4. Kinh doanh ngoại tệ (quy đổi: trđ)
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
2.2.1.1. Phương pháp quan sát:
Nội dung phương pháp: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Có thể chia ra: Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp:
Quan sát trực tiếp là tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra. Ví dụ: Quan sát số lượng tổ dân cư tới vay vốn và số vốn được giải ngân trong một lần, đồng
thời quan sát khách hàng trả lãi và nợ gốc khi tới kỳ. Đồng thời cũng quan sát quá trình làm việc của nhân viên tín dụng ngân hàng từ lúc tiếp nhận hồ sơ cho tới khi tất toán hợp đồng vay vốn của khách hàng, và quan sát thái độ của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Ngân hàng, quan sát mức độ phục vụ và thái độ đối xử của nhân viên để đánh giá mức độ hài lòng của ngân hàng khi sử dụng các dịch vụ tại ngân hàng
Quan sát gián tiếp là tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành vi, chứ không trực tiếp quan sát hành vi. Ví dụ: Nghiên cứu hồ sơ cho vay và thu lãi + gốc của Ngân hàng trong từng ngày để có thể thấy được tình hình dư nợ cũng như thu hồi nợ của ngân hàng trong từng thời kỳ. Nghiên cứu về hồ sơ ghi lại sự biến đổi có thể thấy được xu hướng chuyển dịch chính sách cho vay tại ngân hàng.
2.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Nội dung phương pháp: lựa chọn đối tượng phỏng vấn, sắp xếp cuộc hẹn để
gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn, áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được. Do gặp mặt trực tiếp nên tôi có thể thuyết phục đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ.
Đối tượng phỏng vấn:
Phó giám đốc chi nhánh : Nguyễn Thị Thu Hà Giám đốc phòng giao dịch : Vương Văn Bách Trưởng phòng kế toán PGD : Tạ Thị Thu Hằng Cán bộ Tín dụng : Phùng Văn Giáp Cán bộ Tín dụng : Phạm Trung Dũng. Cùng một số những nhân viên khác trong Chi nhánh.
Các câu hỏi dành cho các cá nhân được thực hiện ở các thời điểm khác nhau, nội dung xoay quanh vấn đề “Chất lượng tín dụng” của ngân hàng như:
Hiện nay thị trường bất động sản đóng băng dẫn tới rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác trả nợ. Vậy ngân hàng đã có những biện pháp gì để giảm rủi ro khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ?
Theo nguồn tin từ phía Ngân hàng Nhà nước, trong năm nay Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phân chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng . Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng này như thế nào?
Nguồn vốn huy động của ngân hàng đã đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng hay chưa? Quá trình sử dụng vốn của ngân hàng trong những năm vừa qua?
Các chính sách mà ngân hàng đã và đang sử dụng để nâng cao chất lượng tín dụng?....
Khó khăn vướng mắc mà ngân hàng gặp phải trong công tác thu nợ là gì ? Hiện nay do số cán bộ tín dụng hoạt động tại ngân hàng còn ít, trung bình 1 cán bộ tín dụng quản lý cho vay 3 – 4 xã điều này có khó khăn gì không trong công tác giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ vay, và điều này có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng?
...
Mục đích chính của việc phỏng vấn là để thu thập được nhiều hơn về các thông tin có liên quan đến hoạt động tín dụng của NHN0&PTNT - chi nhánh huyện Thuận Thành, các khó khăn vướng mắc, chính sách tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng. Từ đó bổ sung các thông tin cần thiết và mang tính thực tế vào bài khóa luận, giúp bài có sự phản ánh sinh động hơn về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng.