Ngôn ngữ kịch bản JAVA Script

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở dữ liệu trên mạng Internet bằng mô hình cơ sở dữ liệu phân tán (Trang 78)

Dưới đây, tôi chỉ trình bày sơ qua về ngôn ngữ kịch bản JAVA script.

+ Câu lệnh. Giống như C, mỗi câu lệnh cần được kết thúc bằng ; và trên một dòng có thể viết nhiều câu lệnh. Ví dụ:

x = 1 ; y = 20 ;

+ Giống như C/C++ các chú thích có thể được viết trên một dòng sau // hoặc trên nhiều dòng giữa /* và */. Ví dụ:

x = 1; // Phép gán /*

Xây dựng các hàm */

+ Các câu lệnh JavaScript được viết giữa các thẻ <Script> và </Script> như sau: <Script Language="JavaScript"> <!-- mã lệnh JavaScript --> </Script>

Chú ý rằng thẻ chú thích phải được viết ngay sau thẻ script. Nếu trình duyệt không hỗ trợ script mà có cặp thẻ chú thích cùng với thẻ script thì nó sẽ bỏ qua và ngăn cản không cho trình duyệt hiển thị các mã lệnh script lên màn hình.

+ Cũng như các thẻ khác, số các cặp thẻ <Script> </Script> là không hạn chế. + Để sử dụng sử kiện OnLoad cần dùng thẻ <BODY> theo mẫu:

<BODY OnLoad = "hien_gio()"> <Script Language="JavaScript"> <!--

Sub hien_gio() ...

--> </script> </BODY>

Ý nghĩa: Ngay sau khi mở (hiển thị) trang Web thì thủ tục hien_gio được gọi thực hiện.

Ví dụ: Soạn thảo tệp JavaScript1.htm với nội dung sau: <HTML>

<h1> Vi du ve JavaScript </h1> <Script Language = "JavaScript">

window.alert("Chao ban!") //Tạo hộp thông báo chứa dòng chữ: Chao ban /* In một chuỗi ký tự lên trang Web */

document.write("Da den voi chung toi") </Script>

</HTML>

Khi dùng trình duyệt IE thực hiện tệp JavaScript1.htm ta nhận được dòng chữ:

Vi du ve JavaScript

và một hộp thông báo chứa dòng chữ: Chao ban. Bấm nút OK thì hộp thông

báo đóng lại và trên trang Web xuất hiện thêm dòng chữ:

Da den voi chung toi

Một phần của tài liệu Quản lý cơ sở dữ liệu trên mạng Internet bằng mô hình cơ sở dữ liệu phân tán (Trang 78)