Đặc tính: Nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao vì chứa lượng lớn phosphat, nitrat, protein, chất rắn lơ lửng, chất béo (mỡ cá…) Ngoài ra còn có các chất vô cơ như bụi, cát, sạn và hóa chất khử trùng (Chlorine).
• Hiện trạng, nguồn gốc phát thải:
được xem là nguồn nước thải chính của công ty. Ngoài ra, nước thải còn có nguồn gốc từ:
Nước thải sinh hoạt từ các phòng ban, khu vệ sinh công nhân… Nước mưa chảy tràn trên bề mặt kéo theo bụi bẩn, chất thải…
Nước từ quá trình làm mát dàn ngưng của thiết bị làm lạnh, cấp đông ( nước thải này được tuần hoàn tái sử dụng).
Theo số liệu thu thập thì lượng nước sử dụng cho 1 tấn thành phẩm của công ty là 15m3. Trung bình mỗi ngày đêm công ty thải ra 1260m3 nước thải (theo báo cáo kĩ thuật xây dựng hệ thống XLNT cải tạo công suất 1200m3/ngày đêm) .
• Biện pháp quản lí hiện tại:
Biện pháp xử lí chủ yếu của công ty là xây dựng và bảo đảm hoạt động của hệ thống XLNT công suất 1200m3/ ngày đêm để xử lý nguồn nước thải từ quá trình sản xuất, vệ sinh phân xưởng. Hiện nay nước thải sinh hoạt cũng được đưa vào xử lý chung với nước thải sản xuất.
Sơ đồ công nghệ xử lí nước thải của công ty được thể hiện ở hình sau:
Trang 42
Tách mỡ Tuyển nổi
Bể thu gom Nước Thải
Hình 4.2.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại công ty CP Thủy Sản Vinh Quang Bể điều hòa Hóa chất chỉnh pH Bể kị khí Bể Aerotank 1, 2 Bể lắng ngang Bể Aerotank 3 Bể lắng li tâm Hóa chất khử trùng Bể khử trùng TXLTT KCN
• Thuyết minh quy trình
Nước thải từ các nguồn thải khác nhau sẽ theo hệ thống đường dẫn chung tới hệ thống xứ lý chung, nguồn thải qua hệ thống hố thu phải qua song chắn rác đặt tại hố thu gom. Song chắn rác sẽ gạt rác có kích thước lớn trên đường dẫn từ nơi thải đến hố thu gom. Định kì rác được tập trung lại đưa đến các thùng rác vận chuyển đến bãi vệ sinh thích hợp, cũng tại đây mỡ được tách ra khỏi nước nhờ công nhân dùng vợt hớt lớp mỡ nổi phía trên. Sau khi qua khỏi song chắn rác, nước thải được 2 bơm bơm luân phiên vào bể tuyển nổi.
Tại bể tuyển nổi, đầu ra của bể được bơm cấp vào bồn tạo áp, thời gian lưu tại bồn là 1 – 3 phút. Tại bồn tạo áp, không khí và nước thải được bơm vào bồn dưới áp lực của bơm tạo áp, không khí được nén vào trong nước thải, nước thải sau khi nén khí ra khỏi bồn tạo áp được châm vào đầu vào của bể tuyển nổi, khi vào bể tuyển nổi không khí nén được tách khỏi nước thải và chuyển động lên phía trên, trong quá trình đi lên không khí kéo theo những hạt cặn có trong nước thải và nổi
lên mặt nước, ván nổi trên mặt được gom vào máng của bể tuyển nổi và được đưa vào bể chứa bùn, nước thải sau bể tuyển nổi sẽ tự chảy vào bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, nước thải kết hợp với thổi khí nhằm mục đích: - Ổn định lưu lượng dòng chảy, nồng độ chất bẩn và pH.
- Giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn phía sau, tránh hiện tượng quá tải.
- Làm thoáng sơ bộ nước thải, hạn chế tình trạng sa lắng cặn. - Bay hơi các hóa chất dễ bay hơi trong nước thải.
Sau khi đã ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, 02 bơm hoạt động luân phiên bơm nước thải qua bể sinh học kị khí rồi tự chảy vào bể Aerotank.
Nước thải sau bể điều hòa được bơm vào bể sinh học kị khí, dòng nước đi từ dưới lên qua lớp bùn sinh học kị khí, quá trình phản ứng xảy ra là kết quả của sự tiếp xúc giữa nước thải và bùn kị khí. Trong bể các vi sinh vật liên kết lại với nhau và hình thành các hạt bùn đủ lớn để không bị trôi ra khỏi bể, bùn được thải ra ngoài 3- 6 tháng/ lần, khí sinh học sinh ra trong quá trình xử lý được ống dẫn khí thu gom và thải bỏ thích hợp, thời gian lưu nước trong bể là 0,5 – 1 ngày, hiệu quả xử lý của bể kị khí từ 80 -90%, nước thải sau bể kỵ khí tự chảy sang Aerotank.
Nước thải vào bể Aerotank kết hợp với bùn hoạt tính tuần hoàn và một số chủng vi sinh vật đặc hiệu cho quá trình phân hủy hiếu khí. Không khí được đưa
vào tăng cường bằng máy thổi khí AB cấp khí qua hệ thống phân phối khí AD ở đáy bể, đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn lớn hơn 2mg/l.
Tại bể lắng ngang 1, nước thải được phân phối ở đầu bể lắng nhờ tấm hướng dòng, thời gian lưu nước trong bể này là 1.5 – 2.5h, trong quá trình chuyển động của nước thải trong vùng lắng của bể lắng, bùn có tỷ trọng lớn hơn sẽ tách ra khỏi nước thải và lắng xuống đáy, phần bùn lắng một phần được bơm vào bể Aerotank để duy trì mật độ vi sinh trong bể, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
Tại bể lắng ngang 2, nước thải từ bể lắng ngang tự chảy vào ống trung tâm hướng dòng của bể lắng 2 nhằm phân phối đều nước nước thải khi ra khỏi ống trung tâm, tại vùng lắng diễn ra quá trình lắng ly tâm, do bùn cặn có tỷ trọng lớn trong nước thải sẽ tách ra khỏi nước thải nhờ lực li tâm, cặn được tách ra và lắng xuống đáy bể, sau đó được hệ thống thu gom bùn, thanh gạt gom vào hố thu của bể lắng li tâm, thời gian lắng tại bể lắng li tâm từ 2 – 2.5h, vận tốc chuyển động trong vùng lắng 0.5 – 0.8m/s, bùn hoạt tính và sinh khối vi sinh vật lắng động tại hố thu gom của đáy bể được máy bơm bùn bơm hoàn lưu về bể sinh học hiếu khí và phần bùn dư bơm về bể phân hủy bùn.
Nước sau khi lắng cho chảy tràn sang đập tràn vào máng thu nước chảy tự nhiên sang bể khử trùng.
Cuối cùng là giai đoạn khử trùng ở bể tiếp xúc với Chlorine. Chlorine được bơm định lượng DP cấp vào nước. Bể tiếp xúc có nhiều vách ngăn, tạo đường đi dài và thời gian tiếp xúc Chlorine với nước thải. Thời gian lưu nước trong bể, là từ 10 – 30 phút.
Bảng 4.2.2: Kết quả giám sát nước thải tại đầu ra sau hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty ngày 21/3/2013
STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả