người thừa kế trên di chúc có ghi nhận việc lập di sản dùng vào việc thờ cúng cho thấy họ có biết rõ ý chí của người lập di chúc dành một phần di sản vào một mục đích duy nhất là thờ cúng và phần di sản này, lúc thanh toán di sản, sẽ được tách ra khỏi di sản thường và di chuyển theo một chế độ riêng; và họ không phản đối ý chí đó. Tất nhiên, quy tắc mà chúng tôi rút ra ở trên không được áp dụng cho người thừa kế chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng nhận thức được hành vi của mình. Nếu người thừa kế ký tên vào di chúc thì khác với các điều kiện để được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc, năng lực hành vi của người tham dự vào việc lập di chúc phải được xác nhận ở thời điểm chứng thư được lập (cũng như năng lực của người lập di chúc) không phải ở thời điểm mở thừa kế.

2.3. Di sản dùng vào việc thờ cúng theo di chúc

Nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, cho nên trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990, tại Điều 673 Bộ luật dân sự năm 1995 và hiện nay là Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế thực hiện việc thờ cúng như sau:

“Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”.

Di sản dùng vào việc thờ cúng là một trong những nét độc đáo của Pháp luật thừa kế Việt Nam. Sau khi chế độ phong kiến sụp đổ, chế định di sản dùng vào việc thờ cúng càng lúc càng được đơn giản hóa, ngay cả trong tục lệ. Tuy nhiên, được thừa nhận như một giá trị đạo đức truyền thống, nó vẫn tiếp tục giữ một vai trò nhất định trong sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, độc lập với sinh hoạt thế tục của họ.

lòng tôn kính đối với người đã chết. Giáo dục người xung quanh kính trọng những người bậc trên đã chết và nhớ công ơn của họ. Vì vậy, Nhà nước tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp đó, cho phép cá nhân dành một phần tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng.

Về phương diện pháp lý, di sản dùng vào việc thờ cúng chịu sự chi phối của một chế độ pháp lý đặc biệt. Cũng là một phần của khối tài sản do người chết để lại nhưng không được chia theo các quy tắc áp dụng cho di sản thường, di sản dùng vào việc thờ cúng được lập, quản lý và chuyển dịch như một khối tài sản vừa không có chủ sở hữu vừa thuộc về tất cả những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thờ cúng tổ tiên.

Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lý (Trong luật hiện hành, di sản thờ cúng được lập bằng di chúc. Bởi vậy, chỉ cần tuân thủ các điều kiện về hình thức và nội dung của di chúc, việc lập di sản thờ cúng trên nguyên tắc sẽ có giá trị). Như vậy, sau khi người để lại di sản chết, di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ người thừa kế nào. Di sản này có thể là một tài sản cụ thể như cây lâu năm, nhà ở,... Nếu là tài sản hoặc cây lâu năm, người quản lý có quyền thu hoa lợi, lợi tức và dùng nó để thực hiện việc thờ cúng. Người quản lý không được sử dụng vào mục đích riêng của mình. Không có quyền định đoạt di sản này (người được giao quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ được giao quyền quản lý di sản và sử dụng di sản đó vào mục đích thờ cúng). Bởi vậy, nếu người được chỉ định quản lý phần di sản mà không thực hiện việc thờ cúng, hoặc sử dụng di sản thờ cúng vào mục đích khác như cho thuê, cho mượn,... thì những người thừa kế có quyền bàn bạc, thỏa thuận, giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Trường hợp người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng mà không có điều kiện để

tiếp tục quản lý di sản đó (hay người lập di chúc không chỉ định trong di chúc người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng), thì những người thừa kế sẽ thỏa thuận giao cho người khác quản lý.

2.4. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng

2.4.1. Về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được chỉ định trong di chúc

Tại khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Người quản lý di sản thờ cúng do người lập di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ định trong di chúc, trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di

Một phần của tài liệu Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)