Temporally Ordered Routing Algorithm (TORA)

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền dữ liệu bằng flooding có kiểm soát trong mạng di động AD-HOC (Trang 27)

TORA là thuật toán định tuyến phân bố không vòng lặp có độ thích nghi cao dựa trên khái niệm đảo ngược đường thông [5]. TORA được đề xuất hoạt động ở môi trường mạng có tính linh động cao. Nó là thuật toán định tuyến khởi phát từ nguồn và cung cấp đa tuyến đường cho bất kỳ cặp nút nguồn/đích nào muốn đòi hỏi. Nguyên lý chủ đạo của TORA là định vị các thông báo điều khiển đối với mọi tập hợp các nút mạng gần với nơi xảy ra sự thay đổi tô-pô mạng. Để thực hiện được điều này, các nút mạng cần duy trì thông tin định tuyến về các nút hàng xóm (chỉ một chặng). Giao thức này có ba chức năng cơ bản: tạo tuyến, duy trì tuyến và xóa tuyến.

Trong suốt giai đoạn tạo và duy trì tuyến đường, các nút mạng dùng một tham số “độ cao” để thiết lập một đồ thị có hướng không vòng lặp – DAG (Directed Acyclic Graph) có gốc ở nút đích. Sau đó, các đường truyền được chỉ

20

định một hướng (luồng lên hay luồng xuống) dựa trên tham số độ cao tương đối của các nút mạng hàng xóm như hình 2.9.

Hình 2.9: Tạo tuyến đường trong TORA.

Quá trình thiết lập đồ thị DAG này tương tự như quá trình truy vấn/trả lời trong LMR (Light-Weight Mobile Routing – Định tuyến di động trọng số thấp). Trong lúc nút mạng chuyển động thì tuyến đường trong đồ thị DAG bị phá vỡ nên việc duy trì tuyến đường là cần thiết để thiết lập lại một đồ thị DAG có gốc cũng tại nút mạng đích đó. Như chỉ ra ở hình 2.10, khi đường thông luồng xuống cuối cùng bị sự cố nên nút mạng sinh ra một mức tham chiếu mới dựa vào mức tham chiếu của các nút hàng xóm, phối hợp hoạt động có hiệu quả để phản ứng lại sự cố đó một cách có cấu trúc. Các đường thông được đảo ngược để phản ánh những thay đổi trong việc thích nghi với mức tham chiếu mới. Việc này có hiệu quả giống như sự đảo hướng của một hay nhiều đường thông khi một nút mạng không có các đường thông luồng xuống.

Định thời là một yếu tố quan trọng của TORA, bởi vì tham số “độ cao” độc lập với thời gian sự cố đường thông. TORA cho rằng tất cả các nút mạng đều có đồng hồ đồng bộ (thực hiện thông qua một nguồn định thời bên ngoài như hệ thống định vị toàn cầu - GPS). Chuẩn đo của TORA là bộ năm thành phần, có tên: thời gian sự cố đường thông, định danh – ID duy nhất của nút mạng chỉ rõ mức tham chiếu mới, bit chỉ thị phản ánh, tham số chỉ thứ tự lan truyền và định danh – ID duy nhất của nút mạng.

Ba thành phần chung đầu tiên biểu thị mức tham chiếu một cách có chọn lọc. Một mức tham chiếu mới được xác định mỗi khi nút mạng không còn đường thông luồng xuống cuối cùng do sự cố đường thông. Giai đoạn xóa tuyến

21

của TORA liên quan chủ yếu đến vấn đề quảng bá gói tin “xóa tuyến” (CLR - clear packet) trong toàn mạng để xóa các tuyến đường không còn hiệu lực nữa.

Hình 2.10: Duy trì tuyến đường trong TORA.

Trong TORA còn có một sự biến động tiềm tàng xảy ra, đặc biệt khi nhiều tập hợp các nút mạng đang liên kết là phần hiện đang bị xóa, các tuyến đang xóa và các tuyến đang xây dựng mới. Do TORA dùng sự điều phối giữa các nút mạng nên vấn đề không ổn định của nó tương tự với vấn đề “đếm vô hạn” trong các giao thức định tuyến theo vector khoảng cách, ngoại trừ các biến động là tạm thời và sự hội tụ tuyến đường cuối cùng vẫn đạt được.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền dữ liệu bằng flooding có kiểm soát trong mạng di động AD-HOC (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)