I.Tổng quan về lực lượng lao động nông thôn Việt Nam 1.Số lượng lao động

Một phần của tài liệu Chất lượng lực lượng lao động nông thôn- thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

1.Số lượng lao động

1.1.Quy mô lực lượng lao động

Theo tổng cục thống kê, dân số cả nước năm 2008 là trên 86 triệu người, trong đó dân số nông thôn là 62,2 triệu người. Như vậy về cơ bản nông thôn vẫn là địa bàn cư trú của đại bộ phận dân cư Việt Nam. Trong gần hai thập kỷ qua, tỷ trọng dân cư nông thôn trong tổng dân số vẫn ở mức cao và tốc độ giảm rất chậm. Nếu như năm 1996 dân cư nông thôn chiếm 78,9% tổng dân số thì đến năm 2007 là 72,6% và năm 2008 là 72,1%. Về số tuyết đối, dân cư nông thôn có tốc độ tăng bình quân hàng năm là 0,62%/ năm nhưng về tỷ trọng dân cư nông thôn so với tổng dân số cả nước đã giảm được 6,4 điểm phần trăm trong giai đoạn 1996- 2008.

Do cơ cấu dân số Việt Nam thuộc diện trẻ nên lực lượng lao động nói chung và lao động nông thôn tăng đều với quy mô tương đối lớn. Lao động nông thôn đã tăng từ 28 triệu người năm 1996 lên trên 34,8 triệu người năm 2007 đưa tốc độ tăng bình quân hàng năm lên tới 2%, cao hơn nhiều tốc độ tăng bình quân hàng năm (0.62%/năm) của dân số nông thôn. Quy mô hàng năm có trên nửa triệu người dân nông thôn đến tuổi tham gia vào lực lượng lao động đã làm cho tỷ lệ lao động trong dân số nông thôn tăng đáng kể từ 48,5% năm 1996 lên 56,4% năm 2007.

Nguồn: Tính toán từ số liệu niên giám thống kê và điều tra lao động và việc làm.

Xu hướng chung cho thấy cả dân số và lao động nông thôn đều tăng nhưng tốc độ tăng của lao động nhanh hơn tốc độ tăng của dân số nông thôn.

Tỷ trọng dân số nông thôn so với tổng dân số cả nước trong giai đoạn 2000- 2008 giảm chậm. Điều đó do một số nguyên nhân, trong đó chủ yếu do tốc độ đô thị hóa thu hẹp khu vực nông thôn ở mức độ nhất định bằng các quyết định hành chính và do quá trình di cư nông thôn ra thành thị diễn ra phổ biến trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, việc phân bố dân cư và lao động cũng như cơ cấu về giới tính người lao động tại các vùng nông thôn cũng rất khác biệt, cụ thể: dân cư nông thôn tập trung chủ yếu tại đồng bằng, chỉ tính riêng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông cửu Long đã chiếm gần 45% tổng dân số nông thôn, trong đó mỗi vùng chiếm trên 22%, tiếp theo là vùng Bắc Trung Bộ với trên 15% tổng dân cư nông thôn. Tây Bắc là vùng chỉ chiếm chưa tới 4% tổng dân số nông thôn, tiếp theo là Tây Nguyên với gần 6% tổng số dân cư nông thôn đang sinh sống. Việc phân bổ và bố trí dân cư không đồng đều theo quy mô diện tích của các vùng, theo thành phần dân tộc, theo trình độ học vấn, theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và theo phong tục, tập quán khác nhau có ảnh hưởng rất lớn tới việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm trên từng địa bàn.

Bảng: Dân số và lao động khu vực nông thôn tính đến 1/8/2007

Đơn vị: Người

Nhân khẩu Lực lượng lao động Tổng số Trong đó nữ Tổng số Trong đó nữ Khu vực nông thôn 6217178 31615413 34848813 16967405 ĐB sông Hồng 13815352 7109088 8098578 4178015 Đông Bắc 7781145 3938296 4466219 2249289 Tây Bắc 2281918 1142812 1288792 647416 Bắc Trung Bộ 9346547 4760269 4957259 2497118 Nam Trung Bộ 5017732 2571405 2718230 1333559 Tây Nguyên 3561275 1757977 1890270 911566 Đông Nam Bộ 6373194 3205088 3397217 1559568 ĐB sông Cửu Long 13994621 7130477 8032246 3590875

Mức độ tham gia lực lượng lao động của các vùng cũng khác nhau, ĐBSH và ĐBSCL là hai vùng có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất, đạt tương ứng 58,6% và 57,4%. Thấp nhất là các vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chỉ đạt 53%. Không chỉ khác nhau về vùng mà mức độ tham gia lực lượng lao động của nam giới và nữ giới cũng khác nhau. Và thường là mức độ tham gia lực lượng lao động của nam giới cao hơn so với nữ giới. Tỷ lệ tham gia của nam cao hơn tỷ lệ tham gia của nữ (tương ứng là 58,5% và 53,7%). Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ nam tham gia cao nhất nhưng đồng thời cũng là vùng có tỷ lệ nữ tham gia thấp đứng thứ nhì sau Đông Nam Bộ (tương ứng là 64,7% và 50,4%).

Lao động nông thôn chiếm tới ¾ lao động cả nước nhưng lại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Kết quả, nhiều lao động mất đất, hoặc thiếu đất dẫn đến dư thừa lao động và thiếu việc làm. Thu nhập của lao động nông nghiệp vì thế mà thấp và thất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao. Đây chính là lí do khiến tỷ lệ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Các bằng chứng cho thấy, lao động không hưởng lương mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm 44.8% trong tổng lao động nông thôn vào năm 2006 (so với 51.8% năm 1996), trong đó lao động làm nông nghiệp là chủ yếu. Tiếp đến là lao động tự làm chiếm 39.6% và có xu thế tăng nhưng rất chậm (so với 36.4% năm 1996). Chiếm tỷ lệ thấp nhất là lao động làm công ăn lương (15%), nhóm này tham gia thực sự vào thị trường lao động và chủ yếu ở khu vực phi chính thức hoặc khu vực tư nhân (97% năm 2006) nên thu nhập thường không ổn định và thấp. Bên cạnh đó các kênh thông tin việc làm và giao dịch ở nông thôn chưa phát triển, người lao động tìm việc chủ yếu thông qua người trong gia đình, họ hàng hay bạn bè thân quen, các kênh giao dịch trên thị trường cũng như vai trò của các tổ chức giới thiệu việc làm dường như mờ nhạt ở khu vực nông thôn, không tạo được sự quan tâm của số động người lao động.

Hình: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong nông thôn.

Một phần của tài liệu Chất lượng lực lượng lao động nông thôn- thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w