III, Giải pháp nhằm quản lý tốt hàng chờ dịch vụ bán lẻ
3.2 xuất các giải pháp quản lý
Hiện nay, tình trạng chung của các siêu thị là khách hàng thường xuyên phải chờ đợi khi thanh toán. Vì vậy giải pháp quản lí và biện pháp khắc phục không chỉ từ phía doanh nghiệp mà còn cần từ ý thức của khách hàng trong việc tuân thủ những quy định.
Về phía doanh nghiệp:
- Cần tăng cường các quầy thu ngân và lực lượng nhân viên ở tất cả các bộ phận trong hệ thống dặc biệt vào những giờ cao điểm: 10h- 12h sáng và 17h- 19h. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng hơn vào những ngày mua sắm cao điểm như: các ngày lễ tết, thời gian có chương trình khuyến mại để giảm ách tắc, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.
- Biến thời gian chờ đợi của khách hàng trong khi chờ đợi thanh toán bằng các hoạt động, các trò chơi, một số dịch vụ đi kèm, khách hàng có thể vừa đợi vừa đọc tạp chí, báo, xem chương trình liên quan đến việc quảng bá sản phẩm tiêu dùng giúp khách hàng có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
- Đồng thời các siêu thị có thể bố trí trao giải thưởng cho khách hàng may mắn, cung cấp đồ uống, dịch vụ miễn phí: cà phê, nước hoa quả, sinh tố,… Đó là những biện pháp quản lí tác động trực tiếp vào tâm lí khách hàng giúp
họ cảm thấy thoải mái, tăng lợi ích của khách hàng và cảm thấy thời gian chờ đợi rút ngắn dần.
- Với các siêu thị lớn có lượng khách hàng nhiều vào cuối tuần và dịp lễ tết, có thể bố trí tách riêng 5-10 quầy để giải quyết phục vụ cho những khách hàng sử dụng thẻ riêng để làm giảm thời gian cho các hàng chờ tiếp theo. Tách riêng nhóm khách trả bằng tiền mặt và nhóm khách trả bằng thẻ ra để đảm bảo tốc độ phục vụ.
- Thông thường, khách hàng phải tự mình đặt hàng hoá lên băng chuyền thanh toán và băng chuyền tại siêu thị thường ngắn (hoặc không có) nên thời gian phục vụ một khách cũng tăng lên nên siêu thị cần đưa ra biện pháp để băng chuyền dài hơn để nhiều khách hàng khác nhau cùng đặt lên chờ thanh toán, giảm lượng thời gian phục vụ của nhân viên cho một khách và giảm thời gian phải chờ đợi của khách hàng tiếp theo.
- Để đảm bảo môi trường mua sắm chung, hài lòng cho mọi khách hàng, siêu thị chủ động nhắc nhở khách hàng phải có ý thức xếp hàng, giữ trật tự tại điểm tính tiền. Siêu thị rất khó chế tài hay áp dụng biện pháp nào quá quyết liệt vì khách hàng đến đây để hưởng dịch vụ và mua sắm. Luôn hướng dẫn nhân viên phục vụ nhắc nhở khách hàng ai đến trước sẽ được phục vụ trước. Các nhân viên thu ngân của nhiều siêu thị phải được tập huấn không tính tiền cho người xen ngang hay nhắc nhở khách hàng khi có dấu hiệu chen
lấn. Phải làm như vậy để tỏ thái độ không đồng tình với thói quen không chịu xếp hàng ở nơi công cộng của một số khác hàng thiếu ý thức. Ai muốn thanh toán trước thì phải hỏi ý kiến của người đã xếp hàng từ trước. Nếu họ đồng ý thì được phép thanh toán trước, còn nếu không thì phải tuân theo quy tắc xếp hàng.
- Tạo dựng “hàng rào mềm” xếp hàng: gồm dây chằng nối liền các cọc kim loại để khách hàng xếp hàng, chờ đợi thanh toán. Theo khảo sát thử của VNA, khi mọi người xếp chung một hàng ngoằn ngoèo theo hình dic dăc ai trong hàng cũng cùng di chuyển nên tâm lý hành khách sẽ thoải mái hơn vì
nhận thấy có sự dịch chuyển, họ thích hình thức này hơn là có nhiều hàng nhưng chờ rất lâu. Tuy nhiên hình thức này chỉ có thể thực hiện được ở các siêu thị có cơ sở hạ tầng tốt, rộng, còn các siêu thị nhỏ không áp dụng được hình thức này vì lượng khách thường không có quá nhiều.Ở đâu đặt hàng rào xếp hàng thì ở đó sẽ không có chen lấn và mọi người đều thoải mái.
- Đặc biệt cần phải hạn chế tới mức tối thiểu thời gian chờ đợi của những khách hàng lần đầu tiên đến với công ty. Ưu tiên thời gian phục vụ khách hàng là ngắn nhất.
- Nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng khi khách hàng đang chờ đợi dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng vì vậy đội ngũ nhân viên phải có
khả năng giao tiếp tốt, khéo léo, có trình độ chuyên môn để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng. Các siêu thị phải có những chương trình đặc biệt để đào tạo cho các nhân viên phục vụ của mình kỹ năng phục vụ và giao tiếp với khách hàng làm sao để khi gặp khách hàng luôn trong tâm trạng thoải mái, niềm nở và thể thiện sự tận tình phục vụ họ. Vì khi lượng khách quá
đông, khách hàng phải chờ rất khó chịu mà nhân viên phục vụ cũng có thái độ không thoải mái nữa thì họ sẽ cảm thấy sự khó chịu tăng lên bội phần.
- Nên mở rộng thêm hệ thống mua hàng trực tuyến và giao hàng tận nhà để khách hàng không phải mất nhiều thời gian đi lại và chờ đợi xếp hàng thanh toán. Họ sẽ chỉ phải ở nhà và chờ đợi để nhận những món hàng mà mình đã mua qua mạng, họ cũng không phải mất thời gian đứng chờ hàng tiếng đồng hồ để xếp hàng, chen chúc và mang trong mình nhiều tâm trạng bực bội và khó chịu nữa. Tuy nhiên, với biện pháp này, các nhà quản lý siêu thị và quản lý hàng chờ phải cam kết sẽ cung ứng dịch vụ với chất lượng tốt nhất như đã thỏa thuận từ trước với khách hàng. Có như vậy, họ mới có niềm tin vào siêu thị và trở thành những khách hàng trung thành nhất.
Để tạo điều kiện cho các hệ thống các siêu thị bán lẻ hoạt động tốt và rút ngắn thời gian chờ đợi cho mình, bên cạnh những lỗ lực của doanh nghiệp thì chính khách hàng cũng góp phần vào thành công đó. Vì vậy mỗi chúng ta nói
chung và khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ nói riêng cần có ý thức tuân thủ nội quy, quy định trong việc xếp hàng, không chen lấn, xô đẩy, xếp hàng văn minh, có khoa học. Từ đó giúp doanh nghiếp kiểm soát được lượng khách hàng tốt hơn và mục tiêu lớn hơn là tối thiểu hóa thời gian chờ đợi và giữ mối quan hệ với khách hàng. Thông thường tại các siêu thị có kiểu xếp hàng truyền thống,đảm bảo hiệu quả và công bằng là kiểu FIFO ( first in first out ). Khách hàng vào trước được phục vụ trước. Vì vậy việc này đòi hỏi phải có ý thức từ phía khách hàng và doanh nghiệp, nhà quản trị, đội ngũ nhân viên mà cần có sự kết hợp, đóng góp của khách hàng khi đến với doanh nghiệp.
- Tăng cường lượng quầy thu ngân phụ cho mỗi siêu thị. Mặt khác, siêu thị còn bố trí một quầy thu ngân riêng cho những khách hàng mua dưới 10 sản phẩm, tăng cường lực lượng xếp hàng vào bao để thu ngân hoạt động
nhanh tay hơn, tổ chức đóng gói sẵn một số sản phẩm, đồng thời bố trí người điều phối hài hoà lượng khách hàng thanh toán tại các quầy".
- Siêu thị phải có kế hoạch chuẩn bị trước một thời gian để chuẩn bị đón những ngày mua sắm cao điểm như vào các ngày lễ tết, nhằm hạn chế quá tải đến mức thấp nhấp
- Bổ sung lượng nhân viên có trình độ và kinh nghiệm làm việc để đạt hiệu quả cao, nhanh chóng, kịp thời
- Ban an ninh của siêu thị phải có dự quản lý chặt chẽ tránh xảy ra tình trạng mất cắp và móc túi trong siêu thị, tạo cảm giác yên tâm cho khách hàng trong khi chờ đợi
- Siêu thị nên bố trí khu vực cho khách hàng rộng rãi và có 1 số dịch vụ kèm theo ví dụ như: khách hàng có thể vừa đợi vừa đọc tạp chí, báo, xem chương trình ti vi, hay có thể được uống nước hoa quả miễn phí trong khi chờ đợi….
KẾT LUẬN
Hàng chờ trong dịch vụ bán lẻ là một hiện tượng tất yếu của của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội nói riêng và tất các hệ thống siêu thị trên toàn quốc nói chung. Nó sẽ còn tồn tại cho song song với các loại dịch vụ khác trong nền kinh tế thị trường vì nếu không có
sự xuất hiện của hàng chờ thì đồng nghĩa với việc các nhà cung ứng dịch vụ hoặc là đã đang làm mất đi lượng khác hàng thường xuyên của mình hoặc là đã có những biện pháp nào đó quản lý hiệu quả hơn làm giảm hàng chờ này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc không tồn tại lượng hàng chờ là gần như không có vì nó đã là tính tất yếu rồi...Điều đáng nói ở chỗ là các nhà quản lý và cung ứng dịch vụ cần phải coi hàng chờ là một phần trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. Làm sao để giảm bớt hàng chờ là cách để doanh nghiệp đó lấy được lòng khách hàng tốt nhất vì nó đồng nghĩa với việc họ đã thiết lập được một tiến trình dịch vụ hoàn hảo, nhanh chóng, thuận tiện và làm hài lòng khách hàng bằng cách họ không phải mất thời gian chờ đợi để được thỏa mãn các nhu cầu về dịch vụ của doanh nghiệp.
Đây là một câu trả lời dễ dàng nhưng lại không dễ để tìm ra cách giải quyết. Với tư cách là những sinh viên khoa Quản trị doanh nghiệp của trường Đại học Thương Mại, tương lai có thể sẽ trở thành những nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hoặc một siêu thị nào đó, hiện tại chúng tôi thấy bài tìm hiểu của mình còn nhiều hạn chế chưa thực sự khái quát và nhìn nhận hết được mọi vấn đề cần phải nghiên cứu. Nhưng chắc chắn trong tương lai gần hoặc tương lai không xa nữa, chúng tôi hy vọng mình sẽ có thể đưa ra nhiều ý tưởng mới, nhiều cách giải quyết có hiệu quả hơn, đóng góp một phần năng lực của mình vào việc khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong nhóm hàng chờ tại các lĩnh vực dịch vụ nói chung và dịch vụ bán lẻ tại các siêu thị nói riêng. Tin chắc rằng, đến lúc đó cả bạn và cả chúng tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi bước chân vào các siêu thị để mua sắm và quan trọng hơn là sẽ thỏa mãn được những kỳ vọng và mong đợi mà mình đặt ra trước khi đến với dịch vụ đó. Chúng tôi nghĩ mình có thể làm được!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình QT DN KD dịch vụ trong nền kinh tế thị trường - Hà Văn Hội
- Phát triển và quản lý Nhà nước về kinh tế dịch vụ - Bùi Tiến Chung
- Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ- Tập 9, số 10/2006- Nguyễn Thị Mai Trang
- Và các tài liệu tham khảo khác trên Internet:
+ Wikipedia.com + mot.gov.vn + iemvietnam.com + bigc.com.vn + quanlynhansu.com + vietnamnet.vn + idr.edu.vn + …. ---o0o--- HẾT