Môi trƣờng sử dụng để đánh giá hiệu năng các giao thức trên là công cụ NS- 2, phiên bản allinone 2.34, chạy trên hệ điều hành UNIX. Trong mô phỏng sử dụng mô hình di chuyển Random Waypoint, dƣới sự thay đổi của vận tốc di chuyển của các nút, thời gian dừng pause time, tổng số nút trong mạng, số nút phát, thời gian thực hiện mô phỏng.
3.4.1. Giới thiệu
Mạng MANET có đặc điểm là: cấu hình mạng động, các liên kết có băng tần hạn chế, các nút có năng lƣợng thấp và bảo mật kém. Do đó khi phân tích hiệu suất các giao thức của mạng MANET cần xét sự ảnh hƣởng khi thay đổi một số tham số sau của ngữ cảnh mạng nhƣ sau:
- Kích thƣớc mạng: là tổng số nút trong mạng.
- Kết nối mạng: là số trung bình các hàng xóm của một nút.
- Tốc độ thay đổi mạng: là tốc độ thay đổi hình trạng của mạng theo thời gian.
- Khả năng của liên kết: là băng thông của liên kết không dây, đƣợc tính bằng kbps.
- Dạng di chuyển: là sự lựa chọn các mô hình chuyển động cụ thể.
Để đánh giá hiệu năng của giao thức STM về thông lƣợng, độ trễ, tỷ lệ truyền thành công, … luận văn sẽ so sánh phƣơng pháp định tuyến STM với các phƣơng pháp định tuyến multicast khác nhƣ PUMA [14] và MAODV [15], đây là hai phƣơng pháp định tuyến đa phát phổ biến trong mạng MANET. Trong đó, PUMA là giao thức duy trì hình trạng mạng theo lƣới (Mesh Based), sử dụng biến đếm vô hạn để thực thi giải thuật, còn MAODV là giao thức duy trì hình trạng mạng theo cây chia sẻ (Shared Tree Based), và chỉ chạy khi có yêu cầu kết nối (On Demand). STM duy trì hình trạng mạng theo cây chia sẻ, nhƣng luôn bảo trì hình trạng mạng chứ không cần yêu cầu kết nối (theo kiểu Link State).