Một số giải pháp khác:

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô (Trang 29 - 33)

- Đảm bảo mức chênh lệch lãi suất hợp lý với bán vốn của hội sở chính để nâng cao

5. Một số giải pháp khác:

5.1. Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm hiện có để duy trì ổn định nền khách hàng đã có quan hệ.

- Nghiên cứu và cân nhắc để chuyển đổi các quỹ tiết kiệm khi đủ điều kiện thành phòng giao dịch theo hướng dẫn của trung ương.

- Rà soát, củng cố các phòng/tổ hiện có; sắp xếp thành lập bổ sung các phòng, bộ phận, phù hợp với tình hình thực tế và chỉ đạo của BIDV.

- Đáp ứng đủ cán bộ cả về số lượng và chất lượng cho nhu cầu công tác thông qua công tác tổ chức tuyển chọn và sắp xếp luân chuyển cán bộ theo quy định, phù hợp với

năng lực của từng người. Xây dựng người cán bộ BIDV có tâm và có tầm. Coi đây là sức cạnh tranh chủ yếu.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bài bản, chuyên nghiệp dưới nhiều hình thức, đặc biệt là đào tạo kĩ năng bán hàng, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ.

5.2. Công tác Marketing, chăm sóc và mở rộng khách hàng.

- Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, các sản phẩm của ngân hàng trên các kênh truyền thông đại chúng.

- Xây dựng một bộ phận chuyên làm công tác marketing, tìm hiểu thông tin, nhu cầu khách hàng để đáp ứng triệt để các yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của khách hàng.

- Chủ động thực hiện công tác chăm sóc khách hàng nhân dịp các ngày nghỉ lễ lớn, ngày sinh nhật, ngày kỉ niệm thành lập...

- Phân khúc các đối tượng khách hàng để phát triển từng thời kỳ bằng các hình thức khuyến mại, giảm phí, tặng quà...

5.3. Quản trị, điều hành hoạtđộng.

- Tiếp tục đổi mới công tác quản trị điều hành của ban giám đốc, tăng cường tính kỉ luật, thực hiện phân cấp, phân quyền đúng quy chế. Phát huy vai trò chủ động sáng tạo, đề xuất của các trưởng phòng trong phân công giao việc, tổ chức thực hiện các nội dung chỉ đạo của chi nhánh, của trụ sở chính.

- Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, định hướng và các giải pháp cơ bản trong từng thời gian. Xác định các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể đăng ký với ngân hàng trung ương, đồng thời phân khia giao kế hoạch xuống từng đơn vị phòng và cá nhân làm cơ sở hướng dẫn thực hiện.

- Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện hàng tháng đến từng phòng/tổ, quỹ tiết kiệm, trên cơ sở đó rà soát, giao điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch từng thwof gian phù hợp với tiềm năng khai thác thực tế tại đơn vị trực thuộc.

- Phát động các đợt thi đua và kịp thời sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân xuất sắc trong kỳ.

- Duy trì chế độ họp giao ban định kỳ hàng tháng, đảm bảo sự thông tin 2 chiều giữa ban lãnh đạo và các phòng/tổ; tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng/bộ phận trong xử lý các công việc, nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

- Nâng cao chất lượng về chấp hành nội quy lao động và các quy định nội bộ của chi nhánh. Đảm bảo đầy đủ các điều kiện làm việc cần thiết như trang thiết bị, công cụ lao động, đảm bảo công tác hành chính, văn thư..., Phục vụ cho hoạt động của chi nhánh được an toàn, hiệu quả hơn.

- Xây dựng ngay từ đầu năm các định mức về chi phí quản lý kinh doanh như: Chi tài sản, chi nhân viên, chi công vụ: tiếp thị, quảng cáo, xăng dầu, điện, nước, điện thoại, ấn chỉ..., trong năm bám sát kế hoạch đã xây dựng, hạn chế thấp nhất những phát sinh không cần thiết ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.

- Hàng tháng đánh giá các nguồn thu, chi của chi nhánh. Xác định nguyên nhân tăng, giảm, khả năng thực hiện cho các tháng tiếp theo, đồng thời có biện pháp cụ thể tạo thế chủ động và điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận căn cứ trên tình hình thực tế hoạt đông của chi nhánh, tình hình biến động của các nền kinh tế.

- Mọi hoạt động kinh doanh đều phải xác định hiệu quả rõ ràng, cùng chia sẻ lợi ích, hợp tác và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

5.5. Phát triển các sản phẩm dịch vụ.

- Thống nhất nhận thức, quan điểm, định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ theo nội dung chỉ thị số 7232/CT-PTDVBL2 ngày 24/12/2009 của tổng giám đốc BIDV.

- Chủ động phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ, đặc biệt cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, cung ứng dịch vụ đối với các khách hàng là các đối tác chiến lược, các khách hàng đã, đang và sẽ có quan hệ với BIDV Đông Đô.

- Ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống như: Bảo lãnh, chuyển tiền, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ đem lại tỉ trọng nguồn thu dịch vụ cao, trong năm 2010 chi nhánh sẽ chủ động đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mới như: Dịch vụ thẻ, BSMS,WU, bảo hiểm... thông qua việc tiếp thị các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đến giao dịch tại chi nhánh.

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiện ích của dự án hiện đại hóa ngân hàng trong hoạt động thanh toán gắn liền với quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai trong toàn hệ thống BIDV.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ theo chiều sâu và cho tất cả mọi đối tượng khách hàng, gắn với đổi mới phong cách phục vụ. Đối với mỗi sản phẩm dịch vụ gắn liền chất lượng dich vụ với chiến lược quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.

- Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng. Thông qua việc tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn.

==> Trên đây là những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư và quản lý đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Bước sang năm Canh Dần, sẽ có nhiều khởi sắc mới, thành công mới, xin kính chúc toàn thể cán bộ, nhân viên BIDV Đông Đô sẽ phát huy những kết quả đạt được, đồng thời tranh thủ các điều kiện thuận lợi, đối mặt, vượt qua được mọi khó khăn, thử thách, quyết tâm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh được giao, xây dựng chi nhánh ngày càng phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô tuy thành lập chưa lâu, tuổi đời vẫn còn trẻ so với các ngân hàng khác, nhưng đã và đang dần dần khẳng định được mình cả về uy tín lẫn thương hiệu của một chi nhánh trực thuộc một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam (BIDV). Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, tuy vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng hi vọng rằng với những chính sách chất lượng và quan điểm luôn luôn hướng đến khách hàng của mình thì chi nhánh sẽ ngày càng lớn mạnh và vững vàng hơn trong thời buổi kinh tế còn nhiều khó khăn.

Đợt thực tập tổng hợp này đã tạo điều kiện cho em tiếp cận với thực tế, vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát khái quát về cơ cấu tổ chức, chức năng , nhiệm vụ và các hoạt động liên quan đến đầu tư và quản lý đầu tư của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Đô. Giúp em hiểu sâu hơn về các hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay, đồng thời gợi ý cho em định hướng chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp sau này.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Th.s.

Phan Thu Hiền, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa kinh tế đầu tư và các cô, chú

cán bộ của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng hợp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Tháng 02/ 2010 Sinh viên

Lương Thế Luật

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w