Đào đất trong hố móng

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG CẦU ĐƯỜNG THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TRỤ CẦU T7 CẦU VƯỢT ĐƯỜNG SẮT (Trang 31)

- Điểm trung bình:

3.4.2Đào đất trong hố móng

2. 2 Biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công

3.4.2Đào đất trong hố móng

Đào đất trong hố móng bằng máy đào 3.4.3 Thi công bệ trụ

Trước khi thi công bệ trụ thì tiến hành thi công lớp bê tông đệm 10MPa. Khối lượng bê tông bệ trụ V= 6,2.9,2.0,1=5,704m3

- Theo định mức 1776 BXD-VP

Mã vữa C1221- Bê tông mác 100 MX PC30 độ sụt 2-4 cm, đá (1-2) có: Xi măng: 218kg, Cát vàng hạt to: 0,516 m3, Đá dăm :0,905m3, Nước:185 lít

- Khối lượng vật liệu cần dung

XM=218.5,704=1243,47kg, C= 0,516. 5,7042,94m3 Đ= 0,905. 5,704=5,16m3 , N= 185.5,704=1055,24 lít * Công tác đổ bê tông:

3.4.3.1 Thi công bệ trụ:

Lắp đặt cốt thép, lắp dựng ván khuôn

Cốt thép và ván khuôn được lắp đặt đúng theo thiết kế, nhưng chú ý việc lắp dựng các cốt thép chờ để thi công phần trụ sau này.

a. Công tác cốt thép:

Cốt thép có thể buộc hoặc (hàn) tại vị trí thiết kế hoặc được chế tạo thành từng lưới, thành khung sườn trong phân xưởng nhờ các khuôn mẫu.Với kích cỡ phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển và cẩu lắp. Khi đặt cốt thép cần phải đảm bảo khoảng cách thiết kế giữa các thanh cốt thép và chiều dày lớp bê tông bảo vệ. Chiều dày lớp bảo vệ được đảm bảo bởi miếng đệm (con kê) bằng bê tông và được giữ chặt với cốt thép chờ các sợi thép nhỏ, khoảng

+2.861 +6.093

cách giữa các con kê tuỳ thuộc vào đường kính của cốt thép. Không được phép sử dụng con kê trên suốt chiều rộng tiết diện bê tông cốt thép. Trước khi đổ bê tông phải lập bảng nghiệm thu cốt thép về chủng loại kích thước và cách bố trí trọng ván khuôn so với bản thiết kế, Trường hợp có sai sót phải sửa chữa cho đúng thiết kế sau đó chủ đầu tư và tư vấn giám sát ký vào biên bản nghiệm thu.

Sau khi các lô cốt thép đến công trường, tiến hành lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của cốt thép và được tư vấn giám sát chấp thuận thì tiến hành bts đầu gia công cốt thép theo trình tự sau + Nắn thẳng cốt thép + Làm sạch cốt thép + Lấy dấu để cắt cốt thép + Nối cốt thép + Uốn cốt thép + Đặt buộc cốt thép b. Gia công cốt thép

Sau khi thực hiện các công tác chuẩn bị như nắn thẳng cốt thép, làm sạch cốt thép, lấy dấu để cắt cốt thép, và cắt cốt thép ta tiến hành buộc, nối cốt thép.

+ Nối cốt thép:

Thép đựoc hàn là chủ yếu, chỉ cho phép buộc khi không có điều kiện hàn. + Uốn cốt thép:

Uốn cốt thép vừa tiến hành bằng thủ công vừa tiến hàn bằng máy, công tác uốn bằng máy được thực hiện tại các nhà máy công ty sản suất bê tông cốt thép hoặc ngoài công trường.

+ Đặt buộc cốt thép

Chuẩn bị sẵn các con kê bằng xi măng hoặc bê tông để đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ, chuẩn bị các khúc đệm bằng thép tròn để định vị khoảng cách các thanh và các lưới thép.

Để chế tạo các khung cốt thép phải dùng các mẫu đỡ đảm bảo chính xác trong khi bố trí các thanh và các mối liên kết. Các thanh phải liên kết chặt với nhau, các thanh choàng ôm chặt các thanh thép mà chúng vòng qua.

+ Đối với cốt thép buộc: Khi buộc cần lưu ý ở các chỗ giao nhau quanh lưới đều buộc hết , khi buộc không nên buộc theo một chiều.

+ Đối với cốt thép hàn: Cốt thép được hàn thành khung, lưới tại các phân xưởng bằng máy hàn, lắp đặt các khung cốt thép bằng cơ giới.

c. Lắp dựng ván khuôn:

Công tác thi công bê tông bệ trụ dùng ván khuôn thép đã được tính toán đảm bảo chịu lực thì ta tiến hành lắp dựng ván khuôn phải đảm bảo đúng vị trí kích thước và cao độ theo thiết kế, cấu tạo đơn giản tiết kiệm vật liệu.

Bề mặt tấm ván khuôn phải đảm bảo bề mặt bê tông sau khi đổ xong phải phẳng và nhẵn. Trước khi đổ bê tông, quét lên bề mặt ván khuôn một lớp dầu mỏng để chống dính bám và không làm thay đổi màu sắc của bê tông sau khi đổ. Tại chỗ tiếp giáp giữa các mảng ván khuôn với nhau có thể dán bằng keo dọc theo các khe nối để không bị chảy vữa xi măng khi đổ bê tông.

3.4.3.1.1 Công tác bê tông:

Công tác bê tông bao gồm các nội dung công việc: chuẩn bị vật liệu, chế tạo hỗn hợp vữa bê tông, vận chuyển vữa, đổ và đầm bê tông, bảo dưỡng bê tông.

Công tác bê tông chiếm tỉ trọng lớn trong các công tác thi công cầu và được thực hiện ở trong hầu hết các hạng mục công trình.

Công tác bê tông có vai trò quan trọng trong ngành xây dựng nói chung và trong thi công cầu nói riêng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình và tiến độ thi công, tổ chức thục hiện có hiệu quả công tác này đồng nghĩa với việc tạo nên hiệu quả sản suất của của công trường.

Vữa bê tông sử dụng trên công trường cầu bao gồm một hoặc cả ba loại sau - Vữa bê tông chế tạo tại chỗ bằng máy trộn di động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vữa bê tông chê tạo tại trạm trộn cố định trên công trường. - Bê tông tươi thương phẩm mua của nhà máy bê tông. * Công việc chuẩn bị vật liệu:

Vật liệu dùng cho bê tông bao gồm: cát, đá dăm, xi măng, nước và phụ gia.

Những vật liệu này phải được kiểm tra bằng các thí nghiệm tiêu chuẩn đã được thoả thuận giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Vật liệu trừ nước được tập kết đến công trường với số lượng dự trữ đảm bảo thi công liên tục và được chứa ở trong kho và bãi chứa vật liệu

+ Cát: dùng cho bê tông là cát tự nhiên lấy từ nguồn khai thác được chấp thuận, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sạch: lượng bùn sét, bụi, và chất hữu cơ không được vượt quá tỷ lệ cho phép (theo TCVN 1770-86).

- Có cấp phối đều: tỷ lệ % tích tụ lọt qua sàng theo trọng lượng phải phù hợp theo quy định.

+ Đá dăm: là cốt liệu thô dùng cho bê tông là đá dăm xay từ đá vôi hoăc đá nguyên khai có cường độ ≥ 1,5 lần cường độ số hiệu của bê tông và ít nhất bằng 40 MPa. Đá dăm qui định kích cỡ hạt 1-2, 2-4, và 4-6 dùng cho bê tông các kết cấu của cầu, đá phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Sạch: số lượng các tạp chất không được vượt quá tỷ lệ % theo trọng lượng. - Đều hạt: tỷ lệ các hạt dài, hạt dẹt là những hạt có chiều dài ≥ 3 lần chiều rộng, và chiều rộng ≥ 3 chiều dày nhưng không được vượt quá 1% theo trọng lượng.

+ Xi măng: dùng cho bê tông trong các kết cấu cầu phải có số hiệu ít nhất là PC30. Loại xi măng dùng do chủ đầu tư quyết định và không được pha trộn nhiều loại xi măng với nhau. Xi măng dùng trong một một đợt đổ bê tông phải cùng một loạt sản suất của nhà máy. * Chế tạo vữa bê tông: hỗn hợp vữa bê tông được chế tạo trên công trường bằng hai hình thức: trộn bằng máy trộn cơ động và bằng trạm trộn cố định, không được phép trộn bằng tay.

Có hai loại máy trộn bê tông hoạt động theo hai nguyên tắc khác nhau:

- Máy trộn cưỡng bức: thùng trộn được chế tạo ở hai dạng, loại hình trụ thấp cố định ở vị trí thẳng đứng và loại hình máng nằm ngang. Bộ phận trộn vữa là trục có gắn các lưỡi xẻng khuẩy quay đều, để trộn hỗn hợp theo thời gian qui định và trút vữa qua cửa sổ mở ra ở dưới đáy thùng. Máy trộn cưỡng bức thường dùng cho các trạm trộn cố định.

- Máy trộn rơi tự do: thùng trộn hình quả lê quay đều quanh trục dọc và nghiêng được theo một số góc nghiêng. Trong thùng trộn có gắn một số lưỡi xẻng bố trí theo đường xoắn ốc. Hỗn hợp vữa bê tông được nhào trộn do liên tục bị cuốn lên và rơi xuống tự do, vữa được trút đổ ra ngoài bằng cách xoay gần dốc ngược thùng trộn.

Trạm trộn được lắp đặt theo công suất tính toán đảm bảo tại thời điểm thi công dồn dập nhất, vữa bê tông vẫn được cung cấp đủ để đổ bê tông liên tục, trạm trộn phải bố trí ở vị trí ngay cạnh bãi chứa cốt liệu và kho xi măng gần bãi đúc cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép, bãi đúc dầm và không bị ngập nuớc.

Trạm trộn đặt ở vị trí thuận tiện cho việc cung cấp vữa đến các điểm đổ bê tông trên công truờng bằng hình thức đã lựa chọn: nếu bằng xe ô tô thì phải có đường công vụ cho xe đến tận chân từng hạng mục và chiều cao tối thiểu của miệng phễu rót vữa so với cao độ đứng của xe là 1.95m, nếu vận chuyển bằng máy bơm vữa thì khoảng cách từ vị trí đặt máy bơm đến điểm thi công xa nhất không vượt quá khả năng đẩy xa của máy bơm. Chiều cao tối đa của miệng phễu rót so với thùng chứa của phương tiện vận chuyển không được vượt quá 1,5m.

Trong mỗi trạm trộn đều có thiết bị cân đong tự động các thành phần cấp phối bê tông đã được thiết kế của từng mẻ trộn.

- Thời gian trôn. - Tốc độ quay thùng.

- Độ chính xác của viêc cân, đong các thành phần của hỗn hợp vữa. - Trình tự nạp các thành phần hỗn hợp.

Để đáp ứng yêu cầu chất lượng vữa đúng theo số hiệu mác bê tông và đạt được năng suất trộn cao cần tổ chức việc trộn vữa một cách khoa học và đúng kỹ thuật.

Nhân lực phải bố trí đủ và phân công rõ ràng, bộ phận đong và nạp cốt liệu là vất vã nhất cần bố trí nhân công hợp lý. Người đứng máy có tay nghề trình độ cao và có kinh nghiệm, nhứng ngưòi tham gia khác phải được huấn luyện làm việc theo dây chuyền và đã được tập dược thử trên dây chuyền đó.

* Vận chuyển bê tông.

Vữa bê tông sau khi trộn sẽ bắt đầu sảy ra quá trình ninh kết, trong quá trình vận chuyển phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

- Không để vữa ninh kết - Không để vữa bi phân tầng - Không để vữa bị mất nước

Vữa bị phân tầng là hiện tượng hỗn hợp vữa mất tính đồng đều, cốt liệu thô bị chìm lắng và dồn vào một chỗ, bột vữa và nước nổi lên trên.

Để ba hiện tượng nêu trên không sảy ra, phương tiện vận chuyển vữa bê tông phải đảm bảo các yêu cầu: kín nước, khuấy trộn đều và chậm, được che kín.

Trên công trường có hai hình thứcc vận chuyển vữa bê tông là vận chuyển bằng xe chuyên dụng và dùng máy bơm vữa bê tông.

Xe chuyên dụng chở vữa bê tông có thùng chứa vữa quay trộn liên tục trong suốt thời gian vận chuyển. Trong thùng có gắn rãnh xoắn ruột gà, khi quay thùng theo chiều ngược lại vữa được đưa ra miệng thùng và xả ra ngoài theo máng dẫn.

Trên công trường có thể vận chuyển vữa trong những điều kiện sau đây - Không có đường cho xe vào đến chân công trình.

- Vị trí thi công nằm trong vùng ngập nước. - vị trí thi công ở trên cao.

Trong những trường hợp trên phải sử dụng máy bơm để vận chuyển vữa

Máy bơm vữa bê tông có hai loại hoạt động theo hai nguyên tắc: loại bơm bằng áp suất khí nén và bơm đẩy bằng bít tông. Loại thứ hai sử dụng tiện lợi hơn và là loại máy sử dụng phổ biến trên các công trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy bơm có thể đẩy vữa đi xa đến 300m và lên cao 40m, bê tông có cốt liệu là đá 4x6 và độ sụt của vữa từ 5-24cm. Để dẫn đường ống đến vị trí đổ bê tông phải có đà giáo để đặt ống, đặc biệt là những đoạn ống vượt qua khu vực ngập nước và đoạn đi thẳng đứng dẫn vữa lên tầng cao.

Trước khi bơm vữa phải bơm nước đi trước để làm trơn đường ống, người ta dùng quả bóng lọt vừa đường kính ống bịt phía trước cho nước đẩy theo phía sau một đoạn và cũng chặn lại bằng quả bóng thứ hai, phía sau là vữa bê tông. Lượng vữa đầu tiên chảy ra khỏi ống thường lẫn nhiều nước nên phải xá bỏ đi cho đến khi xuất hiện dòng vữa dẻo mới sử dụng.

Khi bơm phải cho máy hoạt động liên tục, không được ngừng lâu giữa chừng rất dễ bị tắc ống. Ở đợt bơm cuối cùng trước khi ngừng bơm cũng đặt quả bóng và bơm nước đẩy theo một cách liên tục để vệ sinh đường ống đồng thời bảo quản tránh làm cong hoặc dập ống. Trong quá trình đổ bê tông phải phối hợp nhịp nhàng các thao tác giữa các khâu vận chuyển, bơm và đổ đầm làm sao rút ngắn thời gian thi công, rút ngắn thời gian ninh kết của bê tông như vậy sẽ tăng năng suất của quá trình thi công.

Khối lương bê tông cần đổ cho bệ trụ: V = 6.9.1,5= 81 (m3)

Khi đổ thì tiến hành đổ thành từng lớp và tiến hành đầm ngay nhưng cũng phải chú ý không để cho lớp bê tông phân tầng.

3.4.3.1.2 Kỹ thuật đổ, đàm bêtông:

Cường độ bê tông phụ thuộc vảo độ chặt của nó, muốn đạt được độ chặt khi đổ bê tông phải tiến hành đàm. Đầm có tác dụng làm cho bột vữa bị chảy loãng như một thứ dung dịch, các hạt cốt liệu thô xếp xít lại với nhau còn khe rỗng của chúng được lấp đầy dung dịch vữa. Dưới tác dụng của đàm các bột khí còn lại trong bột vữa bị ép đẩy nổi lên và thoát ra ngoài. Tất cả những tác dụng trên làm cho bê tông chặt, đều lấp dầy khuôn và bề mặt tiếp giáp với ván khuôn được nhẵn mịn.

Như vậy khi đổ bê tông phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Đổ liên tục cho đến khi kết thúc

+ Chiều cao vữa rơi không được vượt quá 1.5m. + Bề dày mỗi lớp đổ bêtông: 30 (cm).

+ Đổ bê tông đến đâu tiến hành đầm nén bằng đầm dùi đến đó + Sau mỗi lớp vữa phải tiến hành đấm kỹ mới rải lớp tiếp theo. * Bảo dưỡng bê tông, tháo ván khuôn:

- Bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng là quá trình giữ ẩm cho bê tông, tạo điều kiện tốt cho ximăng thuỷ hoá hoàn toàn. Có thể dùng các phương pháp khác nhau tuỳ theo yêu cầu và điều kiện cụ thể khi thi công khi thi công bê tông.

Bảo dưỡng tự nhiên:

- Phương pháp này thường được áp dụng ngay tại công trường

- Sau khi đổ bê tông xong 2-3h ( với khí hậu nóng và có gió) hoặc 10-12h (khi thời tiết lạnh ẩm), tiến hành che phủ cho bê tông và bắt đầu tưới nước, nước phải là nước sạch. Có thể dùng bao tải, rơm rạ, cát, mùn cưa,.. để che phủ. Nếu dùng phụ gia rắn chắc nhanh thì che phủ ngay sau khi để bê tông. Tưới nước lên bề mặt bê tông, tốt nhất dùng cách phun dạng mưa phùn, thời gian bảo dưỡng do thí nghiệm quy định.

- Số lần tưới nứơc sao cho đảm bảo bề mặt bê tông luôn ẩm ướt, chẳng hạn với bê tông dùng ximăng pooclăng, trong mùa khô điều kiện khí hậu bình thường, duy trì tưới nước trong bảy ngày, ba ngày đầu phải tước thường xuyên ( ban ngày không quá 3h tưới một lần, ban đem tưới ít nhất hai lần), những lần sau tưới ít mhất 3 lần trong một ngày đêm, nếu dùng ván khuôn gỗ, khi bảo dưỡng phải tưới nước lên cả mặt ngoài của ván khuôn. Nếu dùng vật liệu che phủ giữ ẩm tốt thì có thể giảm số lần tưới nước mà chất lượng bê tông vẫn tốt. Ngoài ra tuỳ theo thời tiết khô ẩm có thể điều chỉnh số lần tưới nước trong ngày so với quy định trên.

Tháo ván khuôn

Ván khuôn thành không chịu tác dụng của khối bê tông có thể tháo sau khi bê tông đạt cường độ 25 daN/cm2. Ván khuôn được tháo lần lược từ kết cấu chống đỡ bên ngoài, đến các thanh nẹp của khuôn, bu lông liên kết (là bu lông giằng, bu lông liên kết giữa các tấm ván khuôn thép), cuối cùng bóc ván ra khỏi bề mặt bê tông. Ván lát hoặc tấm ván được tháo từ trên xuống dưới. Bê tông mố trụ cầu có kích thước lớn, trước khi tháo ván thành cầu cần xem

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG CẦU ĐƯỜNG THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TRỤ CẦU T7 CẦU VƯỢT ĐƯỜNG SẮT (Trang 31)