Thực trạng thực hiện đoàn kết xã hội: một số kết quả, hạn chế và nguyên

Một phần của tài liệu Đoàn kết xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 44)

nguyên nhân

2.1.1. Một số kết quả đạt được trong quá trình thực hiện đoàn kết xã hội ở nước ta hiện nay

Một là: Ở Việt Nam hiện nay, nhân dân cả nước cũng như đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, ổn định và đồng tình ủng hộ đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc thiểu số, các tôn giáo ủng hộ đường lối đổi mới, tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa…; đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, thiếu kỷ cương; đã phát hiện và xử lý nhiều vụ tham ô, hối lộ và những vụ tiêu cực khác, được dư luận nhân dân đồng tình.

Khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức - nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được giữ vững. Sự gắn bó trong khối liên minh công – nông – trí thể hiện ở giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức tin tưởng và đi theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến việc thực hiện dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa, nhất là dân chủ ở cơ sở và dân chủ trong kinh tế, tôn trọng những ý kiến khác nhau, miễn là không đi ngược lại với lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc. Không khí dân chủ trong xã hội có tiến bộ hơn trước. Các phương tiện thông tin đại chúng đã cố gắng phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân. Sinh hoạt dân chủ trong các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), trong Mặt trận, các đoàn thể có nhiều tiến bộ. Nhiều kiến nghị chính đáng của nhân dân được các cơ quan có trách nhiệm xem xét giải quyết.

Thông qua các phong trào, các cuộc vận động, qua việc thực hiện các chính sách đền ơn đáp nghĩa, các tầng lớp nhân dân, đồng bào theo đạo, các dân tộc thiểu số đã đoàn kết với nhau hơn. Nhân dân ở nhiều nơi đã đoàn kết khi có khó khăn; giúp đỡ những người gặp rủi ro, người già cô đơn, trẻ em lang thang cơ nhỡ, bệnh nhân hiểm nghèo, những người bị ảnh hưởng chất độc màu da cam trong chiến tranh…

Nhiều chủ trương chính sách mới về kinh tế - xã hội được ban hành nhằm phát huy các thành phần kinh tế, từng bước tháo gỡ khó khăn, động viên thu hút đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài nước, củng cố khối đoàn kết các tôn giáo, các dân tộc tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và gia đình văn hóa, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chống tiêu cực, phòng chống tội phạm, phòng chống HIV/AIDS…

Hai là: Đảng và Nhà nước chủ trương kết hợp chặt chẽ, hợp lý các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế - xã hội”[19; tr. 32]. Do đó, chúng ta đã khuyến kích mọi người làm giàu theo pháp luật, đồng thời thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội, góp phần củng cố và phát huy sức mạnh đoàn kết trong xã hội.

Trong 5 năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã có những tác động tích cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội: tiếp tục khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết ở các cộng đồng dân cư, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tương thân tương ái, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện và phát huy dân chủ, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Các phong trào xây dựng gia đình văn hoá; xây dựng làng văn hoá, tổ văn hoá, đã phát huy vai trò tự quản của nhân dân, xây dựng các cộng đồng dân cư ổn định, từng bước phát triển kinh tế, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Ba là: Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong việc đề ra chủ trương, chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… giải quyết các mối quan hệ lợi ích trong xã hội, từng bước đáp ứng yêu cầu của nhân dân nhằm động viên toàn dân đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về kinh tế, chính sách kinh tế nhiều thành phần được toàn dân hoan nghênh. Luật doanh nghiệp ra đời cùng với các chính sách, pháp luật khác về kinh tế từng bước đổi mới đã phát huy được tiềm năng trong dân, giảm bớt khó khăn trong sản xuất và đời sống nhân dân, bước đầu có tác dụng tốt đối với đoàn kết xã hội.

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm “tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống”[19; tr. 33]. Những chủ trương đó trong những năm gần đây đã có tác dụng tốt đến bầu không khí đoàn kết trong xã hội.

Đối với đồng bào theo đạo đã và đang được Đảng, Nhà nước và Mặt trận tiếp tục thực hiện chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng, thừa nhận tôn giáo là một nhu cầu khách quan trong đời sống tinh thần của một bộ phận dân cư, có những điểm tương đồng giữa đạo đức và việc xây dựng cuộc sống mới. Trong Văn kiện Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động, chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước”[19; tr. 42-43]. Đó là những quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước được đại đa số đồng bào theo đạo cũng như đồng bào không theo đạo đồng tình, góp phần tăng cường hơn nữa sự đoàn kết lương – giáo trong xã hội.

Chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đổi mới, như việc Chính phủ ban hành Quy chế về miễn thị thực và cho mua nhà ở trong nước,… được mọi người hoan nghênh. Một số người tiêu biểu trong cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở một số nước đã tham gia vào Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhiều người tâm huyết đã có những việc làm tốt đẹp ủng hộ công cuộc xây dựng đất nước và tình đoàn kết quốc tế.

Các chính sách về an sinh xã hội như chính sách tiền lương, tiền thưởng, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, phòng chống tệ nạn xã hội, dân số kế hoạch hóa gia đình… đã có nhiều đổi mới và được thực hiện có kết quả ở nhiều nơi. Các chính sách về giáo dục, y tế có nhiều đổi mới, việc phổ cập giáo dục, xóa nạn mù chữ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân có những tiến bộ. Việc thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa luôn luôn được Nhà nước, các cấp, các ngành coi trọng, động viên được những gia đình có công với nước.

Công tác đối ngoại của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng trong những năm qua đã tranh thủ được sử ủng hộ của các nước, nâng cao uy tín của nước ta trên thế giới, góp phần tạo nên môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bốn là: Những năm qua Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cố gắng thực hiện nhiều chủ trương và biện pháp để củng cố chính quyền, phát huy vai trò quản lý và làm trong sạch bộ máy nhà nước. Nhờ đó đã tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, giữ ổn định chính trị xã hội. Nhà nước Việt Nam đã làm được nhiều việc có lợi cho dân, công tác điều hành, quản lý xã hội đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, nâng cao uy tín của nước ta trên quốc tế. Việc ban hành và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (nay

Pháp lệnh Quy chế dân chủ ở xã, phường) đã và đang đi vào nề nếp và thu được

những kết quả thiết thực. Điều đó đã có tác động tích cực đến nhận thức và hành động của nhân dân trong việc phát huy đoàn kết xã hội ở tất cả các cấp, các ngành.

Năm là: Việc tập hợp quần chúng bằng các tổ chức, các phong trào đã có bước phát triển mới. Các tổ chức thành viên của Mặt trận đã tăng thêm, nhất là các hội quần chúng đã ngày càng phát triển rộng rãi, đa dạng. Nhiều tổ chức có tôn chỉ, mục đích rõ ràng, hoạt động thiết thực và bổ ích, có tác dụng tập hợp, động viên quần chúng, góp phần tăng cường đoàn kết trong nhân dân, phục vụ cho việc thực hiện chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc, các ngành, địa phương đề xướng đã được đông đảo nhân dân tự nguyện tham gia, thu hút nhiều đối tượng, mang tính toàn dân, toàn diện và thiết thực. Với mức độ khác nhau, các phong trào đều có tác dụng giáo dục, động viên nhân dân tăng cường đoàn kết, yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau về những vấn đề thiết thực của cuộc sống, nhất là trong những lúc gặp thiên tai, khó khăn, hoạn nạn. Cuộc vận động “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo” do

Mặt trận khởi xướng và chủ trì là những phong trào có ý nghĩa chính trị, kinh tế rộng lớn với phương châm “lấy sức dân mà xây dựng cuộc sống cho dân”.

Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tập hợp, vận động khối đại đoàn kết toàn xã hội trong những năm qua đã được khẳng định. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền các cấp, sự tham gia nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn đi đầu trong việc tập hợp đoàn kết trong xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã góp phần cùng với Đảng, Nhà nước giải quyết những khó khăn, bức xúc, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các tầng lớp nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, khơi dậy và phát huy những giá trị đạo đức – văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như sự tương thân, tương ái, tình dân tộc, nghĩa đồng bào.

Điểm nổi bật trong công tác năm 2008 là Mặt trận các cấp đã chủ động, tích cực phát huy vai trò của mình, vận động các tầng lớp nhân dân cùng với Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thách thức, kiềm chế lạm phát. Tại Hội nghị lần thứ 13 Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoá VI), các đại

biểu thảo luận, đánh giá về kết quả công tác Mặt trận năm 2008 và chương trình phối hợp, thống nhất hành động năm 2009 và nhiều vấn đề quan trọng khác. Đánh giá về công tác Mặt trận năm 2008, ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh: Năm 2008, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động do Hội nghị lần thứ năm Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoá VI) đề ra được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên thực hiện đạt hiệu quả khá toàn diện. Nổi bật là việc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp đã chủ động, tích cực phát huy vai trò của mình, ra sức vận động các tầng lớp nhân dân tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố, tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thách thức, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.

Đặc biệt, phong trào vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”… đã mang lại hiệu quả cao. Trong năm 2008, quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp đã thu được gần 610 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ đó, các cấp đã xây dựng và sửa chữa 57.536 căn nhà Đại đoàn kết. Sau 8 năm phát động, quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp thu được hơn 2.620 tỉ đồng; xây dựng và sửa chữa 831.845 căn nhà Đại đoàn kết…

Có được những thành công trên trước hết là do nhân dân ta có truyền thống

đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó đã trở thành tài sản quý báu, thành bản sắc văn hóa Việt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trên cơ sở truyền thống đó, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta trên cơ sở lý luận cách mạng và tinh hoa trí tuệ của thời đại, làm cho tư tưởng và đoàn kết xã hội trở thành nền tảng tư tưởng để Đảng ta vạch ra đường lối chiến lược qua các thời kỳ kể từ khi Đảng đảm nhận sứ mạng lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến nay.

Bước vào giai đoạn mới, Đảng đã tổng kết kinh nghiệm cách mạng nước Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm cách mạng thế giới, kịp thời đề ra chủ trương,

đường lối đúng đắn về đoàn kết xã hội phù hợp với đặc điểm, tình hình hiện nay của đất nước và sự biến đổi của thế giới. Chủ trương, đường lối về đoàn kết xã hội của Đảng đề ra thể hiện những quan điểm đổi mới quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tư duy lãnh đạo đoàn kết toàn xã hội ở thời kỳ mới đã được khẳng định và phát triển qua các kỳ đại hội của Đảng. Nâng cao, tiếp tục phát triển tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh đáp ứng được yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Một số hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện đoàn kết xã hội ở nước ta hiện nay

Một là: Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc phát huy đoàn kết xã hội còn mờ nhạt. Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn mang tính hành chính, hình thức”[19; tr. 64]. Tại Hội nghị lần thứ 13 Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoá VI) đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác Mặt trận. Đó là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở một số nơi chưa có nội dung để tập hợp, xây dựng và phát huy hơn nữa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tỷ lệ đoàn kết, tập hợp hội viên chưa cao, nhất là trong các đối tượng, lĩnh vực đặc thù; phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của tầng lớp nhân dân, nhất là đối với các đối tượng

Một phần của tài liệu Đoàn kết xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 44)