Kỹ thuật giấu tin dựa trên bảng màu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao tính bảo mật trong giấu tin, ứng dụng thuật toán giấu tin CPT trên ảnh 24 bit màu (Trang 39)

Ảnh GIF được nén không mất dữ liệu. Ảnh GIF có độ sâu màu tối đa là 256, nghĩa là 8 bit điểm ảnh. Phương pháp nén là LZW (Lempel - Ziv- Welch).

Ảnh BMP cũng là ảnh dựa trên bảng màu khác với độ sâu màu là 4 đến 24 bit. Hỗ trợ tự nén mã loạt dài 4 bit và 8 bit nhưng ít khi được sử dụng. Bảng màu thường được dùng khi độ sâu màu dưới 24 bit. Trong các ảnh 24 bit, bảng màu không được dùng đến. Thay vào đó mỗi điểm được biểu diễn bằng ba byte (đỏ, lục, lam).

Các ảnh dưới 256 màu dùng một bảng màu được đánh chỉ mục. Mỗi điểm ảnh là một số trỏ đến bảng màu. Phương pháp giấu hay sử dụng nhất đối với loại ảnh sử dụng bảng màu là phương pháp LSB. Vấn đề nảy sinh khi đảo bit thấp nhất của một điểm, lúc này điểm trỏ sang vị trí kế cận trong bảng màu. Và nếu màu kế cận trong bảng màu là màu đối lập thì có thể dẫn đến thay đổi màu đột ngột, kéo theo sự lỗ liễu của thông tin mật. Vấn đề này hay xảy ra khi các màu trong bảng màu rất khác nhau. Trường hợp cực đoan là hai

màu trên ảnh gốc bị tráo đổi hoàn toàn trên ảnh mang. Ví dụ chúng ta có một ảnh có hình vuông tô màu đỏ, viền đen. Nếu gặp trường hợp cực đoan này chúng ta sẽ nhận được một hình vuông đen với nền đỏ.

Để giải quyết vấn đề này có hai cách [11]:

Thứ nhất: sắp xếp lại bảng màu, như vậy các màu giống nhau sẽ nằm

cạnh nhau trong bảng màu, và việc lật một bit của điểm ảnh khó bị phát hiện.  Thứ hai: mở rộng bảng màu bằng cách đưa thêm vào các màu lân

cận.

Tuy nhiên, cả hai cách này đều bày ra những kẻ hở cho kẻ thám tin.Ở cách thứ nhất điểm dễ phát hiện là bảng màu được sắp xếp. Còn cách thứ hai điểm yếu là xuất hiện thêm các màu không dùng đến. Một số phương pháp cải tiến nhằm vào việc tính các màu kế cận sao cho ít bị phát hiện. Trình tự phương pháp sắp xếp lại bảng màu gồm các bước:

 Copy bảng màu gốc.

 Sắp xếp bảng màu copy được bảng có trật tự.

 Ánh xạ ma trận các chỉ số của các điểm ảnh đến bảng màu có trật tự.  Nhúng thông tin mật vào các LSB bằng cách thay thế LSB.

Nếu sắp xếp bảng màu theo độ chói (luminance) sẽ thành các nhóm điểm màu không phân biệt được bằng mắt thường. Độ chói được tính theo công thức:

L = 0.299R + 0.587G + 0.114B

Bản chất đây là phương pháp dùng các bit có trọng số thấp LSB, chỉ thêm các bước sắp xếp hay mở rộng bảng màu nên phương pháp này có đầy đủ các tính chất của phương pháp dùng các bit có trọng số thấp LSB.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao tính bảo mật trong giấu tin, ứng dụng thuật toán giấu tin CPT trên ảnh 24 bit màu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)