I. TÌNH HÌNH VỀ HẠ TẦNG CƠ SỞ CHO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM.
5. Hạ tầng cơ sở chính trị, xã hội.
Trong quá trình đổi mới hơn 10 năm qua, đất nước đã chuyển một bước đáng kể sang hướng “mở cửa”. Song, do hàng loạt các đặc thù, nhiều thứ chịu sự chế định của hoàn cảnh lịch sử - xã hội, ta chưa thể mở tới mức độ như “kinh tế
số hoá nói chung” và “thương mại điện tử” nói riêng đòi hỏi hoặc mong muốn. Các thế lực thù địch còn tiếp tục các hoạt động chống phá mạnh mẽ, nên về mặt chính trị, Internet/Web mặc nhiên trở thành phương tiện tốt cho các hoạt động này, buộc Nhà nước phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp. Ngay từ năm 1996 đã có chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, quản lý, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch dùng phương tiện thông tin điện tử để chống phá ta, trong đó đã đề cập đến các phương tiện điện thoại, Fax, kênh truyền hình TVRO, kết nối mạng thông tin Internet và các hoạt động mua bán, trao đổi thông tin giữa một số cơ quan nhà nước và nước ngoài v..v..việc sử dụng Internet phải có sự giám sát nhất định. Hoàn cảnh đặc thù ấy chưa hoàn toàn thích hợp với “thương mại điện”, nhưng chưa thể làm khác được vì đề phòng phá hoại chính trị còn phải quản lý Internet/Web để chống lại tác hại của phim ảnh không lành mạnh. Các lối sống xa lạ với bản sắc văn hoá dân tộc được truyền qua mạng nay đã bắt đầu tác động vào một bộ phận thanh thiếu niên. Về cách sống và làm việc, đa số dân chúng vẫn còn quen giao dịch trên văn bản, giấy tờ, mua hàng nhất thiết phải trải qua công đoạn nhìn, sờ, nếm, thử...; thích đếm tiền mặt v..v.., đều là các thói quen khác biệt một cách căn bản với thương mại điện tử; đồng thời cũng là những thói quen không thể nhanh chóng thay đổi được.
Về mặt xã hội, cũng phải lưu ý tới nhận xét của nhiều học giả rằng: do lịch sử hàng nghìn năm sống trong nền “văn minh làng xã”, đông đảo dân chúng Việt nam chưa xây dựng được một tác phong “làm việc đồng đội” (teamwork) ở tầm toàn xã hội và tầm quốc tế, cũng như chưa có được lối sống theo pháp luật chặt chẽ, theo kỷ luật lao động công nghiệp tiêu chuẩn hoá, đều là những yếu tố mà “kinh tế số hoá” nói chung và “thương mại điện tử” nói riêng đòi hỏi một cách nghiêm ngặt.
* Tất cả các hạ tầng cơ sở nói trên đều cho thấy môi trường điển hình cho nền “kinh tế số hoá” nói chung và “thương mại điện tử” nói riêng chưa hình
thành đầy đủ ở Việt nam, đòi hỏi nhất thiết phải có một quá trình chuẩn bị. Quá trình đó dài hay ngắn tuỳ thuộc vào nhiều quan điểm chung, cách nhận thức vấn đề và cách triển khai thương mại điện tử.