c ng nghiên u B môn S k he Môi tr ng, kho aY
3.3. Những khó khăn trong kiến thức, thực hành của cán bộ xạ trị
3.3.1. Khó khăn trong quá trình điều trị xạ trị
Khó khăn Tần số Tỷ lệ (%)
Tình trạng quá tải 53 81,5
Trang thiết bị cũ, hỏng, thiếu 48 73,8
Thiếu đào tạo cơ bản 12 18,4
Thiếu tài liệu học tập 9 13,8
Đãi ngộ kém 4 6,0
Quỏ tải được xem là khó khăn lớn nhất đối với các cán bộ xạ trị Bệnh viện K (81,5%). Tình trạng quá tải chủ yếu bao gồm quá tải bệnh nhân, quá tải giường bệnh, quá tải máy xạ trị….Một khó khăn khác trong quá trình điều trị cũng được rất nhiều cán bộ quan tâm là tình trạng trang thiết bị cũ, hỏng, thiếu (73,8%). Những khó khăn khác như thiếu đào tạo cơ bản, thiếu tài liệu học tập chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 20%). Đáng chú ý là có 6% cán bộ xạ trị cho rằng một trong những khó khăn của điều trị xạ trị là do chế độ đãi ngộ cho cán bộ xạ trị cũn kộm.
3.3.2. Đánh giá tính thiết thực của nội dung đào tạo
Bảng 3.13 : Đỏnh giỏ tính thiết thực của nội dung đào tạo điều trị xạ trị
Nội dung đào tạo Số lượng Tần suất (%)
Thiết thực 54 96,4
Không thiết thực 2 3,6
Tổng 56 100
Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong số 56 cán bộ đã từng được đào tạo về điều trị xạ trị (9 người không được đào tạo - bảng 3.7) có đến 96,4% cho rằng nội dung đào tạo gần gũi với với thực tế, thiết thực với công tác điều trị xạ trị. Chỉ có 2 cán bộ cho rằng nội dung đào tạo không sát với thực tế lâm sàng, cần thực hành nhiều hơn.
94,6% 5,4%
Có áp dụng Không áp dụng
Biểu đồ 3.4: Khả năng áp dụng kiến thức đào tạo vào thực tế
Hầu hết các cán bộ cho biết họ có thể áp dụng những kiến thức được đào tạo vào công việc (94,6%), chỉ có một số lượng nhỏ (5,4%) không áp dụng được những gì đã học vào thực tế.
3.3.4. Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả các khóa đào tạo xạ trị
Bảng 3.14. : Những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả các khóa đào tạo xạ trị
Đề xuất Tần số Tỷ lệ (%)
Đào tạo cơ bản 20 30,7
Đào tạo kĩ thuật mới 18 27,7
Thực hành nhiều 14 21,5
Muốn cải tạo chất lượng các khóa đào tạo, đào tạo cơ bản là vấn đề được đề được đề xuất nhiều nhất (30,7%). Chiếm một tỷ lệ đề xuất tương đương là vấn đề tài liệu, kĩ thuật mới (27,7%). Khoảng một phần năm cán bộ cho rằng muốn nâng cao chất lượng các khóa đào tạo thì phải tạo điều kiện cho học viên thực hành nhiều hơn (21,5%).
3.3.5. Nhu cầu đào tạo thêm
Bảng 3.15 : Đánh giá nhu cầu đào tạo thêm
Đào tạo thêm Số lượng Tần suất (%)
Không 0 0
Tổng 65 100
100% cán bộ xạ trị Bệnh viện K, từ bác sỹ xạ trị, kĩ sư vật lý đến kĩ thuật viên xạ trị, y tá đều muốn được đào tạo thêm về điều trị xạ trị.
3.3.6. Nội dung đào tạo thêm
Bảng 3.16 : Những nội dung cần được đào tạo thêm
Nội dung đào tạo thêm Số lượng Tần suất (%)
Kĩ thuật mới 31 47,6
Chăm sóc bệnh nhân trong và sau điều trị 27 41,5
Đào tạo kiến thức cơ bản 10 15,4
An toàn xạ trị 18 27,7
Nội dung đào tạo khác 2 7,0
Nội dung mong được đào tạo thêm nhất là các kĩ thuật mới trong xạ trị (IMRT, IGRT, xạ trị áp sát) chiếm 47,6%. Các kiến thức về chăm sóc bệnh nhõn trong và sau xạ trị cũng là vấn đề được đề xuất đào tạo nhiều (41,5%). Khoảng một phần ba cán bộ (27,7%) muốn được đào tạo về an toàn xạ trị trong khi vấn đề đào tạo cơ bản ít được đề xuất (15,4%). Một số nội dung đào tạo khác cũng được đề xuất (7%). Các nội dung mong được đào tạo thờm cũn phụ thuộc vào từng đối tượng.
3.3.7. Mối tuơng quan giữa bằng cấp và nội dung đào tạo thêm
Bảng 3.17. Mối tuơng quan giữa trình độ chuyên môn và nội dung đào tạo thêm
Trình độ chuyên môn
Nội dung đào tạo thêm
Bác sĩ Kĩ sư vật lý Kĩ thuật viên xạ trị Y tá Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Kĩ thuật mới 17 54,8 2 6,5 5 16,1 7 22,6 Chăm sóc bệnh
nhân trong và sau xạ trị
1 3,7 0 0 0 0 26 96,3
Đào tạo kiến thức cơ bản
3 30,0 0 0 2 20,0 5 50,0
An toàn xạ trị 6 33,3 2 11,1 3 16,7 7 38,9
Nội dung khác 2 100 0 0 0 0 0 0
Tất cả các đối tượng từ bác sĩ, nhân viên kĩ thuật đến y tá đều muốn được học thêm về kĩ thuật mới, song nhu cầu đào tạo về kĩ thuật mới của bác sĩ là cao nhất (54,8%). Trong khi đó, hầu hết các y tá muốn được đào tạo nhiều nhất về chăm sóc bệnh nhân trong và sau xạ trị (96,3%). Nhu cầu đào tạo cơ bản khá đồng đều giữa các nhóm đối tượng song khối y tá là cần được đào tạo kiến thức cơ bản nhiều nhất. An toàn xạ trị cũng là vấn đề quan tâm của tất cả cỏc nhúm đối tượng, bác sĩ và y tá là hai nhóm cán bộ muốn được học về đề tài này nhiều nhất. Khi đề cập tới các nội dung đề xuất khác, một số trưởng khoa cho rằng cần đào tạo thờm cỏc chuyên ngành có liên quan tới công tác xạ trị. Thí dụ như đào tạo thêm chuyên khoa Tai Mũi Họng cho cỏc bỏc sỹ xạ trị Khoa Xạ Đầu mặt cổ, chuyờn khoa Sản phụ khoa cho bác sỹ Khoa Xạ Vú – phụ khoa,…
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực xạ trị tại Bệnh viện K bao gồm: bác sĩ xạ trị, kĩ sư vật lý, kĩ thuật viên xạ trị, y tá xạ trị với các đặc trưng cá nhân sau:
Tuổi từ 22- 58 tuổi, tuổi trung bình là 36,2. Số người trong độ tuổi 31- 50 chiếm tới 70,8%, đây là độ tuổi làm việc hiệu quả nhất với tình trạng sức khỏe tốt, đã bắt đầu có kinh nghiệm làm xạ trị và tinh thần hăng hái làm việc.
Tỷ lệ nam nữ tương đối đồng đều (nam 41,5%, nữ 58,5%).
Trong khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K, y tá chiếm tỉ lệ nhiều nhất (60%). Bác sĩ cũng chiếm một tỷ lệ lớn (29,2%). Số kĩ thuật viên xạ trị ở mức trung bình 7,7% (5 kĩ thuật viên/ 5 khoa) trong khi số kĩ sư vật lý cũn quỏ ớt, chỉ có 2 kĩ sư vật lý trong toàn viện. Sự không đồng đều về trình độ chuyên môn sẽ gây trở ngại khi kết hợp làm việc trong một teamwork điều trị xạ trị, làm tăng thêm gánh nặng quá tải đối với từng đối tượng. Phần lớn các cán bộ xạ trị Bệnh viện K không đảm nhận một chức vụ nào (87,6%), có 4 trưởng khoa/ 5 khoa xạ trị (Truởng khoa Xạ vú - phụ khoa đi vắng trong quá trình nghiên cứu) chiếm 6,2%. Y tá trưởng có 4 nguời tham gia nghiên cứu chiếm 6,2% tổng số cán bộ (Khoa Vật lý phóng xạ không có y tá).
Số cán bộ có thời gian làm việc từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ lớn (40%) trong khi những cán bộ có kinh nghiệm làm việc lâu (trên 20 năm) chỉ chiếm tỷ lệ thấp (12,3%). Số cán bộ làm xạ trị trên 5 năm chiếm 72,3% song chỉ có 3 cán bộ có thời gian làm việc trong lĩnh vực xạ trị trên 20 năm (4,6%). Điều đó chứng tỏ có đến 2/3 cán bộ có kinh nghiệm điều trị xạ trị mặc dù không có nhiều cán bộ dày dặn kinh nghiệm.
4.1.Công tác đào tạo và đào tạo lại cho khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K
4.1.1. Công tác đào tạo cho cán bộ xạ trị Bệnh viện K
Điều trị xạ trị là một chuyên khoa rất đặc thù trong điều trị ung thư: hoạt động theo nhóm với sự kết hợp nhịp nhàng giữa các thành viên: bác sĩ xạ trị, kĩ sư vật lý, kĩ thuật viên xạ trị, y tá xạ trị ; ứng dụng những thành tựu mới nhất của cả y học và vật lý. Công tác đào tạo cán bộ xạ trị, do đó, đòi hỏi một chương trình hệ thống, chuyờn sõu và có những chuẩn mực đánh giá riêng.
Một bác sĩ xạ trị trước tiên phải là một bác sĩ y khoa, sau đó phải trải qua một khóa đào tạo chuyên ngành ung thư học để trở thành một bác sĩ ung thư, rồi tiếp tục được đào tạo về xạ trị để trở thành một bác sĩ xạ trị (radiation oncologist) .Các thành viên khác trong nhóm điều trị xạ trị cũng có những yêu cầu đào tạo cơ bản như vậy. Theo nghiên cứu của chúng tôi, đa số các cán bộ xạ trị Bệnh viện K đã từng được đào tạo về điều trị xạ trị (86,2%) song vẫn có 13,8% chưa từng được học về điều trị xạ trị. Tất cả các bác sĩ, kĩ sư vật lý, kĩ thuật viên xạ trị Bệnh viện K đều đã từng được đào tạo về điều trị xạ trị trong khi đó 100 % cán bộ chưa từng được đào tạo về điều trị xạ trị đều là y tá. Điều đó chứng tỏ công tác đào tạo về điều trị xạ trị đã được chú trọng song không đồng đều giữa các đối tượng. Vấn đề đào tạo y tá xạ trị vẫn chưa được chú ý.
Chỉ có 16,9% cán bộ cho biết mình đã được đào tạo về điều trị xạ trị khi còn học trong trường đại học,cao đẳng hoặc trung cấp trong khi có đến 83,1% không hề được đào tạo ban đầu về điều trị xạ trị . Kiến thức điều trị xạ trị chủ yếu thu được qua các khóa đào tạo lại, các khóa đào tạo ngắn hạn, các hội thảo khoa học chuyên ngành xạ trị…..Công tác đào tạo ban đầu tại nước ta chưa được quan tâm đúng mức. Tại Việt Nam chưa có một cơ sở chính thức đào tạo về chuyên ngành xạ trị, các cán bộ xạ trị của chúng ta không hề được đào tạo cơ bản và hệ thống. Đó là một thiếu sót lớn trong hệ thống giáo dục đào tạo của ngành y Việt Nam nói chung và cho chuyên ngành Xạ trị ung thư nói riêng. Ngay trong khu vực Đông Nam Á, Singapore có Khoa xạ trị liệu thuộc Bệnh viện đại học quốc tế (NUH) chuyên đào tạo bác sĩ, kĩ thuật viên xạ trị theo chương trình của RANZCR . Một nước gần kề với Việt Nam là Thái Lan cũng có Trung tâm xạ trị liệu trực thuộc Trung tâm Ung thư Horizon của Tổ chức quốc tế Bumrungrad đào tạo teamwork xạ trị chuyên nghiệp[17], [21].
4.1.2. Công tác đào tạo lại cho cán bộ xạ trị Bệnh viện K
Sự gia tăng ung thư tới mức báo động tại nước ta đang đặt ra yêu cầu về nguồn nhân lực rất lớn. Xạ trị liệu ung thư cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Khối cán bộ xạ trị không những cần được bổ sung về số lượng mà cả trình độ chuyên môn cũng cần phải liên tục nâng cao để đáp ứng được nhu cầu điều trị trong tình hình mới. Để thực hiện được điều đó cụng tác đào tạo lại, đào tạo bổ sung là rất quan trọng.
Theo nghiên cứu cuả chúng tôi, số cán bộ được đào tạo lại chiếm gần gấp đôi so với so cán bộ không được đào tạo lại (63,1% so với 35,3%) .Riêng trong vòng 5 năm trở lại đây (2005 – 2010) có tới 80% cán bộ xạ trị Bệnh viện K được đào tạo về điều trị xạ trị chứng tỏ công tác đào tạo lại cho khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K đã được chú ý và đề cao.
Song công tác đào tạo lại vẫn không đồng đều giữa các đối tượng. 100% bác sĩ xạ trị, kĩ sư vật lý, kĩ thuật viên xạ trị Bệnh viện K được đào tạo (đào tạo bổ sung hoặc đào tạo lại) trong 5 năm gần đây (2005-2010). 20% cán bộ không được tham gia một lớp đào tạo nào trong 5 năm gần đây đều là y tá.
Hầu hết các khóa đào tạo cho cán bộ xạ trị Bệnh viện K đều là khóa ngắn hạn (dưới 6 tháng), chiếm 93,4%. Trong đó chủ yếu là các khóa đào tạo dưới 2 tháng (76,9%). Các khóa đào tạo dài hạn còn quỏ ít (9,6%).
Cũng có sự phân cấp trong thời gian đối với từng đối tượng. Số bác sĩ xạ trị tham gia vào các khóa học có thời gian dưới 2 tháng chiếm tỷ lệ lớn (57,9%). Cũng có một số lượng tương đối bác sĩ xạ trị được tham gia vào các khóa đào tạo dài hạn có thời gian trên 6 tháng (26,3%). Không có y tá nào được tham gia vào các lớp đào tạo kéo dài trên 2 tháng, phần lớn các y tá được học các lớp duới 2 tháng và có đến 33,3% y tá không theo học lớp đào tạo nào. 100% học viên của các khóa đào tạo dài hạn (trên 6 tháng) là bác sĩ xạ trị, không có nhân viên kĩ thuật hoặc y tá nào được tham dự các lớp này.
4.1.3. Nội dung các khóa đào tạo
Trong nghiên cứu này, trong số 56 cán bộ đã từng được đào tạo về điều trị xạ trị (9 người không được đào tạo - bảng 3.7) có đến 96,4% cho rằng nội dung đào tạo gần gũi với với thực tế, thiết thực với công tác điều trị xạ trị. Chỉ có 2 cán bộ cho rằng nội dung đào tạo không sát với thực tế lâm sàng, cần thực hành nhiều hơn. Hầu hết các cán bộ cho biết họ có thể áp dụng những kiến thức được đào tạo vào công việc (94,6%), chỉ có một số lượng nhỏ (5,4%) không áp dụng được những gì đã học vào thực tế. Điều này chứng tỏ nội dung đào tạo của các khóa học từ trước đến nay là phù hợp với nhu cầu đào tạo và mang tính ứng dụng cao.
Muốn cải tạo chất lượng các khóa đào tạo, đào tạo cơ bản là vấn đề được đề được đề xuất nhiều nhất (30,7%). Chiếm một tỷ lệ đề xuất tương đương là vấn đề tài liệu, kĩ thuật mới (27,7%). Khoảng một phần năm cán bộ cho rằng muốn nâng cao chất lượng các khóa đào tạo thì phải tạo điều kiện cho học viên thực hành nhiều hơn (21.5%). Như đó trỡnh bày ở trên, 83,1% cán bộ không hề được đào tạo ban đầu về điều trị xạ trị. Việc đào tạo cơ bản là một trong những vấn đề được đề xuất nhiều nhất là có thể giải thích được.
Trong tình hình đào tạo xạ trị liệu chưa được quan tâm đúng mức như hiện nay thì việc cập nhật thông tin, kiến thức mới là rất khó khăn đối với cán bộ xạ trị. Điều đó giải thích tại sao có tới 27,7% cán bộ xạ trị cho rằng muốn nâng cao chất lượng đào tạo phải chú trọng kiến thức, kĩ năng xạ trị mới. Bên cạnh đó, hầu hết các khóa học của chúng nặng về lý thuyết (sách vở, băng đĩa, v.v) học viên chưa có nhiều cơ hội thực hành nên vấn đề thực hành xạ trị nhiều hơn cũng được các cán bộ đề xuất (21,5%).
4.2. Những khó khăn về kiến thức và thực hành xạ trị
Quá tải được xem là khó khăn lớn nhất đối với các cán bộ xạ trị Bệnh viện K (81,5%). Tình trạng quá tải chủ yếu bao gồm quá tải bệnh nhân, quá tải giường bệnh, quá tải máy xạ trị….Công suất sử dụng giường bệnh của Bệnh viện K trong năm 2009 là 658% trong khi chỉ tiêu đề ra là 454,4%. Số ngày sử dụng giường bệnh là 363,9 ngày/năm. Tỉ lệ phụ trách là 0,4 CBYT/1 giường bệnh. Trong trong năm 2009 Khoa Xạ tổng hợp đón 299 bệnh nhân nội trú, tăng 49,9% so với chỉ tiêu đặt ra là 200 bệnh nhân/năm. Quá tải đối với từng thành viên khác nhau. Năm 2009, tỉ lệ cán bộ y tế khỏc/bỏc sĩ là 1/2,1 ; khỏc biệt quá xa so với chỉ tiêu cán bộ Bệnh viện K là 1/3- 3,5. Trung bình mỗi ngày một bác sĩ xạ trị phải khám và điều trị cho 20 – 30 bệnh nhân. Với tình trạng quá tải như vậy, việc đảm bảo chuyên môn tốt, điều trị triệt để với từng bệnh nhân là rất khó khăn [16] .
Một khó khăn khác trong quá trình điều trị cũng được rất nhiều cán bộ quan tâm là tình trạng trang thiết bị cũ, hỏng, thiếu (73,8%). Tại Bệnh viện K chi nhánh 1 có 2 máy gia tốc và 2 máy cobalt , chi nhánh 2 có một máy gia tốc 1 máy cobalt hoạt động liên tục từ 7h sáng đến 8h tối với số bệnh nhân mỗi ngày cỡ 300 bệnh nhân. Số lượng mỏy quỏ ít ỏi như vậy không thể đáp