PHÂN TÍCH BÀI TOÁN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật tra cứu ảnh và ứng dụng vào bài toán kiểm chứng cổ vật (Trang 70)

Với mục đích là lưu trữ hình ảnh của các cổ vật nên thông thường mỗi ảnh cổ

vật chỉ có một đối tượng ảnh duy nhất trên nền ảnh đồng nhất và có màu sắc tương phản rõ rệt để làm nổi đối tượng ảnh.

Chúng ta cũng nhận thấy rằng để so sánh, phân loại cổ vật thì hai đặc điểm quan trọng nhất là hình dạngmàu sắc của đối tượng ảnh.

Các cổ vật thường có các đặc điểm kết cấu rất phức tạp và không phản ánh

được đặc trưng của đối tượng còn bố cục không gian thì rõ ràng là không có ý nghĩa

đối với các trường hợp ảnh chỉ có một đối tượng ảnh.

Từ những phân tích trên có thể áp dụng một số giới hạn sau với bài toán tra cứu cổ vật:

Nhiệm vụ của bài toán là xây dựng hệ thống tra cứu ảnh cổ vật có một số các chức năng sau:

o Khi người sử dụng cung cấp một ảnh mẫu cổ vật cần tra cứu có định dạng thông dụng JPEG, BMP, GIF. Hệ thống có nhiệm vụ tìm kiếm trong một cơ sở dữ liệu ảnh đã có sẵn và cho ra một danh sách tất cả

các ảnh tương tự như ảnh mẫu theo thứ tự ảnh nào được coi là giống với ảnh mẫu hơn thì được xếp phía trên.

o Người sử dụng có thể lựa chọn theo một trong hai đặc điểm để so sánh: so sánh theo màu sắc, so sánh theo hình dạng hoặc kết hợp cả hai đặc

o Người sử dụng có thể thiết lập khoảng cách ngưỡng cho từng đặc điểm: chương trình chỉ trả lại các kết quả mà khoảng cách giữa ảnh kết quả và

ảnh mẫu không vượt quá ngưỡng

o Hoặc người sử dụng có thể qui định số lượng ảnh kết quả trả lại.

Để đơn giản, chúng ta chỉ xét bài toán trong những hạn chế sau:

o Chỉ xét những ảnh có một đối tượng ảnh duy nhất trên nền có màu

đồng nhất.

o Các đối tượng ảnh có hình dạng không quá phức tạp và có đường biên tương đối đơn giản.

o Ảnh có định dạng phổ biến JPG, BMP, GIF, PCX, đã qua khâu tiền xử

lý để loại bỏ nhiễu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật tra cứu ảnh và ứng dụng vào bài toán kiểm chứng cổ vật (Trang 70)