Biến chứng do phẫu thuật

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể với đường rạch giác mạc 2,2mm (Trang 59)

5 Loạn thị của giác mạc do phẫu thuật tán nhuyễn TTT

4.1.3 Biến chứng do phẫu thuật

4.1.3.1 Biến chứng trong mổ

* Thì rạch giác mạc: Chúng tôi không gặp biến chứng ở thì rạch giác mạc. * Thì xé bao: Không gặp biến chứng rách bao trước, tất cả các ca đều được xé bao theo đúng tiêu chuẩn, không có trường hợp nào có đường kính xé bao quá nhỏ hoặc quá rộng.

* Thì tán TNTTT:

Chúng tôi gặp bỏng vết mổ trong khi TNTTT ở một mắt (2%), gặp trong trường hợp nhân cứng độ V.

Nguyễn Quốc Toản [10] gặp bỏng giác mạc ở 2 mắt chiếm 2.4%.

Một báo cáo của Khiun F. Tjia [39] khi sử dụng Phaco kiểu xoay qua đường rạch 2.2mm so sánh với phaco thông thường thì giảm được 35-40% sức nóng tại vết mổ vì vậy tỷ lệ bỏng vết mổ.

Nghiên cứu của Vasavada cũng không có trường hợp nào bị bỏng vết mổ, nhưng tác giả đã loại trừ khỏi nghiên cứu những mắt có thị lực quá kém <20/60 và những mắt có nhân cứng độ V.

Theo nghiên cứu của Lixia L. không gặp biến chứng nào trong phẫu thuật, tuy nhiên trong nghiên cứu này không có nhân nào cứng độ V và không có bệnh kèm theo tại mắt.

4.1.3.2 Biến chứng sau mổ

* Hở vết mổ: Chúng tôi không ghi nhận được trường hợp nào bị hở vết mổ. Samuel Masket [45] đánh giá sự rỉ dịch của vết mổ 2.2mm và 3.0 mm kể cả những mắt giảm áp lực trong mắt đều không phát hiện rỉ dịch vết mổ sau phẫu thuật.

* Phù giác mạc:

Phù giác mạc nhẹ, khu trú tại vết mổ sau mổ 1 ngày gặp 4 trường hợp có nhân cứng độ IV và độ V. Tuy nhiên sau 1 tuần tái khám thì chỉ có 1 trường hợp còn phù giác mạc nhẹ và hiện tượng này mất khi khám lại sau 1 tháng.

Jun Wang [27], khi so sánh kết quả của 3 nhóm thực hiện qua 3 đường rạch có kích thước khác nhau 2.2mm, 2.6mm và 3.0mm thì phù giác mạc khu trú gặp trong tất cả các nhóm, đánh giá bằng đo chiều dày giác mạc tại vết mổ.

Lixia L.[30] so sánh 1.8mm, 2.2mm, 3.0mm phía thái dương đã thấy rằng chiều dày giác mạc phía thái dương ở đường rạch 1.8mm lớn hơn so với hai đường rạch còn lại ở thời điểm sau 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng với p = 0.01, nhưng ở thời điểm sau 3 tháng thì không có sự khác biệt với p = 0.774.

Leonardo M. [28] so sánh 1.8mm và 2.2mm cũng có kết quả tương tự. Như vậy phù giác mạc khu trú gặp hầu hết trong phẫu thuật phaco với kích thước đường rạch khác nhau.

* Nhiễm khuẩn nội nhãn: Chúng tôi không gặp trường hợp nào viêm màng bồ đào sau mổ cũng như viêm nội nhãn và cũng chưa thấy báo cáo nào bị nhiễm khuẩn nội nhãn ở đường rạch 2.2mm.

Samuel Masket [45] đánh giá nhãn áp của 60 bệnh nhân mổ TNTTT sử dụng đường rạch vuông góc giác mạc trong 2.2mm và 10 bệnh nhân sử dụng đường rạch giác mạc trong 3.0mm thấy nhãn áp trung bình nhóm sử dụng đường rạch 2.2mm là 19.2mmHg ± 4.9, trung bình là 18mmHg, thấp nhất là 11mmHg, cao nhất là 35mmHg; trong khi đó ở đường rạch 3.0mm trung bình là 16.6mmHg ± 5.2, thấp nhất là 10mmHg, cao nhất là 25 mmHg.

* Đục bao sau thứ phát: Không có trường hợp nào bị đục bao sau trong thời gian 3 tháng sau phẫu thuật.

Theo một số nghiên cứu của tác giả khác thì đục bao sau thứ phát xuất hiện sớm nhất là sau 6 tháng [6], hoặc 12 tháng [10].

Như vậy có thể do thời gian theo dõi trong nghiên cứu của chúng tôi ngắn (3 tháng) nên không gặp trường hợp nào đục bao sau.

* Tỷ lệ mất tế bào nội mô giác mạc: Mặc dù trong nghiên cứu này chúng tôi chưa đánh giá tỷ lệ mất tế bào nội mô giác mạc sau phẫu thuật nhưng theo một số tác giả thì tỷ lệ này ít hơn so với phẫu thuật phaco sử dụng đường rạch ≥ 2.8mm

Mohamed A E Soliman [44] đã tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ lệ mất tế bào nội mô và các thông số phaco khi sử dụng đường rạch 2.2mm thấy tỷ lệ mất tế bào nội mô từ 0.48% đến 47.8%, trung bình là 15.4%. Tỷ lệ mất tế bào nội mô có ý nghĩa thống kê đã có liên quan đến độ cứng của nhân, chủ yếu là liên quan với năng lượng phaco, thời gian phaco, thời gian rửa hút và lượng dịch đã sử dụng.

Lixia L.[30] khi so sánh 3 đường rạch có kích thước là 1.8mm; 2.2mm và 3.0mm thì không có sự khác biệt giữa tỷ lệ mất tế bào nội mô giác mạc giữa các nhóm.

* Bong màng Descemet:

Vasavada không gặp trường hợp nào bị bong màng Descemet và không có rách bao trước.

Theo Roberto Bellucci [43] các biến chứng có thể xẩy ra khi sử dụng đường rạch nhỏ (Mini-Incision Coaxial) dưới 2.2mm giống với những biến chứng của phaco thông thường, tuy nhiên khi sử dụng đường rạch nhỏ dễ gây bong màng Descemet trong lúc đưa dụng cụ vào tiền phòng hơn so với đường rạch có kích thước lớn, đặc biệt đối với những mắt viễn thị có tiền phòng nông, hoặc trong khi đặt IOL có thể gây chấn thương tách lớp giác mạc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể với đường rạch giác mạc 2,2mm (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)