II. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng SXSH ở xưởng sản xuất chai PET
1.5. Thuận lợi từ trong doanh nghiệp
Trên đây là những điều kiện khách quan bên ngoài doanh nghiệp. Nếu Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn sẽ nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng như ở trong nước. Vấn đề chính là phụ thuộc ở Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhận thức được sự cần thiết của sản xuất sạch hơn tại công ty mình hay không? Doanh nghiệp có những điều kiện gì để có thể thực hiện sản xuất sạch hơn? …
- Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, tính cạnh tranh khốc liệt, những yêu cầu quy định về Môi trường ngày càng chặt chẽ hơn, từng cán bộ và nhân viên trong công ty nói chung và trong xưởng sản xuất chai PET nói riêng đều ý thức được tầm quan trọng của Môi trường. Mọi người đều
nhận thức được công việc bảo vệ Môi trường, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền các phương pháp sản xuất sạch hơn trong xưởng.
- Sự thất thoát về nguyên vật liệu và năng lượng làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận cho công ty. Lãnh đạo công ty – với mối quan tâm hàng đầu – đó chính là lợi nhuận, sẽ tìm hiểu biện pháp nâng cao lợi nhuận cho công ty, do đó sẽ dễ dàng xem xét và chấp nhận các phương pháp sản xuất sạch hơn vì nó góp phần làm giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận của công ty.
- Áp lực về luật và các quy định Môi trường buộc doanh nghiệp phải giảm lượng chất thải ra ngoài Môi trường. Để giảm chi phí xử lý Môi trường, và các khoản thuế phí liên quan đến Môi trường, biện pháp tốt nhất là thực hiện phương pháp quản lý Nội vi của sản xuất sạch hơn.
- Xưởng chai PET đã có cơ sở thực hiện các biện pháp bảo vệ Môi trường. Để thực hiện sản xuất sạch hơn, chỉ cần thay đổi thái độ và hành vi trong sản xuất cũng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn, ví dụ như kiểm tra kĩ chất lượng nguyên liệu, tắt điện khi ra về …
- Đầu tư cho sản xuất sạch hơn không tốn quá nhiều chi phí, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể dễ dàng thực hiện. Mặt khác, công ty đang chuẩn bị di dời địa điểm sản xuất sang cụm công nghiệp Hà Mãn – Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, xưởng sản xuất chai PET có thể thay đổi kết cấu móng nhà xưởng giảm tác động của tiếng ồn tới môi trường làm việc của người công nhân cũng như giảm tác động tới Môi trường sống xung quanh.
2. Khó khăn
II.1 Khó khăn chung
Mặc dù đã có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về áp dụng SXSH như là một công cụ trong BVMT, song trên thực tế việc áp dụng SXSH còn gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ nhất, nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của SXSH còn hạn
chế. Việc tuyên truyền phổ biến SXSH cũng như thực hiện các mô hình trình diễn kỹ thuật hiện nay còn đang rất khiêm tốn. Cả nước ta hiện mới chỉ có 300 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn áp dụng SXSH, trong khi phần lớn trong tổng số hơn 600.000 doanh nghiệp là vừa và nhỏ đã và đang có các hoạt động gây tác động xấu đến môi trường.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp không có đủ vốn để đầu tư cho SXSH,
trong khi việc tiếp cận các nguồn tài chính còn gặp quá nhiều thủ tục phiền hà, rắc rối.
Thứ ba, thiếu một cơ chế chính sách khuyến khích công bằng và thoả
đáng. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù có đủ vốn để đầu tư, song không mấy mặn mà với SXSH bởi họ không được trích lợi nhuận để tái đầu tư, thu nhập của người lao động không được cải thiện. Cá biệt có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư cho SXSH trong khi các doanh nghiệp khác tự do xả các chất ô nhiễm ra môi trường cũng chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền phạt quá nhỏ, không đủ mức ngăn chặn.
Thứ tư, nguồn nhân lực về SXSH còn rất hạn chế. Hiện nay mới chỉ có
150 người được đào tạo chuyên sâu, trong số đó chỉ khoảng 20% thực sự trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. "Lý thuyết thì dễ nhưng làm thì khó. Đây là công việc không làm ra tiền ngay, lãnh đạo các doanh nghiệp lại chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của nó nên người nào thực sự có tâm huyết mới làm đến cùng, mới thành chuyên gia" - Ông Trần Văn Nhân, Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam cho biết.
II.2 Khó khăn riêng của xưởng chai PET
- Những ngộ nhận về sản xuất sạch hơn: Hiện nay, hầu hết các Cán bộ công nhân viên đều hiểu : muốn thực hiện sản xuất sạch hơn thì phải thay đổi hoàn toàn công nghệ sản xuất hiện tại bằng công nghệ mới sạch hơn và hiện đại hơn. Họ nhận thấy thực hiện sản xuất sạch hơn vô cùng khó khăn, và phải
đầu tư một khoản ban đầu khá lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, làm giảm năng lực sản xuất và lợi nhuận toàn công ty. Họ cho rằng chỉ những công ty lớn mới đủ khả năng thực hiện sản xuất sạch hơn.
- Khó khăn trong tiếp cận với nguồn tài chính: Là một doanh nghiệp quy mô vừa,để thực hiện sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp cần phải vay vốn từ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Mặc dù cải cách hành chính bộ máy cơ quan Nhà nước, mặc dù được tạo điều kiện khi tham gia sản xuất sạch hơn, nhưng thủ tục hành chính vẫn hết sức rườm rà, khiến cho Doanh nghiệp không mấy mặn mà với sản xuất sạch hơn.
- Thiếu kiến thức và thiếu thông tin: Hiện nay, nhưng kiến thức về sản xuất sạch hơn được phổ biến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng hầu hết, những thông tin đó đều mang tính chất chung chung tổng quát. Cái mà doanh nghiệp cần là những thông tin cụ thể về sản xuất sạch hơn, họ cần sự hướng dẫn của những cán bộ có kiến thức và chuyên môn về SXSH. Tuy nhiên thì lực lượng này hiện nay đang thiếu nghiêm trọng, kiến thức chuyên môn chưa vững chắc. Biểu hiện là việc triển khai sản xuất sạch hơn ở các doanh nghiệp đi trước vẫn còn lung túng và chậm trễ.
- Thiếu quản lý: Hiện nay công ty chưa có một bộ phận tách biệt chuyên quản lý lĩnh vực Môi trường. Do thiếu những khuyến khích từ phía chính quyền như đã nêu ở phần khó khăn chung, do thiếu thông tin và do thiếu nhận thức nên dẫn đến công ty thiếu sự quản lý để triển khai sản xuất sạch hơn. Thiếu đội ngũ quản lý về Môi trường, những bước đi trong sản xuất sẽ bị chệch hướng: sự thờ ơ của nhân viên đối với việc lãng phí nguyên liệu, không quan tâm tới việc năng lượng sản xuất đang bị hao phí, hay nói khác đi là thái độ bàng quan đối với Môi trường.