CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN SÀN GIAO DỊCH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Phân tích cổ phiếu của các công ty chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (Trang 26)

SÀN GIAO DỊCH HÀ NỘI

1. Các công ty chứng khoán ở Việt Nam và mô hình hoạt động 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán

Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ mà công ty đó thực hiện và qui mô hoạt động kinh doanh của nó.Tuy nhiên, phải đảm bảo tách biệt giữa hoạt động tư doanh với hoạt động mội giới và quản lý danh mục đầu tư. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán như sau:

Sơ đồ tổ chức của công ty chứng khoán

Cơ cấu tổ chức công ty chứng khoán là hệ thống các phòng ban chức năng được chia làm hai khối lượng tương ứng với hai khối công việc.

Khối I (Front Office):

Do ít nhất một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán như: tự doanh, môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính và đầu tư

Giám đốc Phó giám đốc phụ trách Phó giám đốc phụ trách Phòng tự doanh Phòng phân tích và tư vấn Phòng bảo lãnh và phát hành Phòng kế toán- Lưu ký Phòng tổ chức hành chính Phòng môi giới

chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Đây là khối mang lại thu nhập chính cho công ty chứng khoán.Nhìn chung, khối này có quan hệ trực tiếp với khách hàng bởi vì ngoài nghiệp vụ tư doanh, khối này mang lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hang và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó.

Khối II (Back Office):

Thường cũng do 1 phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối I như hành chính tổ chức, kế toán…

1.2. Thực trạng của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Sự trưởng thành của các công ty chứng khoán Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

1.2.1. Tăng trưởng về số lượng và quy mô các công ty chứng khoán

Tính đến thời điểm hiện tại, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 105 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 35.045 tỷ đồng. Trong đó, có 83 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Mặc dù số lượng các công ty chứng khoán đi vào hoạt động ngày càng gia tăng nhưng nhìn chung các công ty chứng khoán vẫn làm ăn có lãi. Trong giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty chứng khoán vẫn duy trì hoạt động ổn định để hiện tại đang dần bước ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Trong quá trình hoạt động, các công ty chứng khoán luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 157 chi nhánh và 96 phòng giao dịch. Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều công ty chứng khoán đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán.

Trong khi thị trường chứng khoán đang gặp rất nhiều khó khăn, cơ quan quản lý cũng nhấn mạnh rằng các công ty chứng khoán đều đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính (vốn điều lệ, vốn khả dụng). Và Ủy ban Chứng khoán đã phân loại các nhóm

công ty chứng khoán và xây dựng phương án tái cấu trúc các công ty chứng khoán theo hướng giảm số lượng các công ty, thu hẹp nghiệp vụ và ban hành hệ thống quản lý an toàn tài chính và quản trị rủi ro mới.

1.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động 1.2.2.1. Về hoạt động môi giới

Tính đến thời điểm hiện tại, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán đạt 255.185 tài khoản. Trong đó, đối với những công ty chứng khoán đã có bề dày hoạt động, đều chiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS có 34.490 tài khoản, chiếm 16,52% tổng số tài khoản toàn thị trường; BVSC có 34.395 tài khoản, chiếm 13,48%; Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) có 26.746 tài khoản, chiếm 10,48%; Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư (BSC) có 24.525 tài khoản, chiếm 9,61%. Bên cạnh đó, một số công ty chứng khoán tuy mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, như SBS đạt 7.720 tài khoản, chiếm 3,03% thị phần, ABS đạt 6.104 tài khoản, chiếm 2.39% thị phần, Công ty chứng khoán Vndirect đạt 5.195 tài khoản, chiếm 2.04% thị phần...

Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư qua các công ty chứng khoán duy trì ở mức cao. Những công ty chứng khoán có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản. Tuy nhiên, trong thời điểm thị trường chứng khoán đang gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư e ngại rủi ro nên giá trị giao dịch có sự suy giảm đáng kể, đặc biệt là doanh số từ hoạt động môi giới giao dịch.

1.2.2.2. Về hoạt động tự doanh

Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm hiện tại đạt 9.667 tỷ đồng. Đối với 14 công ty chứng khoán đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này) đạt 5.997 tỷ đồng. Một số công ty có giá trị tự doanh cuối kỳ tăng khá nhanh và đạt giá trị cao.

Hoạt động tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán là nghiệp vụ tương đối quan trọng. Các công ty chứng khoán dùng vốn để kinh doanh chứng khoán trên thị trường đồng thời cũng là để xây dựng quỹ phòng hộ với nhiệm vụ điều tiết thị trường khi thị trường có dấu hiệu bất ổn.

1.2.2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành

Hoạt động bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu đô thị.

Các công ty chứng khoán thực hiện các hợp đồng bảo lãnh phát hành với hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Các hợp đồng bảo lãnh đó đã thực hiện theo đúng quy định hiện hành do giá trị chứng khoán đã được bảo lãnh không vượt quá 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, có rất ít công ty chứng khoán thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai nghiệp vụ này. Đó là một sự phung phí của các công ty chứng khoán, bởi đây cũng là một nghiệp vụ tiềm ẩn mang lại nguồn lợi nhuận ổn định cho các công ty chứng khoán.

1.2.2.4. Hoạt động tư vấn

Tư vấn đầu tư chứng khoán

Mảng hoạt động này nhìn chung đã bắt đầu tiến triển với số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty đạt mức khá cao. Điều này cho thấy trong sự phát triển, các công ty chứng khoán đang dần chuyển sang hướng quan tâm, chú trọng hơn đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, so với khoảng 255.000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán hiện nay, số hợp đồng tư vấn là không xứng tầm và tiềm năng để các công ty chứng khoán phát triển mảng hoạt động này là không nhỏ.

Tư vấn niêm yết

Số hợp đồng tư vấn niêm yết tại thời điểm hiện nay của các công ty chứng khoán cũng là tương đối lớn. Như vậy, hoạt động tư vấn niêm yết cũng có những dấu hiệu khả quan để phát triển mạnh mẽ hơn. Những công ty chứng khoán đang thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn niêm yết là công ty chứng khoán Sài Gòn, công ty chứng khoán Ngân hàng ACB, công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á.

Tư vấn khác

Tổng số hợp đồng tư vấn khác tại ngày 30/6/2007 là 305 hợp đồng, trong đó có 77 hợp đồng được ký, 42 hợp đồng được thanh lý trong tháng 6/2007. Các hợp đồng này chủ yếu là hợp đồng tư vấn cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần. Các công ty có nhiều hợp đồng tại thời điểm này là SSI (42 hợp đồng), ACBS (35 hợp đồng), IBS (32 hợp đồng).

Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có những phát triển đáng kể so với thời gian đầu, các công ty chứng khoán đã chú trọng hơn đến nghiệp vụ tư vấn. Không chỉ những công ty đã hoạt động lâu năm mà những công ty được cấp phép sau đó cũng đã triển khai hoạt động này khá tốt.

2. Quy mô cổ phiếu của các công ty chứng khoán

Hiện nay có tất cả là 27 công ty chứng khoán niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trong đó có 22 công ty chứng khoán niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và 5 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 1936561737 cổ phiếu. Lượng vốn thị trường là 21554 tỉ đồng. Những con số trên cho thấy quy mô khá lớn của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam cả về số lượng cổ phiếu và lượng vốn thị trường. Điều này chứng tỏ nhóm ngành này có một vai trò khá quan trọng trong việc ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau đây là bảng giới thiệu các công ty chứng khoán niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội bao gồm: mã cổ phiếu, tên công ty và giá trị vốn thị trường tính tới thời điểm tháng 3 năm 2012:

Mã cổ phiếu Tên công ty Vốn thị trường

(tỷ đồng)

APG Công ty cổ phần chứng khoán An Phát 61

APS Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương

187

AVS Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt 180

CTS Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng công thương Việt Nam

758 GBS Công ty cổ phần chứng khoán Nhấp và Gọi 205

HBS Công ty cổ phần chứng khoán Hòa Bình 370

HPC Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng 209

IVS Công ty cổ phần chứng khoán VNS 100

KLS Công ty cổ phần chứng khoán Kim Long 2491

ORS Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông 103

PHS Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng 135

PSI Công ty cổ phần chứng khoán dầu khí 389

SHS Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Hà Nội 671

SME Công ty cổ phần chứng khoán SME 31

SVS Công ty cổ phần chứng khoán Sao Việt 59

TAS Công ty cổ phần chứng khoán Tràng An 68

VDS Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt 203

VIG Công ty cổ phần chứng khoán thương mại và công nghiệp Việt Nam

150

VIX Công ty cổ phần chứng khoán VINCOM 180

VND Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT 1220

WSS Công ty cổ phần chứng khoán phố WALL 322

3. Lợi nhuận của các công ty chứng khoán

Lợi nhuận của các công ty chứng khoán phần lớn đến từ hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào giai đoạn thoái trào, các nhà đàu tư tỏ ra thận trọng hơn trong việc thực hiện các giao dịch. Do đó, nguồn lợi nhuận của các công ty chứng khoán đến từ hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán bị giảm một cách đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc tổng lợi nhuận của công ty chứng khoán bị thâm hụt rõ ràng, thậm chí báo cáo tài chính của nhiều công ty chứng khoán còn đưa ra con số âm, tức là hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán bị thua lỗ.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ rệt, các tín hiệu khả quan xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Điều này giúp cho các nhà đầu tư trở lên lạc quan hơn và họ có thể mạnh dạn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Do vậy, hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán của các công ty chứng khoán cũng hứa hẹn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Và

các công ty chứng khoán cũng có thể lạc quan về hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Phân tích cổ phiếu của các công ty chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w