Bộ định tuyến (Router)

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH CỤC BỘ LAN (Trang 40)

Router là một thiết bị hoạt động trên tầng mạng, router được chế tạo với hai mục đích chính :

- Phân cách các mạng máy tính thành các segment riêng biệt để giảm hiện tượng đụng độ, giảm broadcast hay thực hiện chức năng bảo mật.

-Kết nối các mạng máy tính hay kết nối các user với mạng máy tính ở các khoảng cách xa với nhau thông qua các đường truyền thông: điện thoại, ISDN…..

Cùng với sự phát triển của switch, chức năng đầu tiên của router ngày nay đã được switch đảm nhận một cách hiệu quả. Router chỉ còn phải đảm nhận việc thực hiện các kết nối truy cập từ xa (remote access) hay các kết nối WAN cho hệ thống mạng LAN.

Do hoạt động ở tầng thứ 3 của mô hình OSI, router sẽ hiểu được các protocol quyết định phương thức truyền dữ liệu. Do đó tùy theo cấu hình, router quyết định phương thức và đích đến của việc chuyển các packet từ nơi sang nơi khác. Một cách tổng quát router sẽ chuyển packet theo các bước sau :

- Đọc packet

- Gỡ bỏ dạng format quy định bởi protocol của nơi gửi

- Cập nhật thông tin về việc chuyển dữ liệu : địa chỉ, trạng thái của nơi gửi, nơi nhận.

- Gửi packet đến nơi nhận qua đường truyền tối ưu nhất.

Người ta phân chia Router thành hai loại là Router có phụ thuộc giao thức (The protocol dependent Routers ) và Router không phụ thuộc giao thức (The protocol independent Routers) dựa vào phương thức xử lý các gói tin khi qua Router. Router có thể phụ thuộc giao thức. Chỉ thực hiện việc tìm đường và truyền gói tin từ mạng này sang mạng khác chứ không chuyển đổi phương cách đóng gói của gói tin cho nên cả hai mạng phải dùng chung một giao thức truyền thông.

Hình 24: Hoạt động của router trong mô hình OSI.

Để ngăn chặn việc mất mát dữ liệu Router còn nhận biết được đường đi nào có thể chuyển vận và ngưng chuyển vận khi đường bị tắc.

Các lý do sử dụng Router:

- Router có các phần mềm lọc ưu việt hơn là Bridge do các gói tin muốn đi qua Router cần phải gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số lượng gói tin qua nó. Và thường được sử dụng trong khi nối các mạng thông qua cá đường dây thuê bao đắt tiền do nó không truyền dữ liệu lên đường truyền.

- Router có thể xác định được đường đi an toàn và tốt nhất trong mạng nên độ an toàn của thông tin được đảm bảo hơn.

Trong một mạng phức hợp khi các gói tin luân phiên chuyển các đường có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn của mạng thì các Router có thể được cài đặt các phương thức nhằm tránh được tắc nghẽn.

Các phương thức hoạt động của Router : Đó là phương thức mà một Router có thể nối với Router khác để qua đó chia sẻ thông tin về mạng hiện có. Các chương trình chạy trên Router luôn xây dựng bảng chỉ đường qua việc trao đổi các thông tin vơi các Router khác.

- Phương thức véctơ khoảng cách: mỗi Router luôn luôn truyền đi thông tin về bảng chỉ đường của riêng mình trên mạng, thông qua đó các Router khác sẽ cập nhật lên bảng chỉ đường của mình

- Phương thức trạng thái tĩnh: Router chỉ truyền cá thông báo khi có phát hiện có sự thay dổi trong mạng và chỉ khi đó các Router khác cập nhật lại bảng chỉ đường, thông tin truyền đi khi đó thường là thông tin về đường truyền.

Một số giao thức hoạt động chính của Router

- RIP (Routing Information Protocol ) nằm trong gói dữ liệu UDP. Giao thức thông tin định tuyến RIP dựa trên thuật toán véc-tơ khoảng cách DV (Distance- Vector) để tính toán thuyến. Nó chia các thành phần tham dự thành hai phần máy chủ động và bị động. Router chủ động thông báo các tuyến đường của nó cho máy tính (bị động) để cập nhật thông tin định tuyến trên cơ sở bảng định tuyến.

Router ở chế độ chủ động sẽ quảng bá bản tin cập nhật định tuyến theo thới gian định kỳ 30s. Cập nhật thông tin định tuyến lấy từ một phần của cơ sở dữ liệu định tuyến hiện tại của các bộ định tuyến. Mỗi cập nhật sẽ lấy một tập hợp các cặp, trong số đó

- NLSP (Netware Link Servise Protocol ) được phát triển bởi Novell, dùng để thay thế RIP hoạt động theo phương thức véctơ khoảng cách, mỗi Router được biết cấu trúc của mạng và việc truyền các bảng chỉ đường giảm đi.

- OSPF (Open Shortest Path First ) đối với giao thức định tuyến này, từ “O” là Open mạng nghĩa là mở, ví dụ như giao thức không ưu tiên (Non-Proprietary Protocol). IETF thiết kế giao thức thông tin định tuyến OSPF miền trong dựa trên kĩ thuật trạng thái liên kết LSP (Link State Protocol). Điều này có nghĩa là mỗi bộ định

tồn tại thông tin trạng thái liên kết, và nó được trao đổi giữa các bộ định tuyến đã được xây dựng trong bảng định tuyến. Không giống như RIP, OSPF sử dụng IP trực tiếp, các gói OSPF được chỉ ra bởi các giá trị đặc biệt trong trường giao thức lược đồ IP.

- OS - IS (Open System Interconnection Intermediate System to Intermediate System ) là một phần của TCP/ IP với những phương thức trạng thái tĩnh, trong đó có xét tới ưu tiên, giá đường truyền, mật độ truyền thông…

- IGRP (Interior Gateway Routing Protocol) được phát triển từ giữa những năm 1980 bởi tập đoaàn Cisco. Mục đích chính của giao thức này là tạo ra khả năng định tuyến mạnh hơn trong các mạng tự trị AS. Mặc dù RIP là một giao thức định tuyến đơn giản, tuy vậy nó phù hợp với các mô hình mạng có cấu trúc đơn giản và ít biến động do RIP chưa giải quyết được những nhược điểm của giao thức véc-tơ khoảng cách.

IGRP được thiết kế nhằm cải thiện và loại bỏ những khuyết điểm của RIP, và IGRP cũng là một giao thức định tuyến véc-tơ khoảng cách. IGRP sử dụng 24 bit Metric để quyết định đường định tuyến tốt nhất, với giá trị lớn nhất là 254 trạm (giá trị mặc định là 100 trạm). IGRP truyền toàn bộ bảng định tuyến mỗi lần cập nhật, mặc định là 60s một lần. IGRP cung cấp một số đặc tính mà làm tăng khả năng ổn định của mạng, bao gồm giữ chậm (Holddowns), phân chia mạng tách biệt ( Split horizons), cập nhật (Poison -reverse).

- EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) là phiên bản được nâng cấp từ giao thức trước đó IGRP. Kết quả của sự phát triển này xuất phát từ những thay đổi bên trong hệ thống mạng, nhằm đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng và đặc biệt là sự mở rộng ngày một lớn của các liên mạng.

EIGRP có khả năng kết hợp được cả hai phương pháp định tuyến tĩnh và động cùng hoạt động đan xen, hay nói cách khác EIGRP sử dụng phương pháp định tuyến lai cân bằng (Balanced Hybird Routing Protocol). Bên cạnh thuật toán Bellman Ford, EIGRP còn sử dụng thêm thuật toán cập nhật khuếch tán Diffusing-Update- Althgorithm(DUAL).

3.1.1.7. Bộ chuyển mạch (switch )

Switch là một thiết bị chuyển mạch, là một thiết bị dùng để kết nối giữa các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Theo mô hình này, switch hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu, ngoài ra có một số loại switch cao cấp có thể hoạt động ở tần network của mô hình OSI.

Là thiết bị giống như Bridge nhưng có nhiều port hơn, cho phép ghép nối nhiều đoạn mạng với nhau. Switch cũng dựa vào bảng địa chỉ MAC để quyết định gói tin nào đi ra port nao nhằm tránh tình trạng giảm băng thông khi số máy trạm tăng lên. Bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ.Switch cũng hoạt động tại lớp 2 trong mô hình OSI, việc xử lý gói tin dựa trên phần cứng (chip).

Ngày nay trong các giao tiếp dữ liệu, switch thường có 2 chức năng chính là chyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích .Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như tạo ra các mạng riêng ảo (VLAN).

Hình 25: Mô hình bộ chuyển mạch.

3.1.2. Hệ thống cáp dùng cho LAN: 3.1.2.1. Cáp xoắn:

Đây là loại cáp gồm 2 đường dây bằng đồng được xoắn vào nhau làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và giữa chúng với nhau. Hiện nay có 2 loại cáp xoắn là cáp có bọc kim loại (STP-Shield Twisted Pair) và cáp không bọc kim loại

(UTP-Unshield Twisted Pair).

Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu điện từ, có loại có một đôi dây xoắn vào nhau và có loại có nhiều đôi dây xoắn vào nhau.

Cáp không bọc kim loại (UTP) : tính năng tương tự như STP nhưng kém hơn về khả năng chống nhiễm từ và suy hao vì không có vỏ bọc.

STP và UTP có 2 loại (Category-Cat) thường dùng:

- Loại 1 và 2 (Cat1 & Cat2) : thường dùng cho truyền thoại và những đường truyền tốc độ thấp (nhỏ hơn 4Mb/s).

- Loại 3 (Cat3) : Tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16Mb/s, nó là chuẩn hầu hết cho các mạng điện thoại.

- Loại 4 (Cat4) : Thích hợp cho đường truyền 20Mb/s. - Loại 5 (Cat5) : Thích hợp cho đường truyền 100Mb/s. - Loại 6 (Cat6) : Thích hợp cho đường truyền 300Mb/s.

Đây là loại cáp rẻ , dễ lắp đặt tuy nhiên nó dễ bị ảnh hưởng của môi trường.

3.1.2.2. Cáp đồng trục:

Cáp đồng trục có 2 đường dây dẫn và chúng có cùng 1 trục chung , 1 dây dẫn trung tâm (thường là dây đồng cứng) đường dây còn lại tạo thành đường ống bao xung quanh dây dẫn trung tâm ( dây dẫn này có thể là dây bện kim loại và vì nó có chức năng chống nhiễm từ nên còn gọi là lớp bọc kim). Giữa 2 dây dẫn trên có 1 lớp cách ly, và bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp.

Cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác ( như cáp xoắn đôi) do ít bị ảnh hưởng của môi trường. Các mạng cục bộ sử dụng cáp đồng trục có thể có kích thước trong phạm vi vài ngàn mét, cáp đồng trục được sử dụng nhiều trong các mạng dạng đường thẳng.

Hai loại cáp thường được sử dụng là cáp đồng trục mỏng và cáp đồng trục dày. Đường kính cáp đồng trục mỏng là 0,25 inch và dày là 0,5 inch. Cả hai loại cáp đều làm việc ở cùng tốc độ nhưng cáp đồng trục mỏng có độ hao suy tín hiệu lớn hơn.

Hiện nay có cáp đồng trục sau :

- RG -58,50 ôm: dùng cho mạng Ethernet - RG - 59,75 ôm: dùng cho truyền hình cáp

Các mạng cục bộ sử dụng cáp đồng trục có dải thông từ 2,5 - 10Mbps, cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác vì nó có lớp vỏ bọc bên ngoài, độ dài thông thường của một đoạn cáp nối trong mạng là 200m, thường sử dụng cho dạng Bus.

3.1.2.3. Cáp sợi quang:

Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi thuỷ tinh có thể truyền dẫn tín hiệu quang) được bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự suy hao tín hiệu. Bên ngoài cùng là lớp vở plastic để bảo vệ cáp. Cáp sợi quang không truyền dẫn được các tin hiệu điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang và khi nhận chúng sẽ lại chuyển đổi trở lại thành các tín hiệu điện. Cáp quang có đường kính từ 8.3 - 100 micron, do đường kính lõi thuỷ tinh có kích thước rất nhỏ nên rất khó khăn cho việc đấu nối, nó cần công nghệ đặc biệt với kĩ thuật cao và chi phí cao.

Dải thông của cáp quang có thể lên tới hàng Gbps và cho phép khoảng cách đi cáp khá xa do độ suy hao tín hiệu trên cáp rất thấp. Ngoài ra vì cáp sợi quang không dùng tín hiệu điện từ để truyền dữ liệu nên nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ và tín hiệu truyền không bị phát hiện và thu trộm bằng các thiết bị điện tử của người khác.

Nhược điểm của cáp quang là khó lắp đặt và giá thanh cao, nhưng nhìn chung cáp quang thích hợp cho mọi mạng hiện nay và sau này.

Chương 4:

XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH CỤC BỘ LAN (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w