1. Một bạn dùng thước có ĐCNN 1cm để đo độ dài của cái bàn học . Trong các cách ghi kết quả sau đây cách ghi nào đúng nhất :
A . 5m B . 50dm C . 50cm D . 5000mm
2. Thước nào sau đây thích hợp đo độ dài sân trường em ? A. Thước thẳng GHĐ 1m.
B. Thước kẻ GHĐ 30cm. C. Thước dây GHĐ 100cm. D. Thước cuộn GHĐ 30m
3. BCĐ có ĐCNN là 0,5cm3. Cho biết kết quả đo nào là đúng : A. 20,2 cm3
B. 10,30 cm3 C. 20,5 cm3 D. 20 cm3
4. Trên bao xi măng có ghi 50 kg số đó cho biết : A. Sức nặng của bao xi măng.
B. Khối lượng của bao xi măng. C. Thể tích của bao xi măng.
D. Sức nặng và trọng lượng của bao xi măng.
5. Sử dụng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng : A. Thể tích tràn ra.
B. Thể tích nước tràn ra bình chứa. C. Thể tích bình chứa.
D. Thể tích còn lại trong bình tràn. 6. Hai lực cân bằng là hai lực :
A. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. B. Mạnh như nhau, khác phương, ngược chiều. C. Mạnh khác nhau, cùng phương, ngược chiều. D. Mạnh như nhau, cùng phương, khác chiều
7. Dùng chân đá mạnh vào quả bóng sẽ làm cho quả bóng : A. Biến dạng.
B. Biến đổi chuyển động.
C. Vừa biến dạng vừa biến đổi chuyển động. D. Không có hiện tượng gì xảy ra với quả bóng. 8. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi :
A. Bị kéo dãn ra. B. Bị nén ngắn lại. C. Bị hỏng.
D. Cả dãn ra và nén ngắn lại.
9. Máy cơ đơn giản sẽ giúp con người : A. Làm việc mệt nhọc hơn.
B. Làm việc dễ dàng hơn. C. Làm việc khó khăn hơn. D. Làm việc nặng nề hơn
10. Trong các dụng cụ sau đây dụng cụ nào không phải là đòn bẩy : A. Cái kìm.
B. Cái kéo.
C. Cái cầu thang. D. Cái cân Rôbécvan.
4. Củng cố :
Có bao nhiêu đơn vị đo, dụng cụ đo, cách đo đã học ở học kì 1 ? Có bao nhiêu công thức đã học và là các công thức nào ?
5. Dặn dò :
Tuần: 20 Tiết 19 Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài 16: RÒNG RỌC I. MỤC TIÊU :
1. Nhận biết cách sử dụng ròng rọc trong đời sống và lợi ích của chúng Tuỳ theo công việc mà biết cách sử dụng ròng rọc thích hợp 2. Rèn luyện kĩ năng làm các thí nghiệm về máy cơ đơn giản 3. Tỉ mĩ trong quá trình học
II. CHUẨN BỊ:
a/ Cho mổi nhóm học sinh:
Lực kế có GHĐ từ 2N trở lên. Khối trụ kim loại có móc nặng 2N. Dây vứt qua ròng rọc.
Một ròng rọc cố định(kèm theo gía đở ) Một ròng rọc động(có giá đở)
b/ Cho cả lớp:
Tranh vẻ tô hình 16.1, 16.2 và bảng 16.1 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp:
lớp trưởng báo cáo sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ:
Đòn bẩy có cấu tạo như thế nào ? Giải bài tập: 15. 3; 15.4 SBT 3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁOVIÊN VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động1: (3 phút) Tổ chức tình huống học tập GV: Ngoài trường hợp dùng mặt phẳng nghiên dùng đòn bẩy có thể dùng ròng rọc để nâng ống bê tông lên được không?
Hoạt động 2: (7 phút)
Tìm hiểu cấu tạo ròng rọc
Cho học sinh đọc phần thu thập thông tin ở mục 1:
C1: Hãy mô tả các ròng rọc
Đọc vấn đề
Học sinh thảo luận nhóm
C1: Ròng rọc là bánh xe có