Đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở việt nam (tt) (Trang 25)

Tăng cƣờng sự tham gia của những thành viên độc lập trong HĐQT từ bên ngoài để nâng cao tính minh bạch, công khai trong quản trị doanh nghiệp; lựa chọn những thành viên HĐQT có nhiều kinh nghiệm, giỏi chiến lƣợc, am tƣờng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng trình tự và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của HĐQT; sử dụng những nguyên tắc quản trị của tổ chức OECD; tăng cƣờng năng lực tài chính, thay đổi cơ cấu nợ, đảm bảo tỷ lệ nợ ở mức hợp lý; đào tạo chuyên sâu về kiến thức quản trị hiện đại cho cán bộ quản lý các cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận thức đúng hơn về tính minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình nói riêng cũng nhƣ những thông lệ quản trị nói chung để từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp CPH, luận án đã góp phần làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản mà mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đề ra. Cụ thể:

1. Luận án đã tiếp cận và giải quyết vấn đề dƣới góc độ làm rõ bản chất của hiệu quả kinh doanh, xác định rõ cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua làm rõ khái niệm, các tiêu chí đánh giá hiệu quả và sự cần thiết khách quan của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpCPH, đồng thời xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu cũng nhƣ tổng kết những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.

2. Luận án đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH, từ đó phân tích đƣợc những thành tựu đạt đƣợc, những yếu kém, hạn chế cần khắc phục. Qua nghiên cứu, luận án cho thấy những hạn chế, yếu kém về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém là do quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp sau CPH còn nhiều bất cập; quản trị nội bộ doanh nghiệp chƣa có sự thay đổi cho phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH; những vấn đề tồn đọng trong quá trình CPH chƣa đƣợc giải quyết triệt để… Ngoài ra, luận án cũng đã xây dựng đƣợc mô hình kiểm định tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH; phát hiện những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH đòi hỏi cần sớm có biện pháp khắc phục nhƣ vấn đề giám sát tài chính và quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp sau CPH; quản lý vốn nhà nƣớc và đại diện vốn nhà nƣớc; vấn đề chuyển nhƣợng cổ phần ƣu đãi của ngƣời lao động; vấn đề thực hiện những ƣu đãi không đúng với quy định gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DNNN sau CPH.

3. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá thành tựu và hạn chế, xác định nguyên nhân yếu kém và những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH, đồng thời dựa vào mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH, luận án đã đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH. Những giải pháp đƣợc tác giả chia làm 2 nhóm:

Một là, nhóm các giải pháp vi mô từ phía doanh nghiệp bao

gồm tăng cƣờng giám sát nội bộ đối với doanh nghiệp sau CPH; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; tăng cƣờng hiệu quả sử dụng vốn; khuyến khích lợi ích vật chất đối với HĐQT, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và tạo động lực cho ngƣời lao động; đảm bảo và phát huy tối đa vai trò của cổ đông; đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp; tăng cƣờng vai trò của tổ chức Đảng và tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp CPH.

Hai là, nhóm các giải pháp vĩ mô từ phía nhà nƣớc bao gồm

hoàn thiện các chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp sau CPH; phát huy quyền tự chủ kinh doanh; đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý vốn và quy chế ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc ở doanh nghiệp sau cổ phần hóa; nâng cao năng lực giám sát tài chính của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp cổ phần hóa; tăng cƣờng điều phối và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa; hỗ trợ của nhà nƣớc đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Ngoài ra, tác giả luận án còn đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và doanh nghiệp sau CPH trong việc áp dụng và triển khai các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho DNNN sau CPH.

Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nƣớc sau CPH là một chủ đề nghiên cứu phức tạp, có tính lý luận và thực tiễn cao. Hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ tạo cơ sở khoa học, góp phần thực hiện thành công mục tiêu CPH, đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cổ phần.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở việt nam (tt) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)