Tổng quan về truyền hình số mặt đất

Một phần của tài liệu Kỹ thuật FPGA áp dụng thực hiện cho bộ mã FEC trong hệ DVB (Trang 66)

Hiện tại trên thế giới tồn tại 3 tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số là :

 DVB ( Châu Âu - tính đến năm 2000 có 54% số nước đang sử dụng ) .

 ISDBT ( Nhật - " 8 % " )

 ATSC ( Mỹ - " 38 % )

ATSC, DiBEG vốn được thiết kế cho kênh 6 MHz. DVB-T được thiết kế cho kênh 8 MHz. Tuy nhiên cho đến nay cả 3 tiêu chuẩn đều được sử dụng trên các kênh 6, 7, 8 MHz.

Lợi ích của truyền hình số mặt đất:

 Truyền hình số có độ phân giải cao (HDTV).

 Nhiều chương trình truyền hình trên một kênh RF

 Dịch vụ truyền hình đa phương tiện, truyền hình tương tác

 Thu di động ( Tiêu chuẩn DVB-T, DiBEG)

 Phân cấp chất lượng (HDTV, SDTV)

 Mạng đơn tần – SFN

 Công suất máy phát nhỏ hơn (6dB~4 lần)

Tiêu chuẩn phát sóng số mặt đất ATSC: Advanced Television System Committee [5].

 Điều chế 8-VSB (Vestigial Sideband):

 Dòng dữ liệu vào: MPEG 2 tốc độ 19.39 Mb/s

---

 Dữ liệu được truyền theo từng khung gồm nhiều đoạn

 Mỗi đoạn dữ liệu = SYMBOL đồng bộ + SYMBOL dữ liệu.

 Các SYMBOL được điều chế theo phương thức nén sóng mang.

 Tín hiệu Q không mang thông tin.

 Thông tin chứa trong thành phần I (-7÷ +7)

Hình 3. 1 Máy thu VSB

Ưu điểm của ATSC:

 Ngưỡng dưới cho phép của tỷ số S/N tốt hơn DVB-T 4dB(công suất nhỏ hơn khoảng 2.5 lần).

 Dung lượng bit/kênh 6MHz lớn (19,3 Mb/s).

 Khả năng chống nhiễu đột biến tốt hơn DVB-T.

Tiêu chuẩn DIGEG: (Digital Broadcasting Expert Group) [5]

 Năm 1997 Nhật Bản ban hành tiêu chuẩn DIBEG hay còn gọi là tiêu chuẩn ISDB-T (Intergrated Service Digital Broadcasting-Terestrial) Hoặc là ARIB (Association of Radio Industries and Businesses).

 Phát sóng thử nghiệm từ 1998 2003 và từ 2003 2006 chính thức phát sóng tại một số thành phố (Tokyo, Osaka, Nagova…). Dự kiến năm 2010 sẽ chấm dứt truyền hình tương tự

 Tiêu chuẩn DiBEG:

 Sử dụng kỹ thuật BST-OFDM (Band Segmented OFDM).

 Sử dụng phương pháp điều chế số khác với từng đoạn dữ liệu:QPSK, 16 QAM, 64QAM.

 Tín hiệu truyền đi gồm 13 khối OFDM, mỗi khối có dải phổ: 432 KHz.

 Độ rộng kênh RF: 6 MHz (7 hoặc 8).

 Trên thực tế là một biến thể của DVB-T.

---

Hình 3. 2 Sơ đồ khối và giao diện đo trong hệ thống DVB-T

Chuẩn DVB được sử dụng ở Châu Âu, Úc và một số nước châu Á. 1995 các nước châu Âu nghiên cứu và thử nghiệm DVBT. Đến 2/1997 ban hành chính thức bởi ESTI.truyền tải tín hiệu Video số nén theo chuẩn MPEG-2 qua cáp, vệ tinh và phát truyền hình mặt đất.

Chuẩn DVB có một số đặc điểm như sau [5]:

 Mã hoá Audio tiêu chuẩn MPEG-2 lớp II.

 Mã hoá Video chuẩn MP @ ML.

 Ðộ phân giải ảnh tối đa 720 x 576 điểm ảnh.

 Dự án DVB không tiêu chuẩn hoá dạng thức HDTV nhưng hệ thống truyền tải chương trình có khả năng vận dụng với dữ liệu HDTV.

 Hệ thống truyền hình có thể cung cấp các cỡ ảnh 4:3; 16: 9 và 20: 9 với tốc độ khung 50 Mhz.

 Tiêu chuẩn phát truyền hình số mặt đất dùng phương pháp ghép đa tần trực giao (COFDM). COFDM: kỹ thuật mã hoá kênh và kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao. OFDM+ Mã hoá kênh truyền = COFDM.

 DVB-T được thiết kế dựa trên ý tưởng chống can nhiễu phản xạ đa đường, phù hợp với các vùng thành phố, các vùng có địa hình đồi núi phức tạp.

Dự án DVB:

 DVB-S: Hệ thống truyền tải qua vệ tinh. Hệ thống DVB-S sử dụng phương pháp điếu chế QPSK, mỗi sóng mang cho một bộ phát đáp.

 DVB-C: Hệ thống cung cấp tín hiệu truyền hình số qua mạng cáp, sử dụng các kênh cáp có độ rộng băng thông từ 7 đến 8 Mhz và phương pháp điều chế 64- QAM. DVB-C có mức tỉ số tín hiệu trên tạp âm cao và điều biến kí sinh thấp.

 DVB-T: Hệ thống truyền hình mặt đất với các kênh 8, 7 hoặc 6 Mhz. Sử dụng phương pháp ghép đa tần trực giao có mã (COFDM).

 DVB-H: Hệ thống truyền hình di động.

Truyền đúp dữ liệu: Trong các hệ thống truyền số, thường sử dụng hai lớp mã sửa sai: “mã trong” (Inner Code) và “mã ngoài” (Outer Code). Mã trong được thiết kế để sửa những lỗi ngắn. Mã ngoài để sửa những lỗi dài

---

Hình 3. 3 Hệ thống thu phát truyền hình số mặt đất

Hình 3. 4 DVB-T Equipment by ITIS

Hình 3. 5. Sơ đồ khối và giao diện đo phía máy thu DVB-T

Ưu điểm của DVB-T [5]:

 Khả năng thu di động.

 Khẳ năng chống lại phản xạ nhiều đường.

 Mạng đơn tần và phủ sóng lõm (Single Frequency Network- SFN)

---

Thế hệ máy phát số DVB-T ra đời đã khắc phục được các nhược điểm của thế hệ máy phát tương tự như khả năng mang nhiều chương trình trong một kênh RF, hỗ trợ khả năng thu tín hiệu đa đường và thu di động...

Về cấu trúc máy phát số DVB-T và máy phát hình tương tự giống nhau nhưng điểm khác biệt là phần điều chế. Sơ đồ khối của bộ điều chế DVB-T [1]

Hình 3. 6 Sơ đồ khối của bộ điều chế DVB-T

Một phần của tài liệu Kỹ thuật FPGA áp dụng thực hiện cho bộ mã FEC trong hệ DVB (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)