và phân tích được rủi ro tỷ giá của từng loại ngoại tệ. Dựa trên cơ sở đó, ta đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
1. Lập danh mục ngoại tệ sao cho rủi ro của danh mục là nhỏ nhất
Từ bốn ngoại tệ EUR, USD, JPY, HKD ta lập danh mục P mua ngoại tệ sao cho rủi ro của danh mục là nhỏ nhất. Danh mục P được xây dựng như sau:
1 2 3 4
(w , w , w , w )
P trong đó wi (i=1,…4) là tỷ trọng các ngoại tệ EUR, USD, JPY, HKD trong danh mục P.
Danh mục P thỏa mãn điều kiện:
1 W '. .W 2 (W '.[1]) 1 V Min → =
Trong đó: W’ là ma trận dòng tỷ trọng lợi suất tỷ giá các ngoại tệ trong danh mục
W là ma trận cột tỷ trọng lợi suất tỷ giá các ngoại tệ trong danh mục V là ma trận hiệp phương sai của lợi suất tỷ giá các ngoại tệ trong danh mục
Để tìm được danh mục P, ta giải hệ phương trình sau:
4 1 . [1] w i i i V x x x = = ∑
Dựa vào chuỗi số liệu về lợi suất tỷ giá các ngoại tệ từ ngày 1/1/2010 đến ngày 30/12/2011 ta có bảng ma trận hiệp sai của lợi suất tỷ giá các ngoại tệ như sau:
EUR USD JPY HKD EUR 1.34E-05 1.55E-06 1.07E-05 8.60E-06
USD 1.55E-06 1.15E-05 8.11E-07 1.52E-06
JPY 1.07E-05 8.11E-07 5.76E-05 1.26E-05
HKD 8.60E-06 1.52E-06 1.26E-05 1.07E-05 Ta có ma trận hiệp phương sai V của lợi suất tỷ giá các ngoại tệ:
V = Ta lập hệ phương trình sau: 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3
1 .34E 05*x 1 .55E 06*x 1 .07E 05*x 8.60E 06*x 1 1.55E 06*x 1.15E 05*x 8.11E 07*x 1 .52E 06*x 1 1 .07E 05*x 8.11E 07*x 5.76E 05*x 1 .26E 05*x 1 8.60E 06*x 1 .52E 06*x 1 .26E 05*x 1 .0
− + − + − + − = − + − + − + − = − + − + − + − = − + − + − + 7E 05*x4 1 − = 1 2 3 4 26701.29 75012.2 2793.03 64630.14 x x x x = = = − =
Từ đó ta có tỷ trọng các ngoại tệ trong danh mục: 0.1633 0.4586 W 0.0171 0.3952 = − Ta có bảng sau: Ngoại tệ Tỷ trọng EUR (w1) 0.1633 USD (w2) 0.4586 JPY (w3) -0.0171 HKD (w4) 0.3952
Vậy ta xây dựng được danh muc P sao cho rủi ro của danh mục là thấp nhất:
1 2 3 4
(w , w , w , w )
P = (0.1633, 0.4586, -0.0171, 0.3952)
Khi xây dựng danh mục ngoại tệ P mua ngoại tệ thì để rủi ro của danh mục là nhỏ nhất thì ta nên mua vào ngoại tệ EUR với tỷ trọng trong danh mục là 16.33%,
mua vào ngoại tệ USD với tỷ trọng trong danh mục là 45.86%, mua vào ngoại tệ HKD với tỷ trọng trong danh mục là 39.52% và bán ra ngoại tệ JPY với tỷ trọng trong danh mục là 1.71% . Khi đó ta đạt được mục tiêu giảm thiểu hóa rủi ro của danh mục.
Vì mục tiêu khi xây dựng danh mục P là tối thiểu hóa rủi ro nên ở đây ta chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để có được danh mục ít rủi ro nhất mà chưa đề cập đến lợi nhuận mà danh mục này mang lại. Có thể thấy rằng, ngoại tệ JPY là ngoại tệ có rủi ro rất cao nên trong danh mục P nó được khuyến nghị là không nên giữ lại. Ngoại tệ USD do có mức rủi ro khá thấp nên tỷ trọng của ngoại tệ này trong danh mục là lớn nhất (45.86%).
Tuy nhiên bên cạnh mục tiêu giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng còn tiến hành kinh doanh ngoại tệ nhằm thu được lợi nhuận. Vì vậy, ngoài việc xây dựng được danh mục P có rủi ro nhỏ nhất thì ngân hàng cần xây dựng các danh mục mua (bán) ngoại tệ khác nhằm đạt được mục đích kinh doanh kiếm lời của mình.
2. Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tuy đem lại cho ngân hàng những khoản thu nhập lớn nhưng bên cạnh đó thì những rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện các hoạt động này cũng không hề nhỏ, đặc biệt là rủi ro tỷ giá. Để hạn chế những rủi ro này thì ngân hàng cần đưa ra các công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trong đó, các công cụ phái sinh tiền tệ là một trong số các lựa chọn của ngân hàng để tiến hành quản trị rủi ro tỷ giá. Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép chuyển giao rủi ro từ những người muốn giảm thiểu rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đó chính là các nhà đầu cơ, kinh doanh kiếm lời. Vì vậy đây là một thị trường hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư. Các công cụ phái sinh tiền tệ được sử dụng phổ biến bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi.
2.1. Hợp đồng kỳ hạn ( FORWARD)
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giao dịch mua (bán) ngoại tệ mà các điều kiện của hợp đồng được xác định ở thời điểm ký kết hợp đồng nhưng những điều khoản này sẽ được thực hiện vào một ngày cụ thể trong tương lai.
Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ được thực hiện một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại một thời điểm đã xác định mặt khác giúp khách hàng
hạn chế được rủi ro khi dự báo được sự biến động tỷ giá bất lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.
Tỷ giá được sử dụng trong hợp đồng kỳ hạn là tỷ giá kỳ hạn. Đây là mức tỷ giá mà do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng hoặc tỷ giá kỳ hạn do ngân hàng công bố. Tỷ giá kỳ hạn có hiệu lực trong suốt thời hạn của hợp đồng.
Khi đến thời điểm đáo hạn, các bên tham gia giao dịch phải thực hiện việc chuyển tiền cho đối tác của mình với mức tỷ giá đã ghi trong hợp đồng bất kể tỷ giá tại thời điểm đó như thế nào.
Công thức tính tỷ giá kỳ hạn: ( ). . (1 . ) T C C R R t F S S t R − = + + Trong đó: F: tỷ giá kỳ hạn S: tỷ giá giao ngay
RT: Lãi suất/năm của đồng tiền định giá RC: lãi suất/năm của đồng tiền yết giá t: kỳ hạn của hợp đồng
Sau đây là một ví dụ về sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá NHTM A dự tính rằng tỷ giá ngoại tệ sẽ tăng trong tương lai, vì vậy họ mua 1 triệu USD tại mức tỷ giá giao ngay là S0 = 20000 (VND/USD) trên thị trường. Tuy nhiên, NHTM A lại không chắc chắn về sự biến động tỷ giá này, nếu tỷ giá tăng lên đúng như dự đoán thì ngân hàng thu được lợi còn nếu tỷ giá giảm thì họ sẽ thua lỗ. Vì vậy để phòng ngừa một phần rủi ro do tỷ giá giảm thì NHTM A ký một hợp đồng kỳ hạn bán 1 triệu USD cho NHTM B tại mức tỷ giá kỳ hạn là F = 20250 (VND/USD), kỳ hạn là 3 tháng.
Trường hợp 1: Tại thời điểm đáo hạn, tỷ giá ngoại tệ USD giảm còn St = 19750 (VND/USD). Khi đó:
Khoản lỗ của ngân hàng A khi nắm giữ 1 triệu USD là: 1 triệu * (-20000+19750) = - 250 triệu VND
Ngân hàng A thực hiện bán 1 triệu USD với tỷ giá kỳ hạn cho ngân hàng B thu được khoản lãi là:
1 triệu * (20250 – 19750) = 500 triệu VND Khi đó, tổng lợi nhuận của ngân hàng A sẽ là: 500 triệu – 250 triệu = 250 triệu
Trường hợp 2: Tại tời điểm đáo hạn, tỷ giá ngoại tệ USD là St = 20150 VND/USD. Khi đó:
Khoản lãi của ngân hàng khi nắm giữ 1 triệu USD là: 1 triệu* (20150 – 20000) = 150 triệu VND
Khoản lãi của ngân hàng A khi bán 1 triệu USD theo tỷ giá kỳ hạn cho ngân hàng B là:
1 triệu * (20250-20150) = 100 triệu VND
Khi đó, tổng lợi nhuận thu được của ngân hàng A là: 100 triệu + 150 triệu = 250 triệu
Trường hợp 3: Tại thời điểm đáo hạn tỷ giá ngoại tệ là St = 20350 VND/USD Khi đó:
Khoản lãi của ngân hàng A khi nắm giữ 1 triệu USD là: 1 triệu *(20350 – 19750) = 600 triệu VND
Khoản lỗ của ngân hàng A khi bán 1 triệu USD với tỷ giá kỳ hạn cho ngân hàng B là:
1 triệu * (-20350 + 20250) = - 100 triệu VND
Khi đó, tổng lợi nhuận thu được của ngân hàng A là: 600 triệu – 100 triệu = 500 triệu
Như vậy, khi ngân hàng thực hiện kinh doanh kiếm lời thông qua chênh lệch tỷ giá thì sẽ gặp rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn thì rủi ro đó đã được ngăn ngừa và giảm thiểu đi rất nhiều.
Ưu điểm của giao dịch kỳ hạn:
- Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn được coi như là một công cụ để phòng chống rủi ro cho các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ.
- Các NHTM, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư dự đoán sự thay đổi của tỷ giá để đưa ra quyết định mua hay bán kỳ hạn ngoại tệ nhằm hạn chế thiệt hại do biến động tỷ giá gây ra.
Nhược điểm của giao dịch kỳ hạn:
- Giao dịch ỳ hạn là bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn hai bên bắt buộc phải thực hiện hợp đồng dù bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra.
- Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai mà không có nhu cầu mua, bán ngoại tệ ở hiện tại.
- Giao dịch kỳ hạn cũng là một công cụ để đầu cơ kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá trên thi trường ngoại hối.
2.2. Hợp đồng giao dịch hoán đổi (SWAP)
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là thỏa thuận giữa ngân hàng với một chủ thế khác về việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định đối với mỗi bên, trong đó ngày giá trị mua vào và bán ra là khác nhau.
Hợp đồng hoán đổi ngoại hối là hợp đồng mua vào và bán ra một ngoại tệ nhất định được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay. Số lượng tiền tệ yết giá mua vào và bán ra cho mỗi bên là như nhau.
Giao dịch hoán đổi ngoại hối đươc thực hiện chủ yếu bằng hai hình thức: - Hợp đồng hoán đổi ngoại hối bao gồm một giao dịch giao ngay và môt giao dịch kỳ hạn ( Spot – Forward Swap)
- Hợp đồng hoán đổi ngoại hối bao gồm hai giao dịch kỳ hạn được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay nhưng có ngày giá trị khác nhau (Forward – Forward Swap).
Thực chất của giao dịch này là người bán cam kết sẽ mua lại chính lượng ngoại tệ đã thỏa thuận bán sau một thời gian nhất định với tỷ giá được xác định tại thời điểm thỏa thuận mua, bán. Trong giao dịch SWAP, tỷ giá và ngày giá trị của giao dịch mua, bán được xác định như giao dịch trao ngay nếu là giao dịch giao ngay và như giao dịch có kỳ hạn nếu là giao dịch có kỳ hạn. Bằng cách hoán đổi này thì bên giao dịch có được ngoại tệ mình mong muốn.
Ta có ví dụ minh họa:
Doanh nghiệp A có nhu cầu giao dịch như sau:
- Bán 100.000 USD giao ngay để lấy VND chi tiêu ở thời điểm hiện tại ( ngày 25/05/2011)
- Mua 100.0000 USD kỳ hạn để có USD thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn sau 3 tháng tới. ( ngày 25/08/2011)
Doanh nghiệp A chọn ngân hàng B để thực hiện hợp đồng hoán đổi. Vào ngày hiệu lực, 25/5/2011 ngân hàng thông báo về thông tin tỷ giá USD/VND là 21005 – 21011, lãi suất VND là 13%/năm , lãi suất USD là 3%/năm. Hai bên thỏa thuận giao dịch hoán đổi với thời hạn 3 tháng trị giá 100.000 USD như sau:
Ngân hàng B mua giao ngay 100.000 USD của doanh nghiệp A theo tỷ giá mua Sm = 21005 VND/USD, ngân hàng nhận được 100.000 USD.
Và doanh nghiệp A nhận được: 100.000*21005 = 2,100,500,000 VND Doanh nghiệp A đã chi ra 100.000 USD.
Ngân hàng đưa ra tỷ giá bán kỳ hạn Fb cho doanh nghiệp A:
.[ ( ) ( )]n 100*360 b b b S Lcv VND Ltg NT F =S + − = 21011 21011.[13 3]90 21536 100*360 − + =
Vào ngày đáo hạn (25/08/2011):
Ngân hàng B giao lại cho doanh nghiệp A 100.000 USD và nhận lại VND: 100.000*21536 = 2,153,600,000 VND
Như vậy thông qua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ kết hợp giữa một giao dịch giao ngy và một giao dịch kỳ hạn, nhu cầu mua, bán lại ngoại tệ của khách hàng ở hai thời điểm khác nhau được thỏa mãn.
Đồng thời, ngân hàng cũng có thể sử dụng hợp đồng hoán đổi để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Nếu ngân hàng có một khoản thu nhập trong tương lai bằng ngoại tệ thì có thể phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn. Còn nếu ngân hàng có một khoản nợ ngoại tệ trong tương lai thì có thể tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn. Khi đó, khoản thu nhập hay khoản nợ của ngân hàng được giữ ở mức tỷ giá cố định biết trước, do đó có thể phòng ngừa được rủi ro. Ưu điểm:
- Giúp khách hàng thỏa mãn được nhu cầu về ngoại tệ hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại.
- Khách hàng có thể tránh được rủi ro biến động tỷ giá
- Giúp ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá Nhược điểm:
- Khách hàng cũng như ngân hàng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh nếu như sự biến động của tỷ giá sai khác với dự đoán của mình.
- Hợp đồng hoán đổi chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn mà không quan tâm đến sự biến động của tỷ giá trong suốt khoảng thời gian giữa hai thời điểm này.
2.3. Hợp đồng tương lai (FUTURE)
Giao dịch ngoại tệ tương lai là giao dịch mua hoặc bán số lượng ngoại tệ theo tỷ giá xác định do 2 bên thỏa thuận, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện trong tương lai thông qua sở giao dịch hối đoái.
Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn so với hợp đồng kỳ hạn và là công cụ ưa thích của các nhà đầu cơ.
Các hợp đồng tương lai có thể được sử dụng vào các mục đích bảo hiểm phòng ngừa rủi ro và vào các mục đích đầu cơ. Các cá nhân, tổ chức, các ngân hàng gửi các lệnh đặt mua các lệnh đặt bán một lượng cụ thể ngoại tệ cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch. Tại sở giao dịch các lệnh đặt mua được đối chiếu với các lệnh bán. Một công ty thanh toán bù trừ (Clearing corporation) của sở giao dịch đảm bảo cho cả hai bên mua và bán rằng các lệnh mua và bán sau khi đã được đối chiếu và khớp với nhau chắc chắn được thực hiện. Cung cầu và các hợp đồng tương lai được thể hiện thông qua việc các đối tác sắn sàng mua hay bán các hợp đồng, điều này làm cho giá cả các hợp đồng biến động theo giá cả của các lệnh đặt mua, hay đặt bán. Mặt khác giá cả biến động làm cho các hợp đồng mua và bán khớp được với nhau. Trong những tình huống đặc biệt các lệnh đặt, đặt bán có khoảng cách xa nhau về giá cả, các giao dịch trên thị trường tạm thời không xảy ra. Trường hợp này gọi là " Hố ngầm trên sở giao dịch". Trên thị trường tương lai cần thiết tồn tại một số ngày giá trị nhất định. Sau khi đã mua hay bán thì các hợp đồng tương lai ít khi được duy trì cho đến ngày đáo hạn.Những hợp đồng được duy trì cho đến ngày đáo hạn sẽ được thanh toán như các giao dịch kỳ hạn, tức là sau hai