2 Kết cấu luận văn
2.2.1 Khái niệm và mối quan hệ với các nghiên cứu trước
Như đã đề cập trong phần giới thiệu, mục đích nghiên cứu của luận văn này là thiết kế một hệ thống cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán di động sử dụng thiết bị đầu cuối WAP với chức năng mật mã chuẩn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhu cầu của hệ thống này. Thứ nhất, có lẽ cách khả thi nhất để có thể thực hiện giao dịch thanh toán một cách bảo mật là thông qua mã khoá công khai. Mặt khác, với cơ sở bảo mật hiện nay, hệ thống hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ khắp nơi và không ngừng phát triển. Phương thức dựa trên thẻ Chip như HST và EMV cũng là một
giải pháp cho nhu cầu này, nhưng để thực hiện được thì cần triển khai một hệ thống máy đọc thẻ rộng khắp. Cuối cùng, một thế hệ mới các thiết bị di động đầu cuối kết nối với chức năng tạo chữ ký thông thường (WAP 1.2.1 cùng với WIM) đang là một giải pháp. Điều này tạo ra một khả năng để xây dựng một cơ sở vật chất cho hệ thống thanh toán dựa trên PKI, phương pháp này không đỏi hỏi một biện pháp kết nối nào (ví dụ đầu đọc thẻ cho ICCs và giao thức đóng được xác nhận bởi một công ty thẻ tín dụng), xử lý chữ ký hay chức năng và dịch vụ PKI.
Hệ thống được trình bày trong phần này không vừa với bất kỳ một mô hình kinh doanh phân loại được trình bày ở phần 1.2, Thanh toán điện tử. Lý do là mục đích nghiên cứu của luận văn này không phải là tạo ra một hệ thống nhằm thu lợi nhuận mà để tạo ra một dòng hệ thống cho phép uỷ quyền thanh toán.
Hình 5 mô tả khái niệm Hệ thống thanh toán di động dưới hình thức sơ đồ thứ tự từ góc độ của người thanh toán. Quá trình luân chuyển tiền không được đề cập ở đây, bởi vì Hệ thống thanh toán di động không thực sự xử lý hoạt động chuyển tiền mà chỉ đăng ký và chuyển quyền thanh toán hợp lệ.
Mục đích cuối cùng vẫn là tiền được chuyển từ tài khoản của người này sang người khác và đề tài nghiên cứu này không có tham vọng triển khai một quá trình chuyển tiền hoàn chỉnh.
Hình 5: Sơ đồ khái niệm Hệ thống thanh toán di động