Hướng dẫn học sinh tự họ cở nhà:

Một phần của tài liệu GIAO AN VL 7_2013-2014 (Trang 52)

- Học thuộc bài trong vở ghi + ghi nhớ SGK/49 - Hoàn chỉnh từ câu C1C3 vào vở bài tập. - Làm bài tập 17.1  17.4 / SBT

* Lưu ý: Bài 17.1 và bài 17.3: Khi làm thí nghiệm, các vật nhiễm điện phải sạch và khô - Đọc thêm có thể em chưa biết để trả lời câu hỏi đầu bài.

- Chuẩn bị tiết sau: Bút chì và nội dung bài: “ hai loại điện tích”

=============================================================================

Ngày soạn: 06 /01 /2013 Ngày dạy: 11/01/2013

Tiết : 20 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH

A. Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.

2) Kỹ năng:

- Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát. 3) Thái độ:

- Trung thực hợp tác trong hoạt động nhóm.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh vẽ mô hình cấu tạo đơn giản của nguyên tử. Hình 18.5 / trang 53 SGK Cho các nhóm học sinh:

+ 1 thanh thuỷ tinh

+ 2 mảnh nylon màu trắng đục + 1 bút chì gỗ + 1kẹp nhựa

+ 1 mảnh len, 1 mảnh lụa sấy khô

+ 2 đũa nhựa có lỗ và không có lỗ + một mũi nhọn đặt trên đế nhựa - H: 1 cái bút chì

C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định : KTSS(1’)

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

Câu 1: Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có đặc điểm gì? Sửa bài tập 17.1 SBT/ trang 36

Câu 2: Sửa BT 17.2, 17.3 SBT/ trang 36.

3. Bài mới:(1’)

a. Đặt vấn đề: Một vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. Nếu hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút hay đẩy nhau? Bai học này giúp chúng ta giải quyết vấn đề trên.

b. Triến khai bài:

Nội dung Trợi giúp của GV

I. Hai loại điện tích:

1)Thí nghiệm 1:

a. Hoạt động 1:(8’) Làm thí nghiệm 1 tạo ra 2 vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng?

- G: Cho HS đọc thí nghiệm 1

- G: Giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành TN:

Bước 1: Kẹp 2 mảnh nilon vào bút chì, nhấc lên. Quan sát ---> Nhận xét.

Dùng len cọ xát 2 mảnh nilon nhiều lần, nhấc lên. ----> Nhận xét

 Giáo viên lưu ý cách cọ xát : không quá mạnh

để mảnh nilông không bị cong và cọ xát theo 1 chiều với số lần như nhau.

- H: Tiến hành TN theo nhóm

=============================================================================

Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

2) Thí nghiệm 2:

Nhận xét : Thanh nhựa sẫm màu và thanh

thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút

nhau do chúng mang điện tích khác loại.

 Bước 1: Trước khi cọ xát 2 mảnh nilông không có hiện tượng gì.

 Bước 2: TN giống như SGK

---> Sau khi cọ xát : 2 mảnh nilông đẩy nhau (Xoè

ra)

- G?: Hai mảnh nilon xoè ra chứng tỏ được điều gì? - H: Hai mảnh nilon bị nhiễm điện cùng loại nên chúng đẩy nhau.

- G: Tiếp theo cho HS làm TN: Cọ xát len vào 2 thanh nhựa cùng loại, sau đó đặt 1 thanh lên giá nhọn , đưa đầu thanh kia lại gần.

---> Quan sát – Nhận xét.

- H: Làm thí nghiệm và thảo luận nhóm hoàn chỉnh thí nghiệm 2 ( Chúng đẩy nhau)

- G: Hai thanh nhựa nhiễm điện như nhau --->đẩy nhau.

- H: Các nhóm thảo luận điền vào chỗ trống phần nhận xét.

- G: Gọi vài em hoàn chỉnh ---> Ghi bảng

- G: Người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau và đều có nhận xét như vậy.

- G: Ta đã thấy 2 vật nhiễm điện giống nhau thì đẩy nhau. Vậy 2 vật nhiễm điện khác nhau (khác loại) thì chúng như thế nào? Ta tiến hành thí nghiệm kiểm tra điều này

b. Hoạt động 2:(5’) Làm thí nghiệm 2, phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại

- G: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2 .

+ Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, phân công nhiệm vụ:

1 em dùng len cọ xát thước nhựa 1 em dùng lụa cọ xát thuỷ tinh -H: Tiến hành TN theo nhóm

+ Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi nhọn, đưa thanh thuỷ tinh chưa nhiễm điện lại gần xem có tương tác với nhau không? (chưa tương tác với nhau) + Cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa đưa lại gần đũa nhựa quan sát hiện tương xảy ra ? ( thanh thuỷ tinh hút thước nhựa)

+ Cọ xát thanh nhựa bằng mảnh vải khô và cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa và đưa lại gần nhau quan sát hiện tượng xảy ra? ( hút nhau)

- H: Thảo luận nhóm hoàn thành nhận xét

- G?: Vì sao ta có thể cho rằng thanh nhựa và thanh thuỷ tinh nhiễn điện khác loại?

- H: Vì chúng nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau. - G: Diễn giảng và kết luận chung:

2 vật cùng loại, cọ xát vào cùng vật như nhau ---> Chúng nhiễm điện cùng loại

=============================================================================

* Kết luận:hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.

=> Chú ý:

- Thuỷ tinh cọ xát với lụa thì mang điện tích dương (+)

- Nhựa cọ xát với vải thì mang điện tích âm(-)

II. Sơ lược cấu tạo nguyên tử:

2) 3) 4)

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương vàc các êlectrôn mang điện âm chuyển động qua quanh hạt nhân .

- Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do vậy bình thường nguyên tử trung hoà về điện.

- Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

2 vật khác loại cùng cọ xát vào vật như nhau ---> Nhiễm điện khác loại

c. Hoạt động 3:(3’) Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tương tác giữa chúng

- G?: Từ kết qua TNû và nhận xét em nào rút ra kết luận chung gì?.

- H: Hoàn thành kết luận

- G + H: Nhận xét ---> Thống nhất Kết luận

- G: Nêu quy ước có 2 loại điện tích : Điện tích dương (+); điện tích âm ( - )

Thuỷ tinh cọ xát với lụa thì mang điện tích dương (+)

- Nhựa cọ xát với vải thì mang điện tích âm(-) ----> Ghi bảng . Cho HS nhắc lại vài lần.

* G: GDMT: Trong các nhà máy thường xuất hiện các bụi gây hại cho công nhân. Nên người ta thường bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và hút vào tấm kim loại, giữ môi trường trong sạch, bảo vệ sức khoẻ cho công nhân

- G: Cho HS đọc và trả lời C1

- H: Các nhóm trả lời câu C1? ( C1:mảnh vải mang điện tích dương(+); thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải khô thì mang điện tích âm (-).

- G + H: Nhận xét.

d. Hoạt động 4:(5’) Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử

- G: Treo hình 18.4 /sgk cho HS quan sát - Yêu cầu HS đọc phần II/sgk trang 51

- H: Trình bày sơ lược về cấu tạo của nguyên tử trên mô hình nguyên tử .

- G: Mọi vật xung quanh chúng ta đều được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là 1 hạt rất nhỏ nhưng các hạt đó lại gồm có những hạt nhỏ hơn nữa. Đó là hạt nhân mang điện tích dương(+) ở giữa , và các êlectron mang điện tích âm (-) chuyển động xung quanh hạt nhân, tạo thành lớp vỏ nguyên tử.

VD: 10 triệu nguyên tử xếp sát nhau chỉ dài 1mm, nên kích thước của nó rất nhỏ bé

- G?: Em hãy đếm điện tích âm và điện tích dương ở hình vẽ 18.4 xem có bao nhiêu điện tích(+) và điện tích(-)

- H: Có 3 (+ ) và 3 (-)

-G: Số điện tích âm trị số tuyệt đối bằng điện dương----> Gọi là nguyên tử trung hoà về điện.

* GV thông báo với HS : Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.Chính vì thế mà các êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác,

=============================================================================

III. Vận dụng

C2: Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectron chuyển động xung quanh hạt nhân.

C3 : Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì rằng các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hoà lẫn nhau.

C4: Sau khi cọ xát, như hình 18.5b, mảnh vải nhiễm điện dương (6 dấu “+” và 3 dấu “-“); thước nhựa nhiễm điện âm (7 dấu “-“ và 4 dấu “+”).Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn; Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn.

* Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.

từ vật này sang vật khác.

e. Hoạt động 3 :(10’) ( Vận dụng )

- G: Treo tranh 18.5 a,b SGK trang 52lên bảng cho hs thảo luận trả lời C2, C3, C4

- H trả lời và thống nhất toàn lớp C2, C3, C4 - G +H: Nhận xét

* Từ câu hỏi C4, GV hỏi : - H: Vật nhiễm điện âm nếu mất bớt êlectron, vật nhiễm điện dương nếu nhận thêm êlectron.

- G: Diễn giảng - H: Ghi vở

4. Củng cố:(5’)

- Có mấy loại điện tích?

- Khi đặt hai vật nhiễm điện gần nhau thì có hiện tượng gì xảy ra? - Khi nào vật nhiễm điện âm, khi nào vật nhiễm điện dương.?

- Nêu câó tạo của nguyên tử?

5. Dặn dò:(2’)

- Học thuộc bài trong vở ghi kết hợp ghi nhớ SGK trang 52 - Đọc mục: “Có thể em chưa biết”

- Làm bài tập 18.1 -> 18.4 / 19 trong SBT trang 38. - Chuẩn bị: + Mỗi nhóm : Pin các loại, bóng đèn pin

+ Chuẩn bị trước bài “ Dòng điện và nguồn điện”

=============================================================================

Ngày soạn: 12 /01 /2013 Ngày dạy: 18/01/2013

Tiết 21 DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được định nghĩa về dòng điện và nguồn điện

2. Kĩ năng:

- So sánh được mối quan hệ giữa dòng điện và dòng nước.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản - Nghiêm túc trong giờ học.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 19.1, 19.2 sgk

- Cho các nhóm: + Một mảnh phim nhựa, một mảnh kim loại mỏng. + Một bút thử điện, một mảnh len.

+ Một nguồn điện và một bóng đèn lắp sẵn vào đế đèn. + Một công tắc và 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện.

2. Học sinh: Pin đèn, bóng đèn pin, dây dẫn có vỏ cách điện.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định : (1’)Kiểm diện học sinh

2. Kiểm tra bài cũ:(4’)

Câu 1: Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích? Câu 2: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

3. Bài mới : a. Đặt vấn đề:(1’)

Nêu những ích lợi và thuận tiện khi sử dụng điện? (hs trả lời: Thắp sáng, xem ti vi, nghe nhạc, quạt mát...)

Các thiết bị mà các em vừa nêu chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì b. Triễn khai bài:

Nội dung Trợ giúp của Gv

I/ Dòng điện :

a. Quan sát: ( H: 19.1 / 51 – SGK) a.Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện là gì ?( 10 ph)

- G: Treo tranh vẽ hình 19.1 yêu cầu các nhóm quan sát tranh vẽ và nêu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước. - H: Trả lời câu C1; C2 theo gợi ý câu hỏi sau:

- G?: Mảnh phim nhựa tương tự như gì? (bình đựng

nước)

- ?: Điện tích trên mảnh phim nhưa tương tự như gì ?

(nước đựng trong bình)

- ?: Mảnh tôn, bóng đèn bút thử điện tương tự như gì?

(ống thoát nước)

- ?: Điện tích dịch chuyển qua mảnh tôn, bóng đèn và tay tương tự như gì? (nước chảy qua ống thoát )

- ?: Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt tương tự như gì? ( nước trong bình vơi đi )

- ?: Khi nước chảy đến khoá ta làm như thế nào để nước lại chảy qua ống? (Đổ thêm nước vào bình A)

- ?: Đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn này

=============================================================================

b. Nhận xét:

Bóng đèn bút thử điện sáng khi điện tích dịch chuyển qua nó.

c. Kết luận:

Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

II. Nguồn điện :

1. Các nguồn điện thường dùng :

- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động .

- Mỗi nguồn điện đều có hai cực : Cực dương (+) và cực âm (-).

2. Mạch điện có nguồn điện:

Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

lại sáng ? ( cọ xát làm nhiễm điện mảnh phim nhưạ) - H: C1: a. nước b. chảy

C2: Lại cọ xát phim nhựa để nhiễm điện cho mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn áp sát trên phim

- G: Làm thí nghiệm kiểm tra lại và cho HS nhận xét ---> Thống nhất

- G : Thông báo: Khi bóng đèn bút thử điện sáng, ta nói là có dòng địên chạy qua bóng đèn của bút thử điện. ?

Vậy: Dòng điện là gì?

- H: Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng - G: Cho hs nhắc lại ghi vở

- ?: Dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị

- H: Đèn sáng, quạt quay, mơ -tưa quay....

- G: Tóm lại: các thiết bị điện chỉ hoạt động được khi có dòng điện chạy qua chúng.

* Thực tế, có thể ta cắm dây cắm vào ổ lấy điện nhưng chúng không hoạt động được, tức là không có dòng điện chạy qua, nhưng ta không được tự ý sửa chữa khi chưa ngắt dòng điện và chưa biết cách sử dụng điện, để đảm bảo an toàn sử dụng điện

-?: Làm thế nào để duy trì dòng điện giúp các thiết bị điện hoạt động liên tục? Sang phần 2

b.Hoạt động 2:Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng ( 6ph)

- H: Đọc thông tin trong SGK / 54

- G?: Muốn có dòng điện thì phải có nguồn điện. Vậy nguồn điện là gì?

- H: Nguồn điện cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động

- G?: Kể tên 1 sồ nguồn điện mà em biết? - H: Quan sát hình 19.2 sgk và trả lời:

C3 ( pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin dạng cúc áo, acquy

- G: Cho hs xem một số pin thật chỉ ra đâu là cực dương đâu là cực âm của mỗi nguồn điện này.

- G: Có thể nói thêm với hs các nguồn điện bao gồm các loại pin, các loại acquy và máy phát điện , ở lấy điện trong nhà...

c. Hoạt động 3:Mắc mạch điện đơn giản ( 10ph)

- G: Treo tranh 19. 3 và giới thiệu mạch điện đơn giản gồm: Pin ( nguồn điện), bóng đèn, công tắc, dây nối.

?: Dây dẫn nào được nối với cực âm , cực dương của nguồn điện?

- H: Quan sát ---> Chỉ ra các dây nối cực âm, cực dương của ngồn điện. Xong mắc mạch điện như hình 19.3 gồm pin bóng đèn, pin công tắc và dây nối.

*Lưu ý : Khi nào mắc xong cô kiểm tra mới được đóng khoá lại

============================================================================= III. Vân dụng: C4: Ví dụ các câu sau: + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. + Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua.

+ Quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua.

C5: Đèn pin; radio; máy tính bỏ túi;

Một phần của tài liệu GIAO AN VL 7_2013-2014 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w