Trƣớc hết, ta có thể hiểu hệ thống ở đây là bao gồm toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin đƣợc kết nối vào mạng nhƣ là bộ định tuyến (Router), bức tƣờng lửa (Firewall), các bộ chuyển mạch (Switch, Hub, Brigde,…), máy chủ (Server), cáp nối mạng (cáp RJ, cáp quang,…), máy in mạng,….
Nhƣ vậy quản trị hệ thống bao gồm từ việc thiết kế, triển khai, nâng cấp và đặc biệt đó là công đoạn duy trì hệ thống mạng. Quản trị hệ thống đƣợc hiểu nhƣ là đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của hạ tầng công nghệ thông tin, theo dõi trạng thái hoạt động các thiết bị mạng, cảnh báo khi có sự cố và có thể tự động khắc phục lỗi. Tất cả công việc đó đều nhằm mục đích hệ thống phần cứng mạng luôn hoạt động tốt.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm quản trị hệ thống đƣợc phát triển để đáp ứng tốc độ phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ. Qua quá trình nghiên cứu một số phần mềm quản trị mạng, có thể liệt kê một số giải pháp quản trị hệ thống mà nó đảm nhiệm:
- Quản trị đƣợc thiết bị mạng của nhiều hãng khác nhau. Vì thực tế cho thấy mạng ngày nay đƣợc tích hợp từ rất nhiều các loại thiết bị của nhiều hãng khác nhau.
- Cho phép hiển thị đƣợc sơ đồ mạng (topology). Với mục đích từ sơ đồ này ngƣời quản trị có thể nắm bắt các thiết bị phục vụ cho công việc phát triển cũng nhƣ sửa chữa các thiết bị khi cần thiết.
- Phát hiện tự động các thiết bị đƣợc thêm mới trên mạng.
- Tự động thông báo cho các thiết bị trên mạng sự thay đổi về kiến trúc hay trạng thái trên mạng.
- Phát hiện lỗi và đƣa ra các cảnh báo thậm chí có thể tự động xử lý một số lỗi nào đó.
- Theo dõi các sự kiện, các tiến trình hoạt động trên mạng.
Đối với nhà quản trị mạng, việc có sự hỗ trợ từ các phần mềm quản trị hệ thống đã giúp nhà quản trị quản trị toàn bộ thiết bị một cách tập trung và khoa học nhất. Tiết kiệm thời gian cũng nhƣ công sức cho ngƣời quản trị đem lại hiệu quả cao trong công việc.