Kỹ thuật yêu cầu truyền lại tự động, ARQ (Automatic Repeat Request) thường được sử dụng trong trường hợp truyền dữ liệu theo gói (packet). Ở đây bộ giải mã kênh phát hiện lỗi nhưng không sửa lỗi, tức trong trường hợp phát hiện gói tin có lỗi thì gửi một tín hiệu đến máy phát yêu cầu truyền lại gói tin đó. Như vậy, cần có thêm một kênh tín hiệu từ máy thu đến máy phát. Trong thông tin vệ tinh thì kênh đó có thể là kênh vệ tinh và cũng có thể là kênh mặt đất. Việc sử dụng các mã phát hiện lỗi yêu cầu có độ tin cậy để kiểm soát lưu lượng nguồn và cho phép độ trễ giải mã biến đổi. Các nhược điểm đó có thể được bù lại bởi sự đơn giản của quá trình giải mã, khả năng thích ứng với lỗi có đặc tính thống kê và tỷ lệ lỗi thấp:
Có ba dạng kỹ thuật ARQ, đó là:
- Truyền lại có ngừng và chờ ( ARQ Stop-and-wait); - Truyền lại liên tục (Go-back-N ARQ);
- Truyền lại có chọn lọc (Selective-repeat ARQ) Hình 4.5. mô tả ba kỹ thuật nêu trên:
Hình 4.5: Phát hiện lỗi và truyền
a) Truyền lại co ngừng và chờ; b) Truyền lại liên tục; c) Truyền lại có chọn lọc. Các ký hiệu: KL: không lỗi; CL = có lỗi
Hiệu năng của hệ thống sử dụng kỹ thuật ARQ được đánh giá thông qua tham số hiệu suất của mỗi kỹ thuật ARQ sử dụng. Tham số hiệu suất ARQ được biểu thị bởi tỷ số của số lượng trung bình của các bit thông tin được truyền (có ARQ) trên tổng số bit có thể được truyền (không ARQ) trong cùng thời gian đó.
Như vậy ARQ có chọn lọc sẽ có hiệu suất lớn nhất, ARQ ngừng và chờ có hiệu suất thấp nhất. Tuy vậy ARQ có chọn lọc cần có thiết bị phức tạp hơn, trong lúc ARQ ngừng và chờ chỉ cần thiết bị tinh toán đơn giản hơn nhiều.
Ví dụ, với tuyến liên lạc vệ tinh số (địa tĩnh) có dung lượng R = 48 kbps. Thời gian khứ hồi của tín hiệu T = 600 ms. Xác suất lỗi bit Pe = 10-4. Khối dữ liệu truyền n = 1000 bit. Kết quả tính toán cho:
(ARQ - SW) = 0,03; (ARQ - GB) = 0,23; và (ARQ - SR) = 0,84.