CBTD có trách nhiệm
- Phân tích chất lượng tín dụng, phân loại khoản vay theo nguyên tắc thuộc phần 2 núi trờn để đưa ra kế hoạch kiểm tra, phòng ngừa và xử lý.
- Kiểm tra sau khi cho vay: mức độ tuân thủ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn
Các cấp quản lý của cán bộ cho vay, đặc biệt là cấp quản lý trực tiếp chủ động ngăn ngừa, phát hiện những mối quan hệ bất bình thường giữa cán bộ cho vay và khách hàng; sự trung thực trong những báo cáo về khoản vay do cán bộ quản lý khoản vay đệ trình; tinh thần trách nhiệm với công việc.
CBTD tiến hành thu thập và xử lý thông tin phòng ngừa từ hệ thống thông tin và phòng ngừa rủi ro của Trung tâm PN & XLRR NHNo & PTNT VN hoặc thông tin phòng ngừa rủi ro của NHNN VN (CIC).
•Quy trình theo dõi và xử lý các khoản vay có vấn đề của Chi nhánh Thăng Long
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý nợ có vấn đề Phòng ngừa Phát hiện Thu thập thông tin Phân tích tình hình Kế hoạch hành động Xử lý dựa trên thương thảo
Thanh lý Thu tài sản
bảo đảm Đưa ra toà án kinh tế Xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro
Bước 1. Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề
Nhận biết các nguyên nhân từ phiỏ khách hàng, ngân hàng và các yếu tố khách quan
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ các khoản vay có vấn đề:
Bao gồm kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ TSĐB
Bước 3. Gặp gỡ khách hàng
Nhằm tìm kiếm sự hợp tác từ ban giám đốc của khách hàng để khôi phục lại sức mạnh doanh nghiệp. Ngân hàng yêu cầu những thông tin như: báo cáo tài chính; dự báo doanh số bán hàng; dự báo dòng tiền… nhằm tìm ra kế hoạch hành động phù hợp.
Bước 4. Lập kế hoạch hàng động
Khi tiếp nhận và phân tích những thông tin theo yêu cầu thì CBTD (Cán bộ phòng quản lý nợ có vấn đề) phải chủ động tìm kiếm để xác nhận liệu giả định sau cú đỳng khụng:
- Mặc dù cú những vấn đề phát sinh thì thực tế và trong tương lai, khách hàng vẫn là một doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt.
Xử lý dựa trên thương
- Vẫn theo đường lối hợp tác, ngân hàng vẫn nên tiếp tục hỗ trợ khách hàng vay vốn trong khi trục trắc đang được chỉ ra.
Những vấn đề chính cần được nêu trong kế hoạch hành động này: - Những vấn đề của khoản vay là gì
- Giải pháp để xử lý vấn đề này
- Cách thức thực hiện những giải pháp này - Những mục đích có thể sẽ đạt được
Bước 5. Thực hiện kế hoạch
Tiếp xúc với khách hàng
Thỏa ước các vấn đề:
- Những gì kế hoạch này sẽ đạt được - Lịch trình để hoàn thành kế hoạch
- Những mốc kết quả hoạt động cần đạt được theo từng thời kỳ - Kế hoạch sẽ được thực thi như thế nào
- Những mục tiêu giảm nợ (nếu có thể) là gì? Tư vấn giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn
Để hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch, ngân hàng cũng cần tư vấn cho khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh. Cụ thể nhằm vào những hướng sau:
- Mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm - Đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản phẩm mới
- Thay đổi chiến lược tiêu thụ sản phẩm - Loại bỏ một số hoạt động không sinh lời
- Bán bớt tài sản, bán bớt một phần doanh nghiệp, v.v..
Bước 6. Quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch
Công việc quản lý và theo dõi bao gồm:
- Theo dõi kết quả tài chính hàng tháng và bất kỳ điều khoản và/hoặc các tỷ số tài chính được đưa ra như là một điều kiện chấp nhận kế hoạch.
- Quản lý những kết quả đạt được của những mục tiêu khác đặt ra trong kế hoạch này
Đối với những trường hợp có mức độ rủi ro cao hơn, thì quá trình nêu trên sẽ nên tập trung vào những điểm sau:
độ rủi ro được cập nhật
- Tình hình tiến triển đạt được trong việc cải thiện chất lượng tín dụng - Đỏnh gớa bất kỳ sự thay đổi nào cần thiết cho kế hoạch chiến lược - Xem xét lại những số liệu tài chính và những dự báo
Kết quả cuối cùng có đạt được của mọi kế hoạch dạng này là sự loại bỏ những vấn đề khó khăn của khách và giảm thiểu rủi ro tín dụng, thông thường trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng (có thể thay đổi tùy theo điều kiện thực tế).
•Phương pháp xử lý
Tại bất kỳ giai đoạn nào của kế hoạch, tuỳ theo từng tình hình cụ thể (sự tiến triển hay diễn biến tiêu cực của kế hoạch), CBTD cần trình lên TPTD và lãnh đạo ngân hàng một hoặc đồng thời nhiều hướng giải quyết sau một cách ngay lập tức:
Hướng xử lý tổ chức khai thác
Bổ sung tài sản bảo đảm
- Khoản vay có biểu hiện bất ổn, nguồn thu là không rõ ràng, tài sản bảo đảm có độ khả mại thấp, thấp hơn giá trị khoản vay, có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm.
- Có sự thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng tín dụng.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định coi như phần bổ xung trong hợp đồng tín dụng.
Chuyển nợ quá hạn
CBTD xác minh những lý do xin gia hạn là không hợp lệ. Đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, bám sát nguồn thu để thu nợ.
Trường hợp khách hàng có nợ quá hạ đã được lãnh đạo có quyết định xử lý, CBTD cùng TPPTD thực hiện quyết định của lãnh đạo:
- Phối hợp với phòng kế toán để có biện pháp trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ khi có số dư.
- Lập ủy nhiệm nhờ thu qua các tổ chức tín dụng mà khách hàng mở tài khoản. - Yêu cầu người bảo lãnh trả thay.
- Phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu nợ. - Thực hiện các biện pháp khác để thu hồi nợ.
Khoanh nợ, xóa nợ
Trường hợp sau khi áp dụng cỏc biờn phỏp mà không thu hồi được nợ, trên cơ sở những văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước về khoanh, xóa nợ,
CBTD theo dõi, rà soát điều kiện để tập hợp hồ sơ khoanh, xóa nợ, báo cáo TPTD để trình lãnh đạo xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định. Nếu lãnh đạo xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định. Nếu lãnh đạo phê duyệt, CBtD chuyển hồ sơ cho phòng kế toán hạch toán và thông báo cho khách hàng biết.
Xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay
NHNo & PTNT VN xử lý TSBĐ tiền vay trong các trường hợp sau:
- Khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Khách hàng phải trả nợ trước hạn do vi phạm các thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Khách hàng vay là doanh nghiệp bị giải thể, không trả được nợ (dù chưa đến hạn) và không chủ động xử lý TSBĐ tiền vay.
- Khách hàng là doanh nghiệp bị chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ
- Khách hàng vay được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản, nhưng bên thứ ba không thực hiện đúng cam kết.
Các phương thức xử lý TSBĐ
- Bán TSĐB tiền vay (trừ TSĐB là quyền sử dụng đất và tài sản khác mà Pháp luật quy định phải được bán tại Tổ chức bán đấu giá chuyên trách).
- Ngân hàng nhận chính TSĐB tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo.
- Ngân hàng nhận trực tiếp các khoản tiên hoặc tài sản của bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc bán tài sản để trả nợ cho khách hàng vay.
Tổ chức thực hiện xử lý bảo đảm tiền vay để thu nợ
- Tiến hàng thương thảo biện pháp, phương pháp bán TSĐB tiền vay theo cam kết trong hợp đồng.
- Ngân hàng, khách hàng hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân bán đấu giá tài sản.
- Ngân hàng có quyền xử lý tài sản: + Trực tiếp bán cho người mua
+ Ủy quyền cho tổ chức, cá nhân bán đấu giá.
+ Nhận tiền hoặc tài sản của bên bảo lãnh trả thay cho khách hàng. + Ủy quyền cho tổ chức, cá nhân bán đấu giá.
+ Nhận chính TSĐB tiền vay để thay cho nghĩa vụ trả nợ
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, Chi nhánh thực hiện theo quy định trong hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay đã ký với khách hàng, quy định của pháp luật và hướng dẫn của Hội sở chính.
Đánh giá lại TSBĐ:
- Tình trạng tài sản thế chấp, cầm cố - Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố
- Khả năng bán, thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố Chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp
- Ngõn hàng cử đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp, tham gia quản lý điều hành hoạt động kinh doanh theo thỏa thuận theo tỷ lệ vốn góp nhằm theo dõi sát sao từng biểu hiện bất thường về những khoản vay cần theo dõi; tư vấn giúp đỡ khách hàng khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả của sử dụng vốn; đưa ra quyết định xử lý kịp thời với những diễn biến đang xảy ra, hạn chế tối đa tổn thất.
- Ngõn hàng cũn có thể tham gia góp vốn qua hình thức mua cổ phần, liên doanh hoặc chuyển đổi nợ thành vốn góp.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ ngăn ngừa và xử lý khoản vay có vấn đề
Hàng năm Hạng I Hạng II Hạng III Hạng IV Hạng V Hạng VI Hạng VII Tổ chức khai thác Thanh lý Biện pháp xử lý Chế độ kiểm tra và phòng ngừa rủi ro KHOẢN VAY
6 tháng
3 tháng
1 tháng
Theo yêu cầu Nợ
có vấn đề
2.4 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Long
2.4.1 Những kết quả đạt được
Qua quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT Chi nhánh Thăng Long cho thấy những kết quả mà Chi nhánh đạt được có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động tín dụng với chất lượng tín dụng tốt, công tác quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ và hiệu quả.
Hoạt động tín dụng tăng trưởng ở mức cao mặc dù chịu áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường. Chi nhánh đã tận dụng được những lợi thế về hệ thống cỏc phũng giao dịch, công nghệ ngân hàng trực tuyến và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú đa dạng để chiếm lĩnh thị trường.
Chi nhánh đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong công tác tín dụng là đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, đổi chất và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với việc năng cao chất lượng tín dụng, coi chất lượng tín dụng quyết định đến kết quả kinh doanh đồng thời thực hiện giải pháp chỉ đạo chặt chẽ.
Công tác phòng quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh được đặc biệt quan tâm. Chi nhánh luôn tuân thủ các quy định của NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn tín dụng, cơ cấu dự nợ cũng được điều chỉnh phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động nhằm hạn chế rủi ro. Chính sách tín dụng được xây dựng một cách nghiêm túc và chặt chẽ.
Chi nhánh thực hiện thường xuyên rà soát, phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn vay của từng khách hàng, từ đó nhằm xây dựng hạn mức tín dụng cho từng khách hàng tạo thế ổn định tăng trưởng dư nợ. Xác định mức vốn đầu tư phù hợp với trình độ quản lý của từng khách hàng và đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng. Ngoài ra Chi nhánh còn tư vấn cho khách hàng phương hướng kinh doanh đúng đắn nhằm tránh được rủi ro.
Phân tích thẩm định đánh giá hiệu quả kinh tế của từng dự án sau đầu tư để tiếp tục có chính sách đầu tư hoặc thu hồi vốn tín dụng kịp thời. Kiên quyết không hạ thấp, nới lỏng các điều kiện tín dụng để mở rộng dư nợ, giảm dần và cưong quyết không cho vay đối với khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh không ổn định, tình hình tài chính yếu kém, thua lỗ triền miên, nợ nhiều ngân hàng…việc thẩm định, tái thẩm định các dự án, phương án phải được tiến hành độc lập từng thành viên sau đó dưa ra hội đồng tin dụng bàn bạc để đi đến thống nhất quyết định cho vay.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, cử cán bộ cho vay thâm gia cỏc khoỏ học nghiệp vụ tín dụng do ngân hàng cho vay tổ chức để không ngừng nâng cao trình độ thẩm định phương án, dự án đầu tư cho cán bộ tín dụng.
Thực hiện nghiêm túc thông báo về tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm bằng tài sản của NHNN & PTNT Việt Nam theo từng thời kỳ. Trên cơ sở của kết quả phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ban giám đốc đã chỉ đạo các chi phòng giao dịch trực thuộc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay cụ thể với từng khách hàng.
Những kết quả Chi nhánh đạt được chứng tỏ những biện pháp mà Chi nhánh đang áp dụng trong công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đó cú những tác dụng nhất định, chất lượng tín dụng được nâng cao và được nhìn nhận đánh giá đúng bản chất.
2.4.2 Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chi nhánh vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.
- Hệ thống thông tin khách hàng chưa hoàn thiện
- Công tác kiểm toán nội bộ giữ một vai trò quan trọng trong quản trị ngân hàng nhưng đôi khi chưa thể hiện được hết vai trò và trách nhiệm của mình. Công tác kiểm tra, kiểm soát mới dùng ở khâu phát hiện, vấn đề điều chỉnh sau kiểm tra chưa được kịp thời. Phòng kiểm tra cần tích cực tham mưu cho ban giám đốc trong việc khắc phục và xử lý sau thanh tra, kiểm tra.
- Hiểu biết của một số cán bộ tín dụng mới làm việc về rủi ro tín dụng còn hạn chế. Do vậy công việc tư vấn cho khách hàng ít nhiều gặp khó khăn trong quá trình kiểm tra trước và sau khi cấp tín dụng.
- Các biện pháp áp dụng trong việc sử lý nợ chưa phong phú và đa dạng. Cần bổ sung thêm một số biện pháp khác để nâng cao hiệu quả hơn cho công tác xử lý nợ quá hạn.
2.4 Nguyên nhân
2.4.1 Nguyên nhân khách quan từ môi trường
•Rủi ro do sự thay đổi của môi trường tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh
Việt Nam là nước nông nghiệp với thế mạnh về các mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều… và có tỷ trọng xuất khẩu cao hàng năm. Bên
cạnh đú cũn cú ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm chế biến thủy hải sản. Đặc điểm của ngành nghề này là rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và dịch bệnh. Trong những năm qua, dịch cúm gia cầm và thiên tai bão lũ diễn ra thường xuyên