PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm)

Một phần của tài liệu Cau truc de thi TN,DH 2009 (Co Dap an) (Trang 29 - 35)

a) Yêu cầu về kiến thức:

Bài làm của thí sinh cần nêu được các ý sau về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:

- Thơ trữ tình chính trị; - Đậm chất sử thi;

- Giọng điệu tâm tình ngọt ngào; - Giàu tính dân tộc.

b) Cách cho điểm:

- Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, trình bày rõ ràng mạch lạc. - Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên.

- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.

Câu II (3,0 điểm)

a) Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

b) Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Cần thấy được nội dung chính trong ý kiến của Gớt: thực

tiễn là con đường để con người nhận thức về bản thân. Có

thể làm rõ vấn đề theo các nội dung cơ bản:

- Nhận thức về bản thân là hiểu biết được trình độ, năng lực, bản lĩnh, khả năng… của mình. Nhận thức về bản thân có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi con người trong cuộc sống (học tập, lao động…).

- Những thành công và thất bại từ thực tiễn học tập, lao động, giao tiếp…, giúp con người phát hiện ra chính mình

và có thêm động cơphấn đấu để phát huy thế mạnh của bản thân trong cuộc sống.

- Ý kiến trên thể hiện quan điểm sống tích cực, có trách nhiệm với bản thân và vớixã hội.

c) Cách cho điểm:

- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ vàngữ pháp.

b) Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, thí sinh nhận biết được những nét cơ bản trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Bài viết có thể trình bày những suy nghĩ riêng và, lập luận theo nhiều cách khác nhau song cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Cần nêu bật được những ý chính sau: - Những chiêm nghiệm, suy tư về cuộc sống của người phụ nữ đang yêu;

- Tin vào sức mạnh của tình yêu chung thuỷ; - Khát khao da diết về một tình yêu bền vững;

- Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn, số câu không hạn chế, nhịp điệu linh hoạt; ngôn ngữ giản dị, trong sáng, biểu cảm; hình ảnh thơ giàu sức gợi;

* Đánh giá: đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh - hồn hậu, chân thực, đằm thắm và da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường, …

- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 1: Trình bày quásơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b) Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa

trẻ, thí sinh biết chọn phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc

sắc của truyện. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu bật những ý chính sau:

- Hai đứa trẻ tiêu biểu cho kiểu truyện “không có chuyện”: cốt truyện đơn giản, nhân vật không nhiều, thời gian ngắn, không gian hẹp, sự kiện biến cố ít…

- Tác phẩm cuốn hút người đọc nhờ khả năng khám phá và thể hiện những biến thái phong phú và tinh tế trong cảnh vật và hồn người: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình đặc sắc và giàu sức gợi; ngôn ngữ giàu chất thơ; lời văn bình dị, trong sáng; giọng điệu nhẹ nhàng mà sâu lắng…

* Khái quát: Sự kết hợp hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn, trữ tình tạo nên nét đặc sắc riêng của phong cách nghệ thuật Thạch Lam.

c) Cách cho điểm:

- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

KHỐI D

* ĐỀ THI (Thời gian làm bài: 180 phút)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)Câu I (2,0 điểm) Câu I (2,0 điểm)

Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.

Câu II (3,0 điểm)

Trong Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-

12-2003, Cô-phi An-nan viết:

“Trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm

chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với

cái chết”

(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, H. 2008, tr. 83) Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Trong bài thơ Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu viết:

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

(Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, H. 2008, tr. 22) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên.

Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)

Đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện như thế nào trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà?

* ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)Câu I (2,0 điểm) Câu I (2,0 điểm)

a) Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được các ý cơ bản sau:

- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh đất nước.

- Nền văn học hướng về đại chúng.

- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

b) Cách cho điểm:

- Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng mạch lạc. - Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.

Câu II (3,0 điểm)

a) Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b) Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Có thể làm rõ vấn đề theo hệ thống ý sau:

- Nhận thức rõ nguy cơ của đại dịch AIDS đang hoành hành trên thế giới.

- Thái độ đối với những những người bị HIV/AIDS: không nên có sự ngăn cách, sự kỳ thị, phân biệt đối xử (không có khái niệm chúng ta và họ).

- Phải có hành động tích cực bởi im lặng là đồng nghĩa với

cái chết (mỗi thí sinh tự nêu phương hướng hành động).

c) Cách cho điểm:

- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b) Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về Xuân Diệu và bài thơ Vội

vàng, thí sinh phân tích những đặc sắc nghệ thuật để thấy rõ

tâm trạng của nhân vật trữ tình. Bài viết có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần làm rõ tấm lòng thiết tha yêu cuộc sống của nhân vật trữ tình với những ý chính sau:

- Niềm vui sướng, hân hoan trước vẻ đẹp của thiên đường nơi trần thế;

- Nhạy cảm trước thời gian trôi chảy; ý thức rõ về sự hữu hạn của đời người; tiếc nuối trước sự phai tàn của cái đẹp và sự không vững bền của tuổi trẻ;

- Bộc lộ triết lí sống và quan niệm nhân sinh hiện đại: sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây của sự sống...;

- Những cách tân nghệ thuật độc đáo: cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống bằng tất cả giác quan; sáng tạo hệ thống từ ngữ, hình

ảnh phong phú, mới lạ; cấu trúc và giọng điệu thơ linh hoạt, biến hoá…

c) Cách cho điểm:

- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 1: Trình bày quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích đặc điểm phong cách tác giả trong tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b) Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về Nguyễn Tuân và tuỳ bút Người lái

đò Sông Đà, thí sinh chọn phân tích những chi tiết thể hiện

phong cách nghệ thuật của tác giả. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những ý chính sau:

Một phần của tài liệu Cau truc de thi TN,DH 2009 (Co Dap an) (Trang 29 - 35)