- Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, chưa huy động hết công suất của máy móc thiết bị.
- Một số nguyên phụ liệu chính phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng chua đáp ứng và sản lượng thấp chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu nguyên liệu. Trong 10 năm qua thị
trường thế giới có nhiều biến động về giá nguyên liệu cho may mặc đã tác động xấu, gây nhiều bất lợi cho ngành dệt may nói chung và Công ty cổ phần Dệt May Nam Định nói riêng.
- Công tác đầu tư, nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ gia công sang xuất khẩu sản phẩm trực tiếp.
- Ðầu tư cho nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng còn hạn chế chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng đào tạo. Đặc biệt chưa có sự đầu tư cho việc mở các văn phòng đại diện tại nước ngoài để có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp lỡ mất cơ hội trong kinh doanh.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít. Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp còn ít và đang làm quen dần với phong cách quản lý mới, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới còn chưa cao. Công ty cần phải chú trọng và có phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề công nhân nữa, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đồng thời đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu và khả năng ngoại ngữ của cán bộ trực tiếp làm công tác xuất khẩu của công ty.
- Mặt khác do cơ chế quản lý kinh doanh của Nhà nước còn cồng kềnh và không đồng bộ, điều đó thể hiện trong thủ tục xuất khẩu còn rườm rà. Hiện nay công tác kiểm hoá còn rất chậm chạp chi phí cao. Bên cạnh đó công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong thủ tục vay vốn để có thể đầu tư cho sản xuất kinh doanh kịp
- Cuối cùng là do trên thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường Hàn Quốc, EU, Mỹ công ty gặp nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore tất cả những sản phẩm của họ đều có chất lượng, mẫu mã, chủng loại hơn ta, giá thành của những sản phẩm này thấp do chi phí sản xuất được giảm nhẹ nhờ áp dụng công nghệ hiện đại… Không những thế họ còn luôn thay đổi mẫu mã, chủng loại để phù hợp với thị hiếu khách hàng và những nhu cầu mới phát sinh của họ
Kết luận
Hàng may mặc đang và sẽ tiếp tục trong thời gian tới là mũi nhọn của ngành xuất, nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế Viêt Nam nói chung . Trong điều kiện môi trường cạnh tranh quốc tế vô cùng gay gắt như hiện nay với rất nhiều những đối thủ khác nhau hoạt động trong lĩnh vực này như Trung Quốc, Ấn
Độ...thì việc tìm ra hướng đi đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tăng giá trị gia tăng trong ngành xuất khẩu hàng may mặc để từ đó tạo được vị thế vững chắc trên thương trường quốc tế là vô cùng cấp thiết. Để làm được điều đó, bên cạnh sự quản lý vĩ mô và các cơ chế chính sách hợp lý của Nhà nước thì sự hiệu quả và phát triển của mỗi công ty xuất nhập khẩu hàng may mặc trên toàn quốc chính là yếu tố quyết định kéo theo sự phát triển của cả hệ thống.
Qua 3 tuần thực tập tại công ty TNHH Garnet Nam Định, em cũng đã phần nào hiểu được thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty, từ đó nhận thức những thành tựu to lớn mà công ty đã đạt được cũng như những hạn chế vẫn còn tồn tại để đưa ra 1 vài góp ý, kiến nghị nhằm công ty khắc phục dần những hạn chế đó. Ngoài ra, trong một môi trường làm việc thực tế, em cũng học hỏi một số kỹ năng trong ứng xử cũng như cách làm việc khoa học, hiệu quả, đồng thời trang bị thêm một cái nhìn mới về cơ hội làm việc của mình sau này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng với các anh chị trong phòng xuất khẩu và các phòng ban khác đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty và cô giáo Trần Kim Hương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.