SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ PHẢI KẾ THỪA TƯ TƯỞNG HỒ

Một phần của tài liệu Các bài viết học tập TT Hồ Chí Minh (Trang 28 - 35)

CHÍ MINH

Thế hệ trẻ là lớp người năng động, nhạy bén và thích hợp với nhiệm vụ được lịch sử trao cho. Bởi vì theo Hồ Chí Minh: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Việc phát triển xã hội là do

tuổi trẻ kế thừa sự nghiệp vĩ đại này; do đó trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cách mạng, Hồ Chí Minh luôn bám sát mục đích, lý tưởng của dân tộc Việt Nam và nhu cầu phát triển của thế hệ trẻ để có những chủ trương, chính sách và nội dung giáo dục nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới-xã hội chủ nghĩa vì “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trong chiến lược đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng, nâng cao lập trường tư tưởng vững vàng đúng đắn. Nếu có lập trường sẽ có nền tảng bản lĩnh chính trị và khoa học để từ đó giúp họ thấy rõ vai trò, vị trí của mình trong xã hội, tự xác định phương hướng hành động và tự rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội. Hồ Chí Minh yêu cầu con người được giáo dục

đào tạo chẳng những phải có lập trường vững vàng mà còn phải thấm nhuần lý tưởng cách mạng, hiểu rõ chủ nghĩa Mác-Lênin, vì trong xã hội hiện tại có nhiều chủ nghĩa, lý luận nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin là cách mạng nhất, đúng đắn nhất, phù hợp với nguyện vọng giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới, phát triển con người. Để làm được điều này, mỗi người phải cởi bỏ những ràng buộc của quá khứ, tiêu diệt những thói hư tật xấu của xã hội cũ, phát huy những yếu tố tích cực của truyền thống. Người nói: “Muốn xây dựng một xã hội mới và tốt đẹp, thì cần phải

tiêu diệt những thói hư, tật xấu của xã hội cũ còn sót lại”. Người căn dặn thế hệ trẻ

rằng: “Trong mỗi người không chỉ tồn tại có một kẻ thù mà có ba kẻ thù cần chống.

Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là một loại kẻ thù nguy hiểm. Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là loại kẻ địch to. Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản, tư tưởng phong kiến tham quan, danh vị đang ẩn nấp trong mình chúng ta và tư tưởng phong kiến cũng còn nhiều. Nhưng có một tư tưởng mẹ-đó là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là trái với chủ nghĩa tập thể”. Vì vậy, “mọi người phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn”. Để có lập trường tư tưởng đúng đắn và vững vàng, Hồ

Chí Minh căn dặn mọi người và các thầy cô giáo phải quan tâm chăm lo đào tạo giáo dục thế hệ trẻ toàn diện, rèn luyện đạo đức cách mạng và nếp sống văn minh tiến bộ để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa.

- Trước hết là, quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng mà nội dung tập trung vào mấy điểm sau:

Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, nhân dân và dân tộc.

Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm, gian khổ đi trước, hưởng thụ sau mọi người”.

Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là giỏi, không khoe công, không tự phụ, trau dồi đạo đức cách mạng.

Hạt nhân của đạo đức cách mạng là thực hiện cho tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, đó là tứ đức mà Hồ Chí Minh đã tổng kết rút ra.

- Thứ hai là, quan tâm giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ phát triển tri thức và tài năng, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Vì theo Hồ Chí Minh thì: “Con người phải có đức và có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính giỏi, nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì có ích cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài, ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”; Vì “Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có máy móc, có kỹ thuật, có văn hóa… thế hệ trẻ phải học cho giỏi”. Tri thức là một tiêu chí để đánh giá trình độ văn minh của dân tộc, của quốc gia và là công cụ, là phương tiện để làm việc. Thấy rõ mối quan hệ giữa tri thức và sự phát triển xã hội, giữa công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng hóa thế hệ trẻ-Chủ tương lai của đất nước nên Người yêu cầu “Thế hệ trẻ phải ra sức học tập chính trị, văn hóa và khoa học công nghệ. Học có tốt hành mới tốt. Học và hành tốt mới làm tròn nhiệm vụ người thanh niên cách mạng”. Không những tuổi trẻ cần phải học cho tốt mà còn phải hành cho tốt. Bởi lẽ “Khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến, không gắng học tập đào tạo thì sẽ lạc hậu”. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ngày nay là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luôn gắn liền với sự phát triển cao của khoa học công nghệ, với sự

phát triển văn hóa nhân loại thì lời dạy của Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại mới.

- Thứ ba là, giáo dục thế hệ trẻ kế thừa, xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, thì riêng việc giáo dục lập trường tư tưởng, đạo đức cách mạng, bồi dưỡng trí tuệ, nâng cao trình độ văn hóa, lối sống văn minh có tầm quan trọng đặc biệt. Song điều đó chưa đủ để xây dựng nhân cách toàn diện cho con người mới xã hội chủ nghĩa. Vì thế, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến nội dung giáo dục thẩm mỹ và sức khỏe để hình thành con người phát triển toàn diện “Trí, Đức, Thể, Mỹ”. Mục tiêu của Hồ Chí Minh đề ra đối với giáo dục thẩm mỹ là làm cho con người có tư tưởng đúng đắn, có đạo đức lý tưởng cao đẹp, có lối sống lành mạnh, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có lòng khao khát cái đẹp trong cuộc sống, biết vươn lên cái cao thượng và cái anh hùng. Để đạt được mục tiêu này trước hết phải làm hai việc là: Vạch rõ cái xấu và khẳng định cái tốt, cái đẹp. Do nắm được đặc điểm tâm lý của thế hệ trẻ, Người đã chỉ rõ biện pháp và hình thức giáo dục đào tạo phù hợp được thế hệ trẻ chấp nhận một cách nhẹ nhàng, tự nguyện, do vậy cần thông qua các lời khuyên và các cử chỉ, lời nói đi vào lòng người, để lại những ấn tượng sâu sắc, có tính thuyết phục cao. Đồng thời bằng tấm gương sáng của Hồ Chí Minh là bài học về đạo đức vô song khiến cho lời nói và việc làm của Người trở thành chân lý đầy tính thuyết phục.

- Thứ tư là, coi trọng tư tưởng “trồng người”. Chỉ dẫn việc phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài rất thận trọng và sáng suốt. Sử dụng thế hệ trẻ không chỉ tùy thuộc vào sự hiểu biết, vào tri thức, vào kinh nghiệm mà quan trọng hơn là tấm lòng, sự chân thành, thái độ tôn trọng và sự tin cậy của cán bộ lãnh đạo, nhân dân. Tư tưởng đó xuất phát từ cái tâm trong sáng, không ích kỷ, vụ lợi, bon chen, đố kỵ hay thành kiến của cán bộ lãnh đạo quản lý. Người chỉ ra rằng: Đào tạo, giáo dục và rèn luyện con người phải thấy rõ khả năng và ưu nhược điểm của họ, phải vừa nghiêm khắc vừa độ lượng nhân từ để có thể giúp đỡ, huấn luyện, đào tạo họ trở thành người có tính chủ động sáng tạo, có trách nhiệm và kỷ luật cao. Mỗi người có một nhân cách, phải tôn trọng nhân cách từng người, phải thấy ai cũng có mặt hay mặt dở, phải làm cho cái tốt nảy nở, lấn át cái xấu, tiến tới xóa bỏ cái xấu. “Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”. Một nguyên tắc quan trọng trong giáo dục, đào tạo sử dụng con người và thế hệ trẻ của Hồ Chí Minh là phải có tình thương yêu, phải ân cần chu đáo, chỉ vẽ động viên, khuyến khích họ vươn lên, thẳng thắn phê bình khuyết điểm cho họ sửa chữa, song không xúc phạm, không thô bạo, không làm họ nản lòng hoang mang. Phương pháp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ không chỉ lên lớp, học tập mà phải thông qua tự giáo dục học tập, tự rèn luyện và thông qua phong trào cách mạng; Bởi có gian nan rèn luyện mới có thành công. Do vậy, phải kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, đoàn thể và

xã hội.

Từ những tư tưởng về giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể rút ra những luận điểm quan trọng sau đây:

- Sự nghiệp tuyên truyền giáo dục lý tưởng CSCN cho thế hệ trẻ là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Luận điểm này như một chân lý vĩnh hằng. Nó chẳng những đúng đắn trong thời kỳ chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc mà lúc đó Hồ Chí Minh đã đưa ra luận

điểm “Muốn thức tỉnh dân tộc, trước kết phải thức tỉnh thanh niên”, “phải tập hợp thanh niên thành tổ chức Hội Thanh niên cách mạng đồng chí” để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành các chiến sĩ cách mạng, thực hiện sứ mệnh giải phóng dân tộc. Nó còn đúng cả trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay ”Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”; thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

- Đào tạo thế hệ trẻ là quá trình cách mạng hóa, để nhằm hướng đến hình thành một thế hệ con người xã hội chủ nghĩa-những con người có lòng yêu nước, tự cường dân tộc, lý tưởng cách mạng; đoàn kết, hợp tác, cộng đồng; có lối sống lành mạnh, văn minh; lao động chăm chỉ sáng tạo, năng suất cao; không ngừng học tập nâng cao trình độ năng lực. Đó cũng là nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, đáp ứng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng, rất cần thiết. Bởi vì vấn đề này chẳng những quyết định sự thành bại cách mạng mà còn quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội, dân tộc; do vậy, cần phải có chiến lược giáo dục, chiến lược phát triển thanh niên; đào tạo thế hệ trẻ kế nghiệp cho Đảng, xứng đáng làm chủ xã hội tương lai; đó là những nhà lãnh đạo, quản lý giỏi, những nhà khoa học tài năng, các văn nghệ sĩ tham gia phát triển đất nước.

- Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Vì phải hiểu và nắm vững quy luật tâm sinh lý của thanh thiếu niên và làm theo quy luật của giáo dục đào tạo; phải nghiên cứu, thông tin, không tùy tiện chủ quan duy ý chí; thiếu phương pháp thích hợp và giải pháp khoa học.

- Phương châm giáo dục thế hệ trẻ là phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, thông qua lao động sản xuất, đấu tranh cách mạng và hoạt động xã hội; thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục; thông qua những tấm gương điển hình người tốt việc tốt trong xã hội; thông qua môi trường lành mạnh và chính sách phát triển, chính sách chăm lo lợi ích và chính sách bảo vệ thanh niên- nhất là sự gương mẫu của cán bộ, giáo viên.

Hồ Chí Minh còn đề ra cho sự nghiệp giáo dục kho tàng tri thức và kinh nghiệm để tự giáo dục, tự rèn luyện vươn lên. Đó là bí quyết để phát triển của Người, bí quyết khai thác kho báu “Lục Bảo-Cửu Chi”-những hành trang về phương pháp để phát triển.

Hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đào tạo, giáo dục và phát triển trong sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ là công việc vô cùng to lớn và quan trọng. Song hiểu được bí quyết về tự giáo dục, rèn luyện của Người quả thật là kho tàng trí tuệ vĩ đại. Trên đây chúng tôi chỉ dám đưa ra một số hiểu biết hạn hẹp về tư tưởng của Hồ Chí Minh để chúng ta cùng trao đổi.

Tập hợp, đoàn kết thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tập hợp đoàn kết thanh niên (TN) là nhiệm vụ quan trọng của Đoàn TN mà Bác Hồ luôn căn dặn phải thực hiện. Người cho rằng: “Muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ rỗng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp TN. Ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ mới ra đời, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn rất quan tâm chăm lo, dìu dắt Đoàn TN. Người chỉ rõ: "Việc cần trước nhất là làm thống nhất các tổ chức TN".

làm nòng cốt, lấy tên là Tổng đoàn TN Việt Nam (sau đổi tên thành Liên đoàn TN Việt Nam) và cử một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng - đ/c Nguyễn Chí Thanh làm chủ tịch Liên đoàn. Từ chỗ xác định vai trò của công tác đoàn kết tập hợp TN, Bác cũng yêu cầu tổ chức Đoàn: "Về phần mình, Đoàn phải nghiên cứu tìm ra những hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức TN". Hơn nữa với đối tượng của mình công tác TN đòi hỏi phải được nghiên cứu, tiến hành một cách khoa học, nghệ thuật, phải kiên trì bám sát tâm tư, nhu cầu, nguyện vọng của TN để tiếp cận, tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục TN.

Trong rất nhiều bŕi nói, bŕi viết Hồ Chủ tịch đã đề cập đến đoàn kết: "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công". Người kêu gọi: "…là người chủ tương lai, cho nên toàn thể TN ta phải đoàn kết chặt chẽ". Theo Bác, đoàn kết trong TN sẽ tạo ra phong trào to lớn thu hút đông đảo TN tham gia. Đoàn kết, tập hợp TN sẽ tạo cho Đoàn TN sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Để làm được điều đó, Người thẳng thắn phê bình: "Trong tổ chức TN vẫn còn giữ một xu hướng chật hẹp, không bao bọc được nhiều giai tầng, không kéo được đại đa số TN…”. Người ân cần nhắc nhở: “Phải thật thà đoàn kết với anh chị em trong Hội LHTN". Những năm qua, có nơi, có lúc đã không giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổ chức Đoàn và tổ chức Hội. Vẫn có cán bộ Đoàn cho rằng công tác TN là của tổ chức Hội nên chưa dành sự quan tâm, đầu tư cho công tác Hội; Nhận thức và hành động về mặt trận đoàn kết, tập hợp TN còn hời hợt, cảm tính, thiếu chân thành, tôn trọng… Những biểu hiện ấy cần phải được khắc phục trên tinh thần trách nhiệm và đoàn kết cao nhất. Rõ ràng, với mong muốn xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành cánh tay và đội hậu bị của Đảng, Bác Hồ đã rất quan tâm đến việc mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp TN. Trong phát biểu tại Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất, Bác đã nói: "Bác rất yêu mến TN vì TN là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ TN già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ TN tương lai".

Một phần của tài liệu Các bài viết học tập TT Hồ Chí Minh (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w