Các đặc điểm và tính chất của mô hình mới

Một phần của tài liệu Về một mô hình CSDL quan hệ với thông tin không chắc chắn dạng ngôn ngữ gần tự nhiên (Trang 56)

1. 4.1 Những phát biểu cơ bản

2.4 Các đặc điểm và tính chất của mô hình mới

1. Ta thấy rằng vì mô hình này xây dựng trên nền tảng đại số quan hệ nên có tính trực quan rất cao. Nó rất gần với ngôn ngữ tự nhiên, do đó rất dễ hiểu, dễ phản ánh thực tế. Trong một số trường hợp, ứng dụng theo mô hình này có tính thực tiễn cao. Ví dụ, để mô tả một đối tượng tình nghi tội phạm, nhân chứng có thể khai rằng người bị tình nghi "khá cao", nhưng không thể chắc chắn chiều cao của đối tượng đó, hệ thống cần ghi nhận "khá cao" là một đặc điểm nhận dạng, không thể ghi nhận chiều cao bằng một con số cụ thể. Việc phân tích, xử lý sau đó là công việc của điều tra viên trên hệ thống. Những thông tin được ghi nhận theo kiểu này thường có tính chất cảm giác, tương đối nên càng không nên quy đổi trực tiếp ngay khi đưa vào hệ thống. 2. Ngữ nghĩa của các giá trị ngôn ngữ của thuộc tính ngôn ngữ không phải là

các nhãn của tập mờ, mà là giá trị thực đại diện trong DA được tính nhờ một hàm định lượng với bộ các tham số. Bộ tham số này phụ thuộc ứng dụng, và có thể thay đổi thích nghi với thế giới thực theo thời gian sống của CSDL. Nó tạo ra khả năng tự động tính toán những thay đổi để thích nghi CSDL với thế giới thực phù hợp với người sử dụng bằng việc cài đặt những thuật toán tính toán ngữ nghĩa với một bộ tham số đã cho. Ngoài ra, vì số các giá trị ngôn ngữ của một thuộc tính trong một ứng dụng thực tế chỉ hữu hạn, nên chúng ta có thể tính sẵn và lưu trong vùng quản trị của hệ CSDL.

3. Trong thao tác dữ liệu, kiểu dữ liệu là thống nhất hay duy nhất đối với mỗi thuộc tính. Bằng việc sử dụng ánh xạ định lượng ngữ nghĩa và phép biến đổi tuyến tính, kiểu dữ liệu sử dụng trong các thao tác là dữ liệu thực.

4. Trong đối sánh dữ liệu của thuộc tính ngôn ngữ dựa trên các lân cận mức k. Những lân cận này cũng hữu hạn và có thể tính sẵn hệ lân cận của các phần tử đại diện và lưu giữ trong vùng quản trị của CSDL.

5. Các thao tác đối sánh trong tìm kiếm đều có thể đưa về các thủ tục kinh điển. Bằng cách sử dụng =, , ≤, ≥, < và > thay cho các quan hệ đối sánh tương ứng =, , ≤, ≥, < và >, các phép select, join, vân vân, rất dễ định nghĩa.

CHƯƠNG 3- CÀI ĐẶT MỘT SỐ THỦ TỤC CỦA CSDL NGÔN NGỮ

Chúng ta hãy xem xét một ứng dụng quản trị nhân sự có sử dụng thông tin ngôn ngữ dạng không chắc chắn với một số thuộc tính mờ cơ bản sau:

- Age (Tuổi): Các giá trị số tự nhiên và giá trị ngôn ngữ (young, very young, …) - Grade (Cấp bậc): Các giá trị số tự nhiên và giá trị ngôn ngữ (low, very low, high, very high…)

Các công việc cần thực hiện: - Lập hàm sign ()

- Lập hàm tính độ đo tính mờ fm

- Lập hàm định lượng ngữ nghĩa (QSF)

- Lập hàm ánh xạ giá trị các giá trị biến ngôn ngữ sang miền giá trị thực

- Sử dụng hàm ánh xạ trong các thao tác cơ sở dữ liệu truyền thống: insert, update, delete, select

- Viết ứng dụng

Một phần của tài liệu Về một mô hình CSDL quan hệ với thông tin không chắc chắn dạng ngôn ngữ gần tự nhiên (Trang 56)