RONG UNDA UNDARIA UNDARIA

Một phần của tài liệu Chương 4 - Kỹ thuật trồng rong chiết xuất algin (Trang 34 - 39)

2. RONG UNDA UNDARIAUNDARIA. .

2.1. Đặc điểm sinh học.

2.1.1. Phân loại và phân bố.

Hệ thống phân loại: Ngành Phaeophyta Lớp Phaeosporeae Bộ Laminariales Họ Laminariaceae Giống Undaria Danh pháp:

Undaria gồm 3 loài là U. pinnatifida, U. undarioides U. peteroseniana.

Phân bố:

Rong Unda phân bố ở vùng bờ biển ôn đới Đông Bắc Á. Ngoài ra, còn được phát hiện ở Pháp và New Zealand. Rong mọc trên đá, rạn ở độ sâu 1-8 m dưới triều.

Phiến lá

Gân lá Lá bào tử

2.1.2. Hình thái cấu tạo.

• Cây rong có phiến phân chia theo kiểu lông chim, có gân

giữa. Cuống rong dẹp, bàn bám có dạng rễ giả.

• Chiều dài thân rong từ 1-2 m, chiều rộng từ 0,6-1,0 m.

• Rong có màu nâu đen hoặc xanh nâu.

• Khi trưởng thành, lá bào tử gấp lại và lượn sóng, hình thành ở hai bên cuống lá.

• Có hai dạng cây là cây phương Nam và cây phương Bắc. Cây phương Bắc có cuống dài hơn, lá bào tử ở vị trí thấp hơn, phân cắt sâu hơn.

2.1.3. Sinh sản – vòng đời.

Sinh sản:

cây sinh sản chủ yếu theo hình thức vô tính và hữu tính.

Vòng đời:

– Cây bào tử trưởng thành mang lá bào tử. Túi bào tử sẽ được hình thành trên lá bào tử lúc thành thục. Quá trình giảm phân trong các túi bào tử hình thành nên bào tử động có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

– Các bào tử động chín muồi được phóng ra khỏi cơ thể mẹ và phát triển hình thành nên cây giao tử đực và cây giao tử cái.

– Cây giao tử đực thành thục hình thành nên túi tinh tử chứa các tinh tử. Túi trứng được hình thành trên cây giao tử cái thành thục, trong túi trứng có chứa trứng.

– Cây giao tử thành thục phóng thích ra tinh tử. Tinh tử kết hợp với trứng hình thành nên hợp tử. Hợp tử phát triển hình thành nên cây bào tử.

2.2. Kỹ thuật nuôi trồng.

2.2.1. Lựa chọn vị trí.

Một phần của tài liệu Chương 4 - Kỹ thuật trồng rong chiết xuất algin (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(45 trang)