Làm tốt dạng bài này mà không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ, các em nên lư uý những mẹo nhỏ sau:

Một phần của tài liệu Huong dan thi DH (Trang 38 - 39)

V: Verb (động từ) O: Object (tân ngữ)

B,làm tốt dạng bài này mà không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ, các em nên lư uý những mẹo nhỏ sau:

nhỏ sau:

1. Khi đọc câu gốc, các em không nên tự mày mò suy nghĩ xem câu đó có thể được viết lại như thế nào. Thay vào đó, để tiết kiệm thời gian, hãy đọc trực tiếp các phương án cho sẵn rồi tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng. Thông thường, người ra đề thi chỉ kiểm tra MỘT đơn vị kiến thức trong một câu hỏi. Vì thế học sinh rất dễ nhận biết phần kiến thức nào được kiểm tra. Hãy xem ví dụ sau đây:

"Leave my house now or I'll call the police!" shouted the lady to the man.

A. The lady threatened to call the police if the man didn't leave her house. B. The lady said that she would call the police if the man didn't leave her house. C. The lady told the man that she would call the police if he didn't leave her house. D. The lady informed the man that she would call the police if he didn't leave her house.

Ta thấy rằng mệnh đề sau của bốn phương án không có gì khác nhau. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở động từ đi sau chủ ngữ. Chính động từ này đã nói lên ý nghĩa thực của lời nói trực tiếp trong câu gốc. Và điều học sinh cần làm là xác định ý nghĩa câu nói trực tiếp để chọn động từ thể hiện chính xác ý nghĩa đó. Trong câu hỏi trên,

rõ ràng người phụ nữ đang đe dọa sẽ gọi cảnh sát nếu người đàn ông không chịu ra khỏi nhà bà ta. Trong 4 động từ threatened, said, told và informed thì threatened thể hiện rõ nhất ý nghĩa này nên A là đáp án đúng. Những kiến thức thường được kiểm tra trong dạng bài tập này bao gồm: ý nghĩa câu trực tiếp (cần được làm rõ trong động từ chính của câu gián tiếp tương ứng), ý nghĩa của tình huống giao tiếp xã hội, ý nghĩa của động từ khuyết thiếu (will, shall, may, might, should, etc.), ý nghĩa hàm ẩn của các loại thì của động từ chính trong câu v.v…

2. Trong quá trình học tập, các em cần nắm vững cấu trúc cũng như cách dùng các cấu trúc câu, đặc biệt là các loại câu so sánh và câu điều kiện bởi vì những kiểu câu này có nhiều trường hợp, tương ứng với mỗi trường hợp lại có cách chia động từ khác nhau. Người ra đề thi thường dựa vào điểm này để xáo trộn các chi tiết nhỏ của các loại điều kiện hoặc so sánh với nhau, ghép chúng lệch nhau khiến học sinh bị rối và nhầm lẫn nếu không nắm vững cấu trúc. Ví dụ:

Chọn câu (ứng với A, B, C, hoặc D) diễn đạt đúng nghĩa câu sau:

Một phần của tài liệu Huong dan thi DH (Trang 38 - 39)