4. Định mức thời gian sử dụng máy trong quá trình cơ giới hóa hoàn toàn được tính toán trên cơ sở máy chủ đạo với điều kiện là hệ thống đã được bố trí hợp lý.
3.4.1. Các khái niệm liên quan đến sự nghiên cứu định mức tiêu hao vật liệu
Vật liệu, bán thành phẩm và kết cấu lắp ghép đều được khái niệm dưới danh từ “vật liệu xây dựng”. Tất cả vật liệu xây dựng tuỳ theo chức năng và công dụng của chúng trong .xây dựng chia ra thành loại cơ bản và loại phụ.
Vật liệu cơ bản là bộ phận vật liệu trực tiếp tham gia vào sự tạo nên sản phẩm qua các quá trình xây lắp (cốt thép và vữa bêtông khi đổ bêtông móng trạm bơm, gạch và vữa khi xây tường v.v.ỗ.).
Vật liệu phụ là bộ phận vật liệu tiêu hao trong quá trình xây lắp nhưng không tham gia vào sự tạo thành sản phẩm chính. Ví dụ: đá bọt, giấy ráp dùng để đánh bóng bề mặt hoặc đồ gỗ v.v...
Sự tiêu hao tổng cộng vật liệu xây dựng trong quá trình thi công nói chung gồm có ba bộ phận: tiêu hao thực, tổn hao và phế liệu.
Bộ phận tiêu hao thực: tương ứng với định mức thực tiêu hao vật liệu, là chỉ số lượng vật liệu xây dựng cần thiết để sản xuất ra đơn vị sản phẩm có chất lượng hợp quy cách mà không bao gồm các bộ phận tổn hao và phế liệu (xuất hiện ở tất cả các khâu chế tạo, gia công, bảo quản, di chuyển trong phạm vi công trường và lắp đặt).
khi gia công các sản phẩm đồ gỗ như phoi bào, mạt cưa, những mẩu gỗ thừa đều có thể dùng chế tạo thành các tấm ván ép.
Bộ phận tổn hao: đó là phần vật liệu không còn lợi dụng được nữa để gia công bất kỳ một loại sản phẩm nào, chẳng hạn, phần vữa bêtông đóng cứng trong quá trình vận chuyển.
Bộ phận tổn hao cũng như bộ phận phế liệu đều được chia ra loại khó tránh khỏi và loại có thể tránh khỏi mà trong định mức tiêu hao vật liệu thi không xét đến bộ phận tổn hao và phế liệu có thể tránh khỏi.
a) Xác lập định mức tiêu hao vật liệu
Khi định mức thực tiêu hao vật liệu kết hợp các bộ phận vật liệu tổn hao và phế liệu khó tránh khỏi thì trở thành định mức tiêu hao vật liệu. Dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu cách xác lập định mức tiêu hao vật liệu cho hai trường hợp vật liệu thông thường (chỉ sử dụng một lần) và vật liệu sử dụng chu chuyển nhiều lần.
a)Loại vật liệu sử dụng một lần: định mức tiêu hao vật liệu đối với loại vật liệu thông thường có thể xác định theo công thức sau:
Trong đó:
m - định mức tiêu hao vật liệu; mt - định mức thực tiêu hao vật liệu; mth - định mức tổn hao vật liệu; mpl - định mức phế liệu;
Mt - số lượng tổng cộng vật liệu tiêu hao thực; Mth- số lượng tổng cộng vật liệu tổn hao; Mpl - số lượng tổng cộng phế liệu;
Q - số lượng sản phẩm.
b)Loại vật liệu sử dụng chu chuyển nhiều lần: ở trường hợp này thì nên phân biệt tính toán theo thứ tự sau:
1.Định mức tiêu hao vật liệu khi chế tạo thành phẩm cũng giống như loại vật liệu thông thường, có thể dùng công thức trên để xác định.
được tính theo công thức dưới đây: Ở đây:
mn - định mức tiêu hao vật liệu sau khi chu chuyển sử dụng n lần; m - định mức tiêu hao vật liệu khi chế tạo thành phẩm;
d2, d3 ... dn - định mức tiêu hao vật liệu bổ sung qua các lần chu chuyển sử dụng (lần sử dụng thứ 2, 3... n);
n - số lần chu chuyển sử dụng.
Nói chung mức độ tiêu hao vật liệu bổ sung của các lần chu chuyển thường không giống nhau và càng tăng lên về sau (lần chu chuyển sau cần bổ sung vật liệu nhiều hơn lần chu chuyển trước), nhưng trong thực tế thì vẫn được dùng trị số trung bình d của chúng, tức là:
Trong đó: d - trị số trung bình của các định mức tiêu hao vật liệu bổ sung của một số lần chu chuyển nhất định.
3.Định mức thu hồi vật liệu: Định mức thu hồi vật liệu sau khi chuyển qua n lần Bn có thể dựa vào công thức dưới đây để xác định:
Ở đây: dn - định mức tiêu hao vật liệu bổ sung của lần chu chuyển sử dụng thứ n. b) Các phương pháp nghiên cứu định mức tiêu hao vật liệu
Khi biên soạn định mức tiêu hao vật liệu cần phải lấy kết quả quan trắc làm căn cứ, tức là có xét đến những biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công tiên tiến, tiêu phí vật liệu một cách kinh tế. Các phương pháp quan trắc nghiên cứu định mức tiêu hao vật liệu gồm ba loại chủ yếu là thực nghiệm thi công, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và tính toán phân tích sẽ lần lượt giới thiệu sau đây:
a) Phương pháp thực nghiệm thi công: Trên cơ sở quan trắc trực tiếp tại hiện trường
hình sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm và hợp lý, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến để định ra định mức tiêu hao vật liệu.
Lúc quan trắc cần đặc biệt chú ý quan sát và ghi đo vật liệu tổn hao và phế liệu có thể tránh khỏi, nhưng hai bộ phận này không được đưa vào sự cấu thành của định mức tiêu hao vật liệu. Số lần quan trắc cần thiết để xác lập định mức tiêu hao vật liệu có quan hệ với yêu cầu về mức độ chính xác của định mức và hệ số phân tán của liệt số quan trắc mà nguyên tắc cơ bản cũng giống như khi xác định số lần quan trắc của phương pháp đo giờ. Nhưng do định mức tiêu hao vật liệu cần mức độ chính xác tương đối cao, cho nên số lần quan trắc phải tăng thêm nhiều hơn.
b)Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Nội dung của phương pháp này là tiến hành quan trắc thí nghiệm sự tiêu hao vật liệu trong điều kiện tại phòng thí nghiệm. So với phương pháp thực nghiệm thi công thì phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm ở nhiều trường hợp có khả năng nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các loại nhân tố ảnh hướng đến sự tiêu hao vật liệu và thu được những số liệu mà khó đạt được ở hiện trường thi công.
Muốn cho kết quả quan trắc nhất quán với tình hình thực tế tiêu hao vật liệu thì phải tạo ra trong phòng thí nghiệm điều kiện bình thường phù hợp với điều kiện thi công cụ thể ở hiện trường, nhưng thông thường việc này khó thực hiện. Vì vậy, nói chung định mức xác định theo phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm cần phải kiểm tra lại thông qua phương pháp thực nghiệm thi công.
c)Phương pháp tính toán phân tích: Dựa vào sự tính toán lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu các thông số (kết cấu và hình dạng) của thành phẩm cũng như đặc điểm quy trình công nghệ của quá trình xây lắp mà tiến hành xác lập định mức tiêu hao vật liệu. Phương pháp này chủ yếu dùng để xác định sự tiêu hao vật liệu đối với những thành phẩm có dạng đặc biệt như dạng vòng, dạng bánh xe, dạng bản mỏng .v.v...
Khi căn cứ vào bản vẽ và quy cách phẩm chất của vật liệu để tính toán phân tích định mức thì phải xét đến điều kiện thi công thực tế. Kết quả tính toán cần được thể hiện bằng hình thức của một bản thuyết minh, trong đó nên nêu rõ điều kiện ban đầu làm cơ sở cho việc tính toán cũng như kết quả tính toán bộ phận vật liệu tiêu hao thực, các bộ phận tổn hao và phế liệu khó tránh khỏiế
Lúc ứng dụng ba phương pháp quan trắc đã được trình bày ở trên thì có thể dựa vào đặc điểm của sự tiêu hao vật liệu để chọn dùng cho thích hợp. Nhưng trong công tác thực tế rất ít khi sử dụng đơn thuần từng phương pháp riêng biệt mà cần phối hợp lẫn nhau từ nhiều phương diện để hạch toán số lượng tiêu hao vật liệu.