I, II, V, VII C III, IV, V,

Một phần của tài liệu trac nghiem tien hoa 12 moi (Trang 32 - 41)

C. III, IV, V, VII D. III, V, VI E. I, III, IV, VI

Câu hỏi 9:

Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là: A. Ôxtralôpitec B. Parapitec C. Đriôpitec D. Crômanhon E. Prôpiôpitec Câu hỏi 10:

Dạng vượn người hoá thạch cuối cùng là: A. Ôxtralôpitec B. Parapitec C. Đriôpitec D. Crômanhon E. Prôpiôpitec 11 Câu hỏi 1:

Dạng vượn người nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất: A. Vượn B. Đười ươi C. Gôrila D. Tinh tinh E. Khỉ đột Câu hỏi 2:

Dấu hiệu nào dưới đây ở người chứng tỏ quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống: A. Cấu tạo cơ thể

B. Cơ quan thoái hoá C. Quá trình phát triển phôi D. Hiện tượng lại tổ (lại giống) E. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 3:

Hiện tượng lại tổ (lại giống) ở người là hiện tượng:

A. Lập lại các giai đoạn lịch sử của động vật trong quá trình phát triển phôi

B. Tái hiện một số đặc điểm của động vật do sự phát triển không bình thường của phôi

C. Tồn tại những cơ quan thoái hoá tức là di tích của những cơ quan xưa kia khá phát triển ở động vật có xương sống D. A và B đúng E. A, B và C đều đúng Câu hỏi 4:

Trong quá trình phát triển của phôi người,ở giai đoạn 3 tháng, phôi có đặc điểm đáng chú ý sau: A. Còn dấu vết khe mang ở phần cổ

B. Bộ não có 5 phần rõ rệt

C. Ngón chân cái nằm đối diện với các ngón chân khác như ở vượn D. Bán cầu não xuất hiện các khúc cuộn và các nếp nhăn

E. Có đuôi khá dài

Câu hỏi 5:

Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của vượn người là: A. 46 B. 48 C. 44 D. 42 E. 47 Câu hỏi 6:

Dạng vượn người nào dưới đây sống ở Đông Nam Á: A. Vượn B. Đười ươi C. Gôrila D. Tinh tinh E. A và B đúng Câu hỏi 7:

Những điểm giống nhau giữa người và thú, chứng minh: A. Người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần gũi

B. Quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống C. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người

E. Người và vượn người ngày nay tiến hóa theo hai hướng khác nhau

Câu hỏi 8:

Những điểm giống nhau giữa người và vượn người thể hiện ở: I. Kích thước và trọng lượng của não

II. Số lượng nhiễm sắc thể (NST) trong bộ NST lưỡng bội III. Kích thước và hình dạng tinh trùng

IV. Dáng đi

V. Chu kì kinh và thời gian mang thai VI. Số đôi xương sườn

VII. Hình dạng cột sống và xương chậu A. I, III, IV, V, VI

B. I, II, V, VII C. III, IV, V, VII C. III, IV, V, VII D. III, V, VI E. I, III, IV, VI

Câu hỏi 9:

Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là: A. Ôxtralôpitec B. Parapitec C. Đriôpitec D. Crômanhon E. Prôpiôpitec Câu hỏi 10:

Dạng vượn người hoá thạch cuối cùng là: A. Ôxtralôpitec B. Parapitec C. Đriôpitec D. Crômanhon E. Prôpiôpitec Câu hỏi 2:

Dạng vượn người hoá thạch Ôxtralôpitec được phát hiện đầu tiên ở: A. Úc B. Nam phi C. Java (Inđônêxia) D. Bắc Kinh E. Crômanhon (Pháp) Câu hỏi 3:

Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất sống cách đây khoảng: A. 80 vạn đến 1 triệu năm

B. Hơn 5 triệu năm C. Khoảng 30 triệu năm D. 5 đến 20 vạn năm E. 50 đến 70 vạn năm

Câu hỏi 4:

Đặc điểm của Ôxtralôpitec là: A. Mình hơi khom về phía trước B. Đã chuyển hẳn xuống đất C. Đi bằng hai chân sau

D. Đã biết sử dụng cành cây, hòn đá để tự vệ và tấn công E. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 5:

Trình tự xuất hiện các dạng vượn người hoá thạch nào dưới đây là đúng: A. Parapitec, Đriôpitec, Ôxtralôpitec, Prôpliôpitec

B. Ôxtralôpitec, Parapitec, Đriôpitec, Prôpliôpitec C. Đriôpitec, Ôxtralôpitec, Prôpliôpitec, Parapitec D. Parapitec, Prôpliôpitec, Đriôpitec, Ôxtralôpitec E. Prôpliôpitec, Parapitec, Ôxtralôpitec, Đriôpitec

Câu hỏi 6:

Vượn và đười ươi ngày nay phát sinh từ: A. Ôxtralôpitec

B. Parapitec C. Đriôpitec

D. Khỉ hoá thạch nguyên thuỷ E. Prôpliôpitec

Câu hỏi 7:

Dạng người tối cổ (người vượn) đầu tiên là: A. Ôxtralôpitec B. Pitecantrốp C. Xinantrốp D. Clômanhon E. Nêanđectan Câu hỏi 8:

Hoá thạch người tới cổ đầu tiên được phát hiện ở: A. Úc B. Nam phi C. Java (Inđônêxia) D. Bắc Kinh E. Crômanhon (Pháp) Câu hỏi 9:

Dạng người tối cổ Pitecantrốp sống cách đây: A. Hơn 5 triệu năm

B. Khoảng 30 triệu năm C. 80 vạn đến 1 triệu năm D. 5 đến 20 vạn năm E. 50 đến 70 vạn năm Câu hỏi 10:

Đặc điểm hộp sọ nào mô tả dưới đây thuộc về Pitecantrốp:

A. Trán còn thấp và vát, gờ trên hốc mắt nhô cao, xương hàm thô, chưa có lồi cằm B. Trán rộng và thẳng, không còn gờ trên hốc mắt, hàm dưới có lồi cằm rõ

C. Trán còn thấp và vát, gờ trên hốc mắt đã mất, chưa có lồi cằm

D. Trán rộng và thẳng, gờ trên hốc mắt nhô cao, hàm dưới có lồi cằm rõ

E. Trán còn thấp và vát, gờ trên hốc mắt nhô cao, xương hàm thô, đã có lồi cằm

Câu hỏi 1:

Sự khác biệt giữa hộp sọ của hai loại người tối cổ Pitecantrốp và Xinantrốp là: A. Xinantrốp không có lồi cằm

B. Pitecantrốp có gờ mày

C. Trán Xinantrốp rộng và thẳng

D. Thể tích hộp sọ của bé Pitecantrốp hơn E. Pitecantrốp chưa có lồi cằm

Câu hỏi 2:

Người Xinantrốp sống cách đây: A. 80 vạn đến 1 triệu năm B. Khoảng 30 triệu năm C. 5 đến 20 vạn năm D. 50 đến 70 vạn năm E. Hơn 5 triệu năm

Câu hỏi 3:

Đặc điểm nào sau đây của người Pitecantrốp là không đúng: A. Tay và chân đã có cấu tạo gần giống người

B. Sống thành đàn trong các hang đó

C. Đã biết chế tạo công cụ lao động bằng đá D. Đã có dáng đi thẳng

E. Chưa có lồi cằm

Câu hỏi 4:

Đặc điểm nào sau đây của người tối cổ Xinantrốp là đúng: A. Đã biết dùng lửa thông thạo

B. Che thân bằng da thú C. Biết giữa lửa

D. Sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng E. Tiếng nói đã phát triển

Câu hỏi 5:

Hoá thạch điển hình của người cổ Nêanđectan được phát hiện đầu tiên ở: A. Đức B. Pháp C. Inđônêxia D. Nam Phi E. Trung Hoa Câu hỏi 6:

Thể tích hộp sọ nào dưới đây là của người cổ Nêanđectan: A. Khoảng 1400 cm3 B. Khoảng 1700 cm3 C. Khoảng 1200 cm3 D. Khoảng 500 cm3 E. Khoảng 900 cm3 Câu hỏi 7:

Đặc điểm nào dưới đây không phải của người cổ Nêanđectan: A. Công cụ lao động khá phong phú, được chế từ đá silic B. Sống trong thời kì băng hà phát triển

C. Sống thành từng đàn trong các hang đá D. Tiếng nói đã phát triển

E. Giao tiếp chủ yếu bằng điệu bộ

Câu hỏi 8:

Việc dùng lửa thông thạo được bắt đầu từ giai đoạn: A. Người tối cổ Pitecantrốp

B. Người cổ Nêanđectan C. Người hiện đại Crômanhon D. Người tối cổ Xinantrốp E. Vượn người Ôxtralôpitec

Câu hỏi 9:

Người hiện đại Crômanhon sống cách đây: A. 50 đến 70 vạn năm B. 5 đến 20 vạn năm C. 10 vạn năm D. 3 đến 5 vạn năm E. 80 vạn đến 1 triệu năm Câu hỏi 10:

Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về người hiện đại Crômanhon: A. Hàm dưới có lồi cằm rõ

B. Không còn gờ trên hốc mắt

C. Răng và xương hàm giống hệt người ngày nay D. Đã chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo E. Tiếng nói đã phát triển

Câu hỏi 1:

Việc chuyển từ giai đoạn tiến hóa sinh học sang tiến hóa xã hội bắt đầu từ giai đoạn: A. Người Nêanđectan B. Người Crômanhon C. Người Xinantrốp D. Người Pitecantrốp E. Tất cả đều sai

Câu hỏi 2:

Quan hệ thị tộc được thay thế bằng chế độ cộng sản nguyên thuỷ và giai đoạn: A. Thời đại đồ sắt

B. Thời đại đồ đồng C. Thời đại đá giữa D. Thời đại đá cũ E. Thời đại đá mới

Câu hỏi 3:

Bàn tay người đã trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động dưới tác dụng của: A. Dáng đi thẳng

B. Cột sống cong hình chữ S và bàn chân có dạng vòm C. Nhu cầu trao đổi kinh nghiệm

D. Săn bắn và chăn nuôi E. Đời sống tập thể Câu hỏi 4:

Yếu tố nào đóng vai trò chính trong việc làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật: A. Dùng lửa

B. Biết sử dụng công cụ lao động C. Hệ thống tín hiệu thứ hai

D. Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất E. Lao động Câu hỏi 5:

Dáng đứng thẳng được củng cố dưới tác dụng của: A. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động

B. Việc chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất trống trải C. Việc dùng lửa để nấu chính thức ăn

D. Đời sống tập thể

E. Nhu cầu trao đổi kinh nghiệm

Câu hỏi 6:

Dáng đi thẳng người đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người: A. Giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển

B. Lồng ngực chuyển thành dạng uốn cong hình chữ S C. Bàn chân có dạng vòm

D. Bàn tay được hoàn thiện dần

E. Biến đổi của hộp sọ, gờ mày biến mất, xuất hiện lồi cằm Câu hỏi 7:

Biến đổi nào dưới đây của hộp sọ chứng tỏ tiếng nói đã phát triển: A. Xương hàm thanh B. Không có gờ mày C. Trán rộng và thẳng D. Hàm dưới có lồi cằm rõ E. Trán thấp và vát Câu hỏi 8:

Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hoá thạch là: A. Sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu ở kỉ Thứ 3

B. Lao động, tiếng nói, tư duy

C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích D. Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên E. B và D đúng Câu hỏi 9:

Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn người hiện đại là: A. Sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu ở kỉ Thứ 3

B. Lao động, tiếng nói, tư duy

C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích D. Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên E. B và D đúng

Câu hỏi 10:

Sự truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói và chữ viết được gọi là: A. Di truyền sinh học

B. Di truyền tín hiệu

C. Di truyền qua tế bào chất D. Di truyền trung gian E. Di truyền sinh thái học

Một phần của tài liệu trac nghiem tien hoa 12 moi (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w