Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Vang Thăng Long (Trang 36)

(Đơn vị tính:VNĐ)

3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

3.1.2.1 Hạn chế

- Vấn đề về quản lý tài chính

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải đổi mới, trong đó có đổi mới về quản lý tài chính là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hương trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định những nhu cầu về vốn, tìm kiếm, huy động vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý đạt hiệu quả cao nhất. Là một công ty chuyên về lĩnh vực sản xuất như CTCP Vang Thăng Long thì yếu tố tài chính vô cùng quan trọng đặc biệt gần đây quy mô đang dần bị thu hẹp bởi khối lượng tổng tài sản giảm. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho công ty thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra mặt mạnh mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.

- Vấn đề về việc đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu.

Với một công ty chuyên về sản xuất như CTCP Vang Thăng Long thì vấn đề đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm là sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất ra được thị trường chấp nhận như thế nào. Doanh thu giảm là do cầu về sản phẩm giảm vì thế thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm không những đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thường xuyên mà còn là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng tăng vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thực tế kinh doanh của CTCP Vang Thăng long cho thấy, việc tiêu thụ sản phẩm không phải là nhiệm vụ dễ thực hiện. Sản phẩm trên thị trường đồ uống ngày càng đa dạng với sự xuất hiện của nhiều loại sản phẩm ngoại nhập đang được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng

Mặc dù công ty có lên kế hoạch về dự trữ sản phẩm, hàng hóa, tiền mặt nhưng 3 năm gần đây hàng tồn kho của công ty liên tục gia tăng, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ làm ứ đọng vốn gây lãng phí nguồn vốn trong khi lượng tiền mặt trong quỹ còn thấp. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý công ty phải đặc biệt quan tâm tới việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thu tiền mặt tăng khả năng thanh toán của công ty.

- Vấn đề về huy động và sử dụng vốn.

Qua phân tích các số liệu ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn của công ty so với tiềm năng hiện có còn ở mức thấp, còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết:

+ Với việc đầu tư của mình, doanh thu qua các năm tăng giảm không ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của công ty, hệ số doanh lợi sau thuế còn thấp. Trong thị trường, mặc dù công ty có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại nhưng việc sửa chữa bảo hành có lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Mặc dù công ty đã áp dụng nhiều chiến lược quảng cáo khác nhau làm tăng uy tín của công ty trên thị trường nhưng công ty cũng cần đẩy nhanh hơn nữa việc quảng cáo này.

+ Dựa trên kết quả phân tích cho thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là do đi vay trong khi lãi xuất cho vay của ngân hàng hiện nay không ổn định và ở mức cao. Việc công ty sử dụng vốn vay trong sản xuất làm giảm tính linh hoạt của nguồn vốn và có thể gây áp lực cho doanh nghiệp trong việc chi trả các khoản lãi vay lớn làm giảm lợi nhuận. Vì vậy công ty cần quan tâm tới các giải pháp huy dộng và sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu.

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao, vòng quay VLĐ không ổn định và cũng chỉ đạt hơn một vòng trong năm. Bên cạnh đó, công tác quản lý vốn lưu động chưa chặt chẽ và chưa thực sự được chú trọng mặc dù vốn lưu động chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu vốn của công ty. Hơn nữa công ty cũng chưa có các chỉ tiêu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vì thế thường không phát hiện được các sự cố trong từng khâu để có thể kịp thời điều chỉnh . Bên cạnh đó, công tác thống kê chưa được công ty chú trọng đã gây khó khăn co việc sản xuất , tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.

Trong bối cảnh kinh tế mở của như hiện nay, những hạn chế trên đã làm cho sức cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài giảm sút.

3.1.2.2 Nguyên nhân. a) Nguyên nhân chủ quan

- Việc nghiên cứu thị trường của công ty còn yếu, các thông tin còn ít trong khi hàng tồn kho lớn mà công ty không mở các chiến dịch quảng cáo rầm rộ nhằm giới thiệu các sản phẩm mới của công ty đến với công chúng.

- Công ty hoạt động chủ yếu dựa trên uy tín lâu năm, ít tính đến việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành vì thế mà tiến hành điều chỉnh vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và nhu cầu phát sinh trong quá trình hoạt động. Công tác quản lý vốn kinh doanh không dựa trên cơ sở khoa học phân tích thực tế chủ yếu mà chủ yếu dựa trên cơ sở trực quan, kinh nghiệm. Điều này làm cho sản xuất luôn trong trạng thái bị động, các điều chỉnh chỉ được tiến hành khi các công việc đã thực hiện. Công tác lập kế hoạch vốn kinh doanh cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm của cán bộ phòng tài chính kế toán dựa trên những ước tính năm tới.

- Mặc dù được thành lập đã lâu nhưng thị trường tiêu thụ của công ty vẫn chỉ khoanh vùng trong phạm vi nội địa, mặc dù trong thời gian tới công ty có xu hướng xuất khẩu ra nước ngoài nhưng xét về đặc điểm cũng như quá trình phát triển của công ty thì hành động này còn chậm chạp, nhất là trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay.

b) Nguyên nhân khách quan.

- Do thị trường ngày càng xuất hiện nhìu đối thủ cạnh tranh nên việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn, lượng hàng tồn kho ngày càng tăng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Trong giai đoạn đất nước đang mở rộng quan hệ với bên ngoài thì những thách thức với công ty là rất lớn.

- Do hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng phải sáp nhập làm cản trở tính ổn định của nguồn vốn vay. Trong khi đó, hiện nay thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển mạnh, nguồn vốn lại chủ yếu từ vay ngân hàng thương mại. Mặc dù lãi suất cho vay của các ngân hàng đã giảm nhưng điều này vẫn không đảm bảo được tính an toàn và ổn định của nguồn vốn. Hơn nữa, để vay

được nguồn vốn ngân hàng cũng rât khó khăn do các điều kiện cam kết khắt khe mà ngân hàng bắt buộc với các doanh nghiệp.

- Do những bất lợi của nền kinh tế nói chung, lạm phát tăng, giá cả nhiều sản phẩm tăng, sự thay đổi của các chính sách kinh tế làm cản trở quá trình sản xuất kinh doanh nhất là quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Vang Thăng Long (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w