Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm (Trang 28)

1. Nhận dạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm

Rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng. Trên thực tế, hầu hết các ngân hàng đều đã và đang áp dụng các biện pháp nhăm hạn chế rủi ro nhưng do rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan và khách quan, rủi ro tín dụng vẫn phát sinh gây ra những thiệt hại đối với ngân hàng.

Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm được thể hiện dưới các dạng: Nợ quá hạn, giãn nợ và khoanh nợ.

Nợ quá hạn

Là khoản vay đã đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa trả được đúng thời hạn như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, mà không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ, do đó phải chuyển sang nợ quá hạn. Đó là 1 trong 3 loại rủi ro tín dụng nhưng ở mức độ rủi ro thấp, vẫn có khả năng thu hồi.

Nợ quá hạn có nhiều lý do khác nhau như do hàng hoá sản xuất ra nhưng tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lâu ngày với số lượng lớn, hàng đã bán ra nhưng chưa thu được tiền .v..v..do đó chưa trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Đây là loại rủi ro tín dụng thường gặp ở hầu hết các ngân hàng có nợ quá hạn.

Nợ được giãn

Là khoản vay đã đến hạn trả nợ nhưng khách hàng chưa trả được. Ngân hàng đã gia hạn nợ nhưng khách hàng vẫn không trả được vì nhiều ly do khách quan khác nhau: NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm đã báo cáo lên ngân hàng cấp trên để xem xét và cho phép giãn nợ.

Là một dạng rủi ro tín dụng có những lý do khách quan nên được phép của cấp trên cho khoanh lại, tách ra, theo dõi riêng, tạo điều kiện cho khách hàng được tiếp tục vay vốn ngân hàng để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Phần lớn các khoản nợ được khoanh ở NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm là nợ của một số doanh nghiệp thuộc các diện chính sách, hộ gia đình...

2. Tình hình chung về nợ quá hạn

Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm2009 Năm 2010 2010/2009So sánh

Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Tổng dư nợ 1.462.05

0

1.878.006 2.369.676 + 491.670 +26,18

Nợ quá hạn 45.065 3,08 59.157 3,15 73.009 3,19 + 13.852 + 23,42

(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2009-2010)

Qua bảng 3 ta thấy, nợ quá hạn năm 2010 là 73.009 triệu đồng, chiếm 3,19% tổng dư nợ, tăng 23,42% so với năm 2009 với số tiền là 13.852 triệu đồng. Nợ quá hạn năm 2010 tăng so với năm 2009 vì vậy cần có những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhằm giảm nhanh tỷ lệ nợ quá hạn.

3. Phân tích nợ quá hạn

3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời hạn.

(so với tổng dư nợ)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

So sánh 2010/2009

Số tiền Tỷ lệ% Tỷ lệ% Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ%

Tổng dư nợ 1.462.05 0 1.878.006 2.369.676 + 491.670 +26,18 Tổng nợ quá hạn 45.065 3,08 59.157 3,15 73.009 3,19 + 13.852 + 23,42 1.Theo thành phần kinh tế KTQD 25.105 2,06 46.150 3,13 68.655 2,15 +22.505 +48,76 KTNQD 12.801 5,1 10.935 1,62 12.459 3,8 1.524 +13,94 2.Theo thời hạn Ngắn hạn 35.125 3,18 45.520 3,61 57.395 3,42 +11.875 + 26,1 Trung hạn và dài hạn 5.219 1,12 11.401 1,51 18.216 2,11 + 6.815 +59,77

(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009-2010)

Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy tổng dư nợ quá hạn cuối năm 2010 là 73.009 triệu đồng, chiếm 3,19% tổng dư nợ, tăng 23,42% so với năm 2009 với số tiền là 13.852 triệu đồng.

Tỷ lệ nợ ngân hàng của khu vực kinh tê quốc doanh ẩn chứa nhiều rủi ro và liên tục tăng trong 2 năm. Cụ thể năm 2009 là 46.150 triệu đồng chiếm 3,13% tổng dư nợ kinh tế quốc doanh, sang năm 2010 là 68.655 triệu đồng chiếm 2,15% tổng dư nợ kinh tế quốc doanh tăng 22.505 triệu đồng sơ với năm 2009.

Trong khi nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh lại có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2009 là 10.935 triệu đồng chiếm 1,62% tổng dư nợ kinh tế

ngoài quốc doanh, năm 2010 là 12.459 triệu đồng chiếm 3,8% tổng dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh và tăng 1.524 triệu đồng. Điều này rất có lợi cho ngân hàng trong việc kinh doanh.

Xét theo loại thời hạn cho vay thấy sự biến động nợ quá hạn ngắn hạn giữa 2 năm đã tăng đáng kể với số tiền là 11.875 triệu đồng. Nợ quá hạn trung và dài hạn tăng 59,77% so với năm 2009 với số tiền là 6.815 triệu đồng như vậy cho vay trung và dài hạn hiện nay chưa đúng hướng do hiệu quả đem lại còn thấp, chứa đựng nhiều rủi ro.

3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi.

Tình hình cụ thể được phản ánh qua bảng dưới đây:

Bảng 5: Phân tích nợ quá hạn theo khả năng thu hồi

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2009

Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền +/_ Tỷ lệ% tăng giảm Tổng số nợ quá hạn 45.065 100 56.150 100 66.670 100 +10.520 +18,74 Nợ quá hạn dưới 180 ngày (NQH bình thường) 35.106 78 41.703 74,3 50.003 75 +8.300 +119.9 Nợ quá hạn từ 180-360 ngày (NQH có vấn đề) 8.992 19,9 9.033 16,08 9.000 13,5 +33 +99,6 Nợ quá hạn trên 360 ngày (NQH khó đòi) 967 2,1 5.414 9,62 7.667 11,5 +2.253 +41,6

(Nguồn số liệu:Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009-2010)

Nhìn chung nợ quá hạn của Ngân hàng chủ yếu là nợ quá hạn bình thường (<180 ngày). So sánh các chỉ tiêu và nợ quá hạn trong 2 năm 2009 và 2010 qua bẳng 5 ta thấy, tỷ trọng nợ quá hạn bình thường và nợ có vấn đề

tăng còn nợ quá hạn khó đòi giảm. Tốc độ tăng của nợ bình thường và nợ khó đòi cho thấy xu hướng của các khoản nợ này.

Nợ khó đòi vẫn còn cao như vậy một phần là do trong cơ chế thị trường khách hàng vay vốn gặp rủi, nhưng một phần không nhỏ là do trách nhiệm của cán bộ tín dụng từ khâu nghiên cứu và thẩm định dự an hời hợt, thiếu kiểm tra, kiểm soát để xử lý kịp thời khi khách hàng vay vốn có dấu hiệu khó trả nợ. Đây là một khó khăn lớn của Ngân hàng vì vậy Ngân hàng cần sớm có biện pháp xử lý.

3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn theo nguyên nhân.

Thực trạng rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Gia Lâm nhử xem xét, phát triển thể hiện nợ quá hạn diễn biến theo chiều hướng xấu và khó khăn trong việc xử lý nợ quá hạn, vậy nguyên nhân của tình trạng này là do: Qua nghiên cứu xem xét cụ thể thấy bao gồm cả hai loại: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nghĩa là thuộc về Ngân hàng các khách hàng của Ngân hàng cùng với các nguyên nhân khác.

Bảng 6: Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân

(Đến31/12/2009)

Chỉ tiêu Số tiền %/∑ nợ quá hạn

Tổng nợ quá hạn 45.065 100

1. Theo nguyên nhân chủ quan 32.514 72,15

- Về phía ngân hàng 0 0

- Về phía khách hàng 32.514 72,15

Trong đó

+ Do kinh doanh thua lỗ,phá sản 10.525 23,35

+Sử dụng vốn sai mục đích,lừa đảo 595 1,32

+ Khách hàng chiếm dụng vốn 21.051 46,71

2. Theo nguyên nhân khách quan 6.502 14,43

- Do bất khả kháng 5.051 11,21

- Do cơ chế chính sách 385 0,85

3. Nguyên nhân khác 6.850 15,2

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009)

Trong năm 2009, số nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan về phía Ngân hàng là không có cơ sở so với tổng nợ quá. Điều này chứng tỏ Ngân hàng vẫn chưa có nhiều biện pháp chuẩn mực trong công tác cho vay, thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay song do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân chủ yếu là về phía khách hàng nên tổng dư nợ quá hạn của Ngân hàng vẫn cao.

- Do kinh doanh thua lỗ, phá sản đến hạn không trả nợ được hoặc không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng là 10.525 triệu đồng chiếm 23,35% tổng nợ quá hạn.

- Sử dụng vốn sai mục đích, có ý lừa đảo là 595 triệu đồng chiếm 1,32% tổng nợ quá hạn, nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoài quốc doanh.

- Khách hàng chiếm dụng vốn là 21.051 triệu đồng chiếm phần lớn trong tổng nợ quá hạn.

- Số nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng là 5.051 triệu đồng chếm 11,21% tổng nợ quá hạn.

- Do cơ chế chính sách thay đổi: nước ta vẫn đang trong quá trình đổi mới, nhiều chính sách quy chế vừa thực hiện vừa tiếp tục hoàn chỉnh, sửa

đổi nên các doanh nghiệp không thích ứng kịp với những thay đổi này sẽ gặp khó khăn dẫn tới phá sản.

- Số nợ quá hạn do một số nguyên nhân khác là 6.850 triệu đồng chiếm 15,2% tổng nợ quá hạn.

4. Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm

4.1. Kết quả đạt được

Qua phân tích tình hình hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm cho thấy kết quả đạt được tương đối toàn diện góp phần phát triển ổn định kinh tế. Tổng dư nợ luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tích cực mở rộng tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ tiện ích của Ngân hàng. Để có được kết quả trên ngân hàng đã áp dụng một số giải pháp sau:

- Tăng qui mô kinh doanh đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế phát sinh mới nợ quá hạn, nợ khó đòi.

- Đối với khoản nợ quá hạn khó đòi với lý do khách quan phát sinh từ các năm trước, ngân hàng đã sử dụng các biện pháp như trình lên ngân hàng cấp trên xem xét cho phép giãn nợ, giảm lãi suất quá hạn nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính để đơn vị tiếp tục được đầu tư vốn, duy trì sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho ngân hàng.

- Đối với trường hợp tài sản có thế chấp nhưng người vay cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khởi kiện trước pháp luật và niêm phong tài sản thế chấp chờ xử lý.

- Trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng ngân hàng đã thận trọng, xem xét một cách kỹ càng, chính xác đối tượng cho vay, thực hiện đúng các nguyên tắc và các điều kiện vay vốn. Đồng thời còn tư vấn

thêm cho khách hàng những phương hướng kinh doanh đúng đắn, nhằm tránh được rủi ro và đem lại hiệu quả kinh doanh tốt cho khách hàng. Chính nhờ những biện pháp này mà công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng đã đạt được những kết quả khả quan trong thời gian gần đây.

4.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tạiNHNo&PTNT Chi nhánh Gia Lâm. NHNo&PTNT Chi nhánh Gia Lâm.

4.2.1. Nguyên nhân:

a. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan * Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định

- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới như:

Nền kinh tế vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.

Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung.

* Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho ngân hàng với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu

hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

* Sự tấn công của hàng nhập lậu:

Cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm,… là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta.

* Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành:

Nền kinh tế thị trường thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.

b. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi

* Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:

nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

* Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:

Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w