NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

Một phần của tài liệu giáo án tuần 25 (Trang 29 - 34)

1. Phần mở đầu

- GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.

- HS thực hiện các động tác khởi động: xoay khớp cố tay và ngón tay, khớp cẳng tay và cổ tay, cánh tay, đầu gối.

- Giậm chân tại chỗ, đếm 1 – 2.

2. Phần cơ bản

- Ôn bài thể dục 2 đến 3 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.

Lần 1: GV vừa làm mẫu vừa hô cho HS thực hiện.

Lần 2: GV chỉ hô, HS tự tập. GV quan sát, sửa sai cho HS.

- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải,

quay trái, dồn hàng, dàn hàng.

+ GV cho từng tổ tập hợp và thực hiện các yêu cầu trên. + GV nhận xét chỉnh sửa nếu HS có mắc lỗi.

- Trò chơi: Tâng cầu

+ GV giới thiệu quả cầu. Nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. - HS tập luyện theo tổ. GV theo dõi và giúp đỡ HS.

- GV gọi một số HS thi tâng cầu xem em nào tâng được nhiều nhất. - GV nhận xét.

3. Phần kết thúc:

- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc theo địa hình tự nhiên. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.

- GV cùng HS hệ thống bài học và nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà. Thứ năm, ngày 28 tháng 2 năm 2008

Toán

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ II)

(HS làm bài trên phiếu)

Chính tả TẶNG CHÁU

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- HS chép lại chính xác, không mắc lỗi bài thơ Tặng cháu. Trình bày đúng bài thơ. Tốc độ viết tối thiểu 2 tiếng / 1 phút.

- Điền đúng dấu hỏi hay dấu ngã vào chỗ trống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết nội dung bài viết và bài tập chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bnài cũ: GV yêu cầu HS viết lại từ: trường em, thứ hai.2. Dạy bài mới: 2. Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. * Hướng dẫn HS tập chép

- GV treo bảng phụ viết bài thơ Tặng cháu, yêu cầu 3 HS đọc lại bài thơ. - GV gạch chân những chữ HS dễ viết sai: cháu, mai sau, ra, giúp, nước non. - HS tự nhẩm đánh vần từng tiếng và viết vào bảng con. GV nhận xét và chỉnh sửa.

- HS tập chép vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết.

- GV đọc thong thả từng chữ trên bảng để HS soát lại bài và dùng bút chì gạch chân chữ viết sai rồi sửa lại bên lề vở. GV hướng dẫn HS ghi số lỗi ra lề. - GV thu một số vở chấm tại lớp và nhận xét.

Bài 2b: Điền dấu hỏi hay ngã ?

- GV cho 2 HS đọc yêu cầu bài trong vở bài tập Tiếng Việt. - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK

H: Bức tranh vẽ cảnh gì? - HS tự làm bài.

- Gọi HS chữa bài.

- GV chốt lời giải đúng: quyển vở, chõ sôi, tổ chim.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS viết đúng và đẹp. - Về luyện viết thêm ở nhà.

Tự nhiên và xã hội CON CÁ

I. MỤC TIÊU

Sau giờ học HS:

- Biết tên một số loại cá và nơi sống của chúng. - Nói được tên các bộ phận bên ngoài của con cá. - Nêu được một số cách đánh bắt cá.

- Biết ích lợi của cá và tránh những điều không lợi do cá (không ăn cá độc, cá ươn, thiu, thối, tránh hóc xương).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình SGK. - Con cá thật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV treo tranh vẽ cây gỗ và H: Hãy chỉ các bộ phận của cây gỗ? - GV nhận xét.

2. Dạy học bài mới

* Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.

Hoạt động 1: Quan sát con cá

- Mục đích: HS biết tên con cá mà mình mang đến, HS chỉ được các bộ phận của con cá. Mô tả con cá bơi và thở như thế nào.

- Cách tiến hành:

+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện

H: Tên con cá là gì? Nó sống ở đâu? Chỉ các bộ phận bên ngoài của con cá? …

+ Bước 2: HS làm việc theo nhóm. GV giúp đỡ nhóm yếu. + Bước 3: GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

GV kết luận: Cá có đầu, mình, vây, đuôi. Cá bơi bằng đuôi, bằng vây, và thở bằng mang.

Hoạt động 2: Làm việc với SGK

- Mục đích: HS trả lời được các câu hỏi trong SGK, biết một số cách bắt cá. Biết ăn cá có lợi cho sức khỏe.

- Cách tiến hành:

+ Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi SGK

HS làm việc theo cặp. GV giúp đỡ nhóm yếu.

+ Bước 2: HS trình bày trước lớp. GV cùng HS nhận xét và đánh giá. GV H: Người ta dùng gì để đánh bắt cá?

- GV kết luận: Có rất nhiều cách đánh bắt cá: đánh cá bằng lưới, câu, kéo vó, … Cá có nhiều chất đạm rất tốt cho sức khoẻ. Ăn cá giúp xương phát triển tốt.

Hoạt động 3: Thi vẽ cá

- GV cho HS tự vẽ con cá rồi giới thiệu con cá mình vẽ. - GV cho HS trưng bày và nhận xét đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhấn mạnh nội dung bài học. - Chuẩn bị bài sau.

Thủ công CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (TIẾT 2) I.MỤC TIÊU - HS kẻ được hình chữ nhật. - HS cắt, dán được hình chữ nhật theo 2 cách. II. CHUẨN BỊ

- GV chuẩn bị bài mẫu, 1 tờ giấy kẻ ô

- HS chuẩn bị các dụng cụ để cắt dán, giấy thủ công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 2

1. GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS2. Học sinh thực hành 2. Học sinh thực hành

- GV nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật theo 2 cách.

- GV cho HS thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật (theo các bước đã học) - HS kẻ và cắt rời hình chữ nhật rồi dán vào vở thủ công.

- GV nhắc nhở HS trước khi dán sao cho cân đối, phẳng.

3. Nhận xét, dặn dò:

- GV nhận xét về tinh thần học tập của lớp, sự chuẩn bị đồ dùng kĩ thuật cắt dán.

- HS chuẩn bị giấy màu, giấy vở có kẻ ô, tiết sau cắt dán hình vuông.

Thứ sáu, ngày 29 tháng 2 năm 2008

Tập đọc CÁI NHÃN VỞ

1.Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ khó: quyển vở, nắn

nót, viết, ngay ngắn, khen.

Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy.

2. Ôn các vần: ang, ac: Tìm được tiếng, có vần ang, ac. 3. - Hiểu các từ ngữ trong bài: nắn nót, ngay ngắn. - Biết viết nhãn vở. Hiểu tác dụng của nhãn vở. - Tự làm và trang trí nhãn vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Bộ bút màu để trang trí nhãn vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

TIẾT 1

1.Bài cũ: GV yêu cầu 3 HS đọc thuộc lòng bài Tặng cháu. 2. Dạy bài mới

* Giới thiệu bài: GV dùng trực quan giới thiệu bài tập đọc: Cái nhãn vở. * Hướng dẫn HS luyện đọc

a. GV đọc mẫu bài văn: Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. b. HS luyện đọc

- Luyện đọc tiếng, từ ngữ

+ GV yêu cầu HS đọc các tiếng ở mục T cuối bài tập đọc. GV ghi bảng các từ đó: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.

+ GV cho HS đọc kết hợp phân tích âm vần. HS đọc đồng thanh lại các từ, GV kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm.

Ví dụ: GV hỏi tiếng quyển, viết có âm gì đứng đầu? Vần gì đứng sau? dấu thanh gì?

- Luyện đọc câu:

+ GV cho HS chỉ từng câu yêu cầu HS khá đọc. GV nhận xét cách đọc. Gọi HS đọc lại (cá nhân, đồng thanh). Các câu khác hướng dẫn tương tự. GV két hợp giải nghĩa từ khó: nắn nót, ngay ngắn (GV dùng lời, trực quan).

+ GV cho HS đọc nối tiếp câu (3 lượt). - Luyện đọc đoạn, bài.

+ GV hướng dẫn HS chia đoạn: Bài này có 2 đoạn ( đoạn 1: từ đầu ….. vào nhãn vở; đoạn 2: còn lại)

+ GV yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối đoạn trước lớp.

+ HS luyện đọc đoạn trong nhóm. GV giúp đỡ các nhóm chưa đọc được. + GV gọi HS thi đọc trước lớp.

+ GV lưu ý cho HS đọc đúng, rõ ràng. GV kết hợp chỉnh sửa phát âm. + Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.

* Ôn các vần: ang, ac.

a. GV nêu yêu cầu: Tìm tiếng trong bài có vần ang?

- HS thi đua nhau nêu lên. GV nhận xét, chỉnh sửa. HS phân tích và đọc lại tiếng Giang, trang.

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu trong SGK và đọc: cái bảng, con hạc, bản

nhạc.

- GV giải thích mẫu.

- GV tổ chức cho HS thi đua tìm tiếng ngoài bài chứa vần trên. - GV, HS nhận xét đánh giá.

TIẾT 2

* Tìm hiểu bài đọc và luyện nói a. Tìm hiểu bài đọc

- GV yêu cầu 3 HS đọc 3 câu văn đầu

H: Bạn Gianh viết những gì lên nhãn vở? (Bạn viết tên trường, tên lớp, họ và tên của mình vào nhãn vở)

- GV yêu cầu 3 HS đọc tiếp đoạn còn lại H: Bố khen bạn ấy thế nào?

+ HS trả lời: (Bố khen bạn ấy đã tự viết được nhãn vở).

- GV nêu về tác dụng của nhãn vở và chốt lại nội dung bài học. GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế.

- GV gọi 3 -5 HS đọc lại bài văn.

b. Hướng dẫn HS tự làm và trang trí một nhãn vở - GV hướng dẫn HS cách làm một cái nhãn vở.

- HS quan sát mẫu trang trí rồi suy nghĩ và làm nhãn vở. - GV cho HS trưng bày rồi nhận xét đánh giá.

5. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau: Bàn tay mẹ.

Âm nhạc HỌC HÁT BÀI “QUẢ”(tiếp) GV nhạc dạy Kể chuyện RÙA VÀ THỎ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý mỗi tranh. Sau đó, kể được toàn bộ câu chuyện. Bước đầu, biết kể đổi giọng để phân biệt lời của Rùa, của Thỏ, của người dẫn truyện. 2. Hiểu lời khuyên của câu truyện: Chớ chủ quan, kiêu ngạo. Chậm như Rùa nhưng kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK được phóng to.

Một phần của tài liệu giáo án tuần 25 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w