NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
A- cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các bộ, ngành va cơ quan khác trong công tác quản lý BHXH nói chung và đặc biệt là thu BHXH
Quản lý BHXH ở nước ta là theo hệ thông ngành dọc từ trung ương xuống địa phương và có liên quan đến nhiều bộ, ngành, và cơ quan khác như bộ lao động TBXH, công đoàn, ngân hàng… vì thế sự cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này với nhau
B- Khảo sát nhằm dự báo, xác định tình hình quản lý mở rộng đối tượng theo Luật BHXH
Mở rộng đối tượng tham gia BHXH nhằm tăng nguồn thu co quỹ, từ đó đảm bảo sự vững vàng và tăng sức mạnh cho quỹ. Tuy nhiên việc mở rộng cần phải được xem xét , cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố có tác động.
C- Đẩy mạnh kết hợp các ngành liên quan trong việc phát hiện nguồn thu, tuyên truyền, phố biến pháp luật BHXH và kiểm tra thực hiện Chính sách BHXH
Việc tuyên truyền, giải thích nhằm nâng cao nhận thức về BHXH của người dân có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế thực hiện chế độ, chính sách BHXH hiện nay. Đây không chỉ là công việc của ngành BHXH mà là nhiệm vụ của nhiều ngành, nhiều cấp, của toàn xã hội. Nó bao gồm những nội dung sau:
- Trước hết, đó là việc phải xác định rõ nội dung tuyên truyền. phải tuyên truyền giải thích về bản chất, nội dung của chính sách BHXH. Từ đó, người lao đọng hiểu được bản chất nhân văn., nhân đạo của BHXH, họ có thể phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa BHXh và các loại hình BHTM khác.
- Mặt khác, cũng phải tuyên truyền và giới thiệu cho hộ về nội dung các chế độ BHXH mà người lao động tham gia BHXH được hưởng. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh nội dung “ tham gia BHXH vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của lao động”. Ngoài ra việc giải đáp những vướng mắc của người lao động trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH, việc phản ánh tâm tư nguyện vọng, các kiến nghị bổ xung sửa đổi những bất hợp lý về chế độ BHXH cũng hết sức cần thiết và bổ ích.
Những nội dung nói trên cần phải được thể hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp thì mới đạt được hiệu quả cao. Như đã biết, đối tượng tuyên truyền về BHXH là người lao động và người sử dụng lao động nên phải sử dụng nhiều hình thức trực quan sinh động như truyền hình, tạp chí BHXH, sách hỏi đáp
về BHXH, tờ gấp giớ thiệu về BHXH, các loại ấn phẩm tuyên truyền.. đặc biệt nội dung tuyên truyền cần được biên tập cô đọng, dễ hiểu, hấp dẫn…
Nhìn chung, việc nhận thức đúng đắn của người lao động và người sử dụng lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHXH đòi hỏi tăng cường hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về BHXH cả về bề rộng lẫn chiều sâu của hoạt động này. Vó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả trong công tác tyên truyền về BHXH giữa BHXH Việt Nam với các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống tổ chức công đoàn và các cơ quan có liên quan trong xã hội. chỉ có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
D- Tăng cường công tác kiểm tra đối chiếu thu tại đơn vị thông qua đối chiếu định kỳ, kiểm tra của ngành và kiểm tra liên ngành
BHXH là một chính sách vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, đối tượng của loại chính sách này rất rộng và ngày càng rộng hơn. Hơn nữa không phải người lao đọng nào, người sử dụng lao động nào cũng hiểu rỗ và đầy đủ chính sách BHXH nên cũng dẫn đến nhiều vi phạm, bởi vậy trong quá trình thực hiện chính sách không thể tránh khỏi những hiện tượng vi phạm nên rất cần phải tiến hành thanh tra kiểm tra để uôn nắn, xủ lý vi phạm
Cán bộ thực hiện công tác này phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ chuyên môn nhất định về các nghiệp vụ BHXH. Việc thanh tra kiểm tra ccanf phải được phối hợp thực hiện ở nhiều cấp ngành.
E- Cải cách phương thức quản lý: đẩy mạnh thực hiện cơ chế quản lý “ một cửa’ và “ một cửa liên thông” của cơ quan BHXH các cấp
Để mô hình quản lý này thực sự có hiệu quả cần phải tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động là một trong những mục tiêu hàng đầu, và đa dạng được các nhà quản lý quan tâm. Việc ứng dụng cộng nghệ thông tin vào quản lý nghiệp vụ BHXH không chỉ có lợi ích giảm chi phí , mà còn giúp thống nhất cách nhìn của nhiều người, nhiều đơn vị, dưới cùng một tiêu chuẩn thống nhất. Tạo ra phong cách làm
việc khoa học và hiệu quả, xây dựng các nguyên tắc bảo mật an toàn, có sự kiểm tra và tính toán khoa học khi lưu trữ, xây dựng được sự tin cậy đối với các đối tượng tham gia quan hệ BHXH… từ đó nâng cao chiến lược phục vụ. Để ngày càng ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào nghiệp vụ quản lý BHXH, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Coi trọng hơn nữa quan hệ giữa các yếu tố cần thống nhất trong nghiệp vụ thu-chi, kế toán, chế độ chính sách. Từ đó cùng với những đổi mới về kỹ thuật, công nghệ, xây dựng được hệ thống xử lý số liệu BHXH có chiến lược, hiệu quả. Muốn vậy, phải có sự phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan BHXH tỉnh thành phố với nhau.
- Để có một mạng máy tính mạnh cho hệ thống BHXH, chúng ta phải mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật hiện đại bằng việc quan tâm đầu tư trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cho toàn hệ thống, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu. Điều quan trọng và cần làm trước hết là xây dựng cho được hệ thống các tiêu chuẩn trong các nghiệp vụ BHXH. Chẳng hạn: tiêu chuẩn hóa các mã quản lý, danh mục các báo biểu, các chỉ tiêu thống kê và phương pháp tính.
- Ngoài ra, còn phải đầu tư cho các phần mềm đáp ứng nhu cầu tự động hóa có khả năng thích ứng với sự thay đổi về chế độ chính sách. Trong tương lai gần, hệ thống thông tin BHXH Việt Nam cần được nối mạng toàn ngành, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các ngành nghề khác. Đồng thời thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, nâng cao chiến lược hoạt động BHXH, góp phần đưa ngành BHXH Việt Nam lên một tầm cao mới.
Lời kết:
Chính sách BHXH nói riêng, ASXH nói chung co tôt thể hiện được một khía
cạnh rõ rệt của quyền con người đã được Liên hợp quốc thừa nhận, thể hiện sự phát triển, sự tiến bộ của nền kinh tế.
BHXH Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của Nhà nước Việt Nam từ năm 1945, BHXH được coi là lĩnh vực có quá trình phát triển lâu đời nhất trong hệ thống đảm bảo xã hội ở Việt Nam. Trong hơn 60 năm, chế độ BHXh đã đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm xã hội cho người lao động và gia đình của họ. Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1986 đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta: nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Và kéo theo đó, BHXH Việt Nam cũng có sự thây đổi lớn từ sau năm 1995: trước năm 1995, BHXH hoàn toàn do Nhà nước đảm nhận, bằng nguôn nhân sách nhà nước, vi vậy Nhà nước đảm nhận toàn bọ trách nhiệm BHXH trong đó có quản lý thu BHXH. Sau năm 1995, cơ quan BHXH đã được thành lập, bắt đầu thực hiện nguyên tắc “có đóng có hưởng”, và do đó vai trò quản lý BHXH nói chung, quản lý thu BHXH nói riêng cũng không còn chỉ riêng đối với Chính phủ. Diều này là phù hợp với nền kinh tế thị trường. Sự vững chắc của hệ thống BHXH Viêt Nam ngày càng được khẳng định bằng việc chuẩn hóa các chế độ cũng như các quy chuẩn trong quản lý ro rang trong Luât BHXH, tuy rằng vẫn còn những hạn chế và đang hoàn thiện.