CHƯƠNG 11: BVMT VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Câu hỏi cơ bản

Một phần của tài liệu trắc nghiệm sinh học 9 có đáp án học kỳ ii phần sinh vật và môi trường (Trang 28)

Câu hỏi cơ bản

Câu 234: Chọn phát biểu đúng:

A. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu của hiện tại B. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu của

hiện tại

C. Phát triển bền vững là sự bảo tồn nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau

D. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau

Câu 235: Theo luật BVMT thì “việc xem xét, phân tích, dự báo cụ thể các tác động trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài của dự án đầu tư với môi trường, đề xuất các biện pháp BVMT khi thực hiện dự án” được gọi là:

A. Đánh giá tác động môi trường

B. Đánh giá môi trường chiến lược C. Quan trắc môi trường

Câu 236: Du lịch …… là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồ môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương

A. Sinh thái

B. Bền vững

C. Văn hóa D. Tham quan

Câu 237: Tai biến địa chất là?

A. Là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển

B. Là quá trình suy thoái đất do những thay đổi về khí hậu và do tác động của con người

C. Là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bản môi trường đất bởi các chất ô nhiễm D. Là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi dưới tác động tổng hợp của

nước, không khí, sinh vật

Câu 238: Hoang mạc hóa là gì?

A. Là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển

B. Là quá trình suy thoái đất do những thay đổi về khí hậu và do tác động của con người

C. Là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bản môi trường đất bởi các chất ô nhiễm D. Là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi dưới tác động tổng hợp của

nước, không khí, sinh vật

Câu 239: Phát triển bền vững cần chú trọng đến các yếu tố:

A. Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội B. Tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường C. Bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế

D. Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường

Câu 240: Các công cụ của EMS bao gồm:

A. Đánh giá tác động môi trường và đánh giá nội vi

B. Sản xuất sạch hơn, đánh giá vòng đời sản phẩm, kiểm toán luồng vật liệu C. Đánh giá rủi ro, ngăn ngừa tai nạn sự cố

D. Tất cả các công cụ trên

Câu 241: Công cụ quản lý môi trường phân loại theo bản chất bao gồm:

A. Công cụ luật pháp chính sách, công cụ kinh tế B. Công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật quản lý

C. Công cụ kỹ thuật quản lý, công cụ luật pháp chính sách

D. Công cụ luật pháp chính sách, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật quản lý

Câu 242: Những điểm tập trung dân với mật độ cao mà hoạt động của học là phi nông – lâm – ngư – nghiệp được gọi là

A. Đô thị

B. Nông thôn

C. Siêu thị

Câu 243: Sự cố môi trường có thể xảy ra do:

A. Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng

B. Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa acid, mưa đá, biển động khí hậu và thiên tai khác

C. Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác

D. Cả 3 lý do trên

Câu 244: Chương trình nghị sự Agenda 21 bao gồm:

A. Các giải pháp BVMT chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21

B. Các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21

C. Các giải pháp BVMT cho 21 nước tham gia

D. Các giải pháp phát triển bền vững cho 21 nước tham gia

Câu 245: Sắp xếp thứ tự bậc quản lý môi trường từ thấp đến cao:

A. Pha loãng hóa chất -> Xử lý cuối đường ống -> Sản xuất sạch hơn -> Hiệu quả sinh thái

B. Hiệu quả sinh thái -> Pha loãng hóa chất -> Xử lý cuối đường ống -> Sản xuất sạch hơn

C. Sản xuất sạch hơn -> Hiệu quả sinh thái -> Pha loãng hóa chất -> Xử lý cuối đường ống

D. Hiệu quả sinh thái -> Pha loãng hóa chất -> Xử lý cuối đường ống -> Sản xuất sạch hơn

Câu 246:” Đất ngập nước bao gồm: những vùng lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp”. Định nghĩa trên là theo công ước nào?

A. Công ước RAMSAR, 1971

B. Công ước CITES, 1973 C. Công ước BASEL, 1989 D. Công ước Stockholm, 2001

Câu hỏi nâng cao

Câu 247: Phí bảo vệ môi trường thu được không dùng để:

A. Đầu tư phòng ngừa ô nhiễm

B. Xử lý nước thải đạt hiệu quả chuẩn môi trường

C. Đầu tư mới, nạo vét cống rãnh và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước ở các đô thị

D. Khắc phục các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Câu 248: Theo điều 5, NĐ 174/2007/NĐ-CP mức thu phí BVMT đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề không được quá:

A. 60.000đ/tấn B. 50.000đ/tấn

C. 40.000đ/tấn

D. 30.000đ/tấn

Câu 249: Công ước quốc tế về hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) mà VN đã tham gia là:

A. Công ước Basel

B. Công ước Stockholm

C. Công ước IAEA D. Công ước Ramsar

Câu 250: VN chưa tham gia vào công ước quốc tế về môi trường nào?

A. Công ước về đa dạng sinh học

B. Công ước quốc tế về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư

C. Công ước Viên về bảo vệ tầng ozone

Một phần của tài liệu trắc nghiệm sinh học 9 có đáp án học kỳ ii phần sinh vật và môi trường (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w