KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Sau bao nhiêu năm giữ vững nền độc lập tự chủ, chiến thắng hai đế quốc mạnh nhất nhì thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đảng ta lại bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế vẫn còn hết sức yếu kém. Nền kinh tế nước ta đi sau các nước hàng chục năm, thâm chí đối với các quốc gia mạnh giới hạn đó có thể lên đến hàng trăm năm. Đứng trước điểm xuất phát đó, Đảng ta luôn phải đứng trước hai con đường cái chung hay cái đơn nhất. Việc duy trì và phát triển cái riêng, cai vốn có và việc tiếp thu cái hay cái đẹp tư bên ngoài để ta vừa có thể khẳng định được cái tôi vừa kết hợp cái tinh hoa từ bên ngoài không phải là chuyện dễ, ngày một ngày hai có thể làm được. Đứng trước tình hình đó, triết học Mác-Lênin đã trở thành kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam

Không nằm ngoài hệ thống kinh tế thế giới, nền kinh tế thị trường nước ta cũng chịu sự ảnh hưởng của những quy luật kinh tế vốn có như: Quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ…. ảnh hưởng của các yếu tố hệ thống: lạm phát, tỷ giá, lãi suất…, các yếu tố phi hệ thống: cạnh tranh, cung cầu , giá cả… Nhưng kinh tế thị trường mà chúng ta muôn xây dựng và hướng tới là nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế luôn gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội. Những chính sách kinh tế được Đẩng và Nhà nước soạn thảo và đưa vào vận hành nhằm giúp nền kinh tế hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhưng đi kèm với nó là những chính sách thuế khoá, trợ cấp… để giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo. Chúng ta không coi kinh tế thị trường là mục tiêu mà chúng ta sử dụng kinh tế thị trường là phương tiện để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, xã hội công bằng dân chủ văn minh, xã hội yêu con người và vì con người.

Qua việc lựa chọn và đi vào nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng vận dụng vào xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam. Giúp em một lần nữa bồi dưỡng thêm hành trang kiến thức về kinh tế thị trường. Đặc biệt giúp em nhìn nhận sâu hơn một kiến thức rất bổ ích mà trước khi làm đề tài này vẫn còn hiểu rất mơ hồ. Đó là một tỷ lệ thích hợp giữa cái chung và cái đơn nhất để tạo nên một thực thể riêng biệt. Nếu chỉ có cái chung có nghĩa là ''tôi giống tất cả nhưng tôi chẳng giống ai, tôi không tồn tại'', nếu chỉ có cái đơn nhất nghĩa là ''tôi quái dị '' và ''tôi không thể tồn tại''. Vì vậy, trong mọi hoạt động thực tiễn cần phải kết hợp tốt mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng để tồn tại tốt hơn Phải chăng đó còn là một nguyên lý sống, nguyên lý để sinh tồn!

Đặc biệt trong môi trường toàn cầu hoá, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các chủ thể cạnh tranh luôn tìm mọi cách để tạo thế mạnh riêng, thì việc cố gắng tìm kiếm, tạo dựng và phát triển những nét đặc sắc, đơn nhất là vô cùng quan trọng đối với không chỉ doanh nghiệp mà còn với cả nền kinh tế quốc dân, là nhân tố quyết định đến quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang đậm mầu sắc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 29 - 31)